Thực trạng về các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố nam định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 72 - 75)

THPT thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp

2.4.1. Môi trường pháp lý

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được ban hành phù hợp, có tham chiếu với những quy định đối với nhà giáo trong các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam, trực tiếp là các văn bản sau:

- Luật Giáo dục 2005, đặc biệt các Điều 70 (có liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo), Điều 75 (các hành vi nhà giáo không được làm).

- Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội.

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”

- Điều lệ trường Trung học và trường phổ thơng có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 67/2007/QĐ – BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Giáo dục và Đào tạo (ngạch giáo viên trung học và ngạch giáo viên trung học cao cấp).

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

- Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Gíao dục & Đào tạo về việc ban hành quy định đạo đức nhà giáo.

Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. Ngày 09 tháng 02 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện tới các Sở, các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trong toàn quốc. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã phối hợp với Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, Dự án phát triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục & Đào tạo) tổ chức tập huấn triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trên phạm vi cả nước.

Tháng 8 năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Nam Định đã triển khai tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý của Sở, các Phòng GD&ĐT huyện/thành phố, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT và THCS trong tỉnh. Sau các đợt tập huấn, cán bộ quản lý các trường chịu trách nhiệm tập huấn cho giáo viên của trường mình. Từ năm học 2011-2012 trở đi các cơ sở giáo dục trong tỉnh đã tiến hành đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Như vậy, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được thực hiện với một môi trường pháp lý thuận lợi. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được xây dựng phù hợp và tham chiếu với những quy định đối với nhà giáo trong các văn bản pháp quy hiện hành ở Việt Nam (như đã trình bày ở trên). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (2008) và những kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học do Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN tiến hành trong năm 2007 và năm 2008. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được triển khai đồng bộ cả từ hệ thống văn bản chỉ đạo đến việc hướng dẫn tổ chức thực hiện.

2.4.2. Môi trường sư phạm

Các trường THPT công lập thành phố Nam Định đều được thành lập từ khá lâu (35 năm trở lên), là những ngơi trường có bề dầy truyền thống, ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể từ tỉnh đến thành phố. Đặc biệt, truyền thống hiếu học, văn hiến và khoa bảng của “đất học” Nam Định, đã và đang là động lực to lớn cho các trường phát triển.

Được sự nhất trí của UBND tỉnh Nam Định, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT và thành phố Nam Định, 4 trường THPT đại trà đã và đang thực hiện lộ trình xây dựng thành trường chất lượng cao của tỉnh và trường đạt chuẩn quốc gia:

- Trường THPT Trần Hưng Đạo - trường chuẩn quốc gia: phấn đấu đến năm 2015, xây dựng thành trường chất lượng cao trọng điểm của tỉnh.

- Trường THPT Nguyễn Khuyến: phấn đấu đến năm 2013, xây dựng thành trường chuẩn quốc gia.

- Trường THPT Ngô Quyền: đã đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nỗ lực phấn đấu về chuyên môn để đến năm 2013 được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Trường THPT Nguyễn Huệ đã xây dựng kế hoạch, nhưng cần được sự quan tâm tích cực của UBND thành phố (về đất đai) để có khn viên mới phù hợp với một nhà trường có quy mơ 24 lớp, hơn 1000 học sinh. Từ đó, có kế hoạch phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Đội ngũ giáo viên các trường khu vực thành phố có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ cao: 11,98%. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, có nhiều thành tích trong nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tuy nhiên, các trường THPT thành phố Nam Định cũng có một số khó khăn. Khn viên nhà trường cịn hạn hẹp nên khơng đủ diện tích để xây

dựng các phòng chức năng, thiếu sân tập cho học sinh… Một số trường khơng đủ diện tích đất theo quy định nên chưa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác quản lý, giáo dục học sinh khó khăn hơn các trường thuộc khu vực nơng thơn, vì mơi trường giáo dục ở thành phố khá phức tạp... Việc quản lý con em của nhiều gia đình phụ huynh chưa chặt chẽ. Cơng tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chưa thật thường xuyên nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố nam định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)