CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của việc dạy học bài thơ “Tràng giang” ở
1.2.2. Kết luận về thực trạng
* Kết quả khảo sát
- Về phía giáo viên:
Các giáo viên ở trƣờng THPT Nam Duyên Hà khi đƣợc phỏng vấn đã tâm sự: Bài thơ Tràng giang là một bài thơ hay, nhƣng để chuyển tải cái hay đó đến học sinh là điều khơng đơn giản vì dạy bài thơ Tràng giang nói riêng và bài thơ trữ tình nói chung là rất khó, nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra học sinh vẫn còn lƣời học, chƣa đọc kỹ văn bản, chƣa thuộc thơ, soạn bài chống đối, chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ thể của các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức bài học.
- Về phía học sinh
Khi đƣợc phỏng vấn học sinh trƣờng THPT Nam Duyên Hà cho biết: các em học bài thơ này chủ yếu dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa, việc đọc tác phẩm và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác phẩm là khơng nhiều thậm chí là rất ít, đọc chỉ mang tính chất bắt buộc, học sinh chƣa thuộc thơ, thảo luận bài học cũng chỉ mang tính chất hình thức, hiệu quả chƣa cao, khó nắm bắt đƣợc cái tơi trữ tình trong bài thơ, cũng nhƣ giá trị thẩm mỹ của bài.
* Phân tích kết quả khảo sát
+ Qua phỏng vấn, tham khảo giáo án cá nhân, dự thảo luận nhóm và sinh hoạt chuyên môn cho thấy: các giáo viên đều nhận định: bài thơ Tràng giang là một bài thơ hay, nhƣng khơng dễ dạy, có những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận tác phẩm.
Thuận lợi: Huy Cận là một bài thơ khá quen thuộc, tiêu biểu cho phong
trào thơ mới, các em đã đƣợc làm quen và đƣợc học tác phẩm của ơng trong chƣơng trình THCS, vì vậy các em cũng khá hào hứng và hăng hái hơn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận tác phẩm,là tác phẩm thơ dễ đọc, có mạch cấu trúc rõ ràng: Là bức tranh tràng giang và tâm trạng của nhà thơ. Cho nên giáo viên và học sinh đều dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Khó khăn: Khi dạy học bài thơ Tràng giang, giáo viên gặp khơng ít khó
khăn: Đây là tác phẩm thơ trữ tình, việc hƣớng dẫn các em đọc để nắm bắt giọng điệu và âm hƣởng bao trùm bài thơ là một việc khó, hơn nữa việc hƣớng dẫn các em cắt nghĩa tác phẩm qua những hình ảnh thơ thì khơng phải học sinh nào cũng nắm bắt đƣợc.
Khảo sát cho thấy số lƣợng các em học sinh có sự đam mê, thích học mơn văn khơng nhiều, ngồi việc học tập mơn học này các em ịn phải thực hiện yêu cầu của các mơn học khác. Trong q trình dạy học nếu chỉ nỗ lực từ một phía giáo viên mà học sinh khơng tích cực, thì q trình này mang lại hiệu quả không cao.
Hầu hết các giáo viên khi dạy đều khai thác tác phẩm theo hƣớng bình giảng từng câu thơ, hoặc đi phân tích theo hai nội dung: Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, mà chƣa phân tích trọn vẹn đầy đủ các yếu tố trong bài.
Từ thực tế dạy học nhƣ trên chúng tôi nhận thấy: Với bài thơ Tràng giang có một số cách khai thác khác nhau nhƣ trên cũng là bình thƣờng, bởi vì tác phẩm văn chƣơng nó có phẩm chất nghệ thuật cao, thƣờng mang tính đa nghĩa nên tạo ra khả năng khơi gợi nhiều hƣớng tiếp cận ở bạn đọc. Điều quan trọng đặt ra là cần tìm tịi hƣớng khai thác nào để đảm bảo tính tối ƣu nhất, khai thác có trọng tâm, nhƣng phải đảm bảo tính chỉnh thể, phù hợp với năng lực học sinh của lớp mình
Hình thức khai thác nói chung là vẫn đi theo hƣớng tách rời nội dung và hình thức, cách này đã tồn tại từ khá lâu theo thói quen, phần lớn là do giáo viên ngộ nhận là đảm bảo tính mạch lạc. Mặt khác do một số lớp trình độ chƣa cao., còn một số giáo viên ngại đi tìm tịi, ngại đổi mới phƣơng pháp dạy học
+ Qua khảo sát các phiếu điều tra đối với giáo viên, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Số lƣợng giáo viên đi theo hƣớng khai thác trong tài liệu hƣớng dẫn sách giáo khoa và sách giáo viên, chiếm tỉ lệ khá cao(70%). Điều này xuất phát từ chỗ sách giáo khoa và sách giáo viên là tài liệu chuẩn, đáng tin cậy trong nhà trƣờng Phổ thơng. Bên cạnh đó, khi soạn sách giáo khoa và sách giáo viên nhóm biên soạn thƣờng dựa trên mặt bằng chung là trình độ học sinh, nhiều giáo viên còn quan niệm dạy theo sách giáo khoa và sách giáo viên là đạt yêu cầu. Nhƣng chúng ta cần phải kết hợp giữa sách giáo khoa và sách giáo viên với những tìm tịi, sáng tạo của ngƣời dạy để tiết dạy đƣợc hấp dẫn qua những phần gợi mở thêm kiến thức có liên quan, làm học sinh hứng thú với môn học hơn.
Khi giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp, đa phần ngƣời giáo viên chỉ dừng lại ở việc yêu cấu các em đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, chứ chƣa đề cao việc tìm hiểu thêm các kiến thức khác có liên quan đến tác phẩm. Hơn nữa việc phát huy vai trò chủ thể của học sinh chƣa cao khi học tác phẩm, học sinh thƣờng rơi vào trạng thái tiếp nhận thụ động, một chiều. Mọi kiến thức về tác phẩm đơn thuần chỉ là những kiến thức cơ bản mà ngƣời dạy cung cấp cho các em.
Biện pháp chủ yếu mà ngƣời giáo viên sử dụng khi dạy học bài thơ tràng giang đó là thuyết giảng, cho nên vai trị của học sinh càng mất đi trong giờ học, học sinh trở nên thụ động, không phát huy đƣợc khả năng thu sáng tạo, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm của các em. Một số giáo viên khác cũng sử dụng phƣơng pháp giảng dạy mới nhƣ cho các em đối thoại, thảo luận theo nhóm nhƣng khơng có kết quả cao do ngƣời dạy chƣa thực sự chủ
động trong dạy học. Trong cơ chế dạy học văn hiện nay, qua khảo sát chúng tôi thấy, giáo viên chú ý đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là nhiều, tác phẩm chỉ là cái cớ để ngƣời giáo viên thiết lập mối quan hệ này. Đây là một quan niệm chƣa coi trọng tác phẩm, dù ngƣời dạy có hay thế nào đi chăng nữa cũng khơng phát huy đƣợc tính chủ động của học sinh.
Các giáo viên đều chƣa kết hợp đƣợc các phƣơng pháp dạy học. Dạy bài thơ Tràng giang chỉ dừng lại ở một số nội dung nhất định, chƣa khám phá đƣợc chi tiết các khía cạnh, chƣa làm nổi bật đƣợc giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, chƣa linh hoạt trong việc sử dụng các phƣơng pháp, chƣa gắn với từng đối tƣợng học sinh cụ thể.
Có trƣờng hợp, giáo viên đƣa ra mơ hình thiết kế bài học có thể làm cho học sinh mất phƣơng hƣớng khi tiếp nhận bài thơ. Đó là việc hƣớng dẫn cát nghĩa nội dung thẩm mỹ của bài thơ bằng những yếu tố lịch sử, xã hội, chính trị… một cách thơ thiển, chắp vá, gán ghép – những yếu tố nằm ngoài cấu trúc văn bản tác phẩm. Chẳng hạn nhƣ những nhận xét dƣới đây:
“Đây không phải là nỗi buồn vô cớ, bấy nhiêu con người và cảnh vật như đang ngập chìm trong một nỗi buồn chung của đất nước, một đất nước chẳng có niềm vui độc lập, tự do. Bài thơ cũng như hòa vào nỗi đau buồn chung của con người Việt Nam ý thức được nỗi đau chung của dân tộc đang sống dưới ách nô lệ của thực dân”.
“Đây là thời các nghệ sỹ bày tỏ lòng yêu nước một cách xa xơi bóng gió ( Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải, Thề non nước của Tản Đà, Những người tử tù của Nguyễn Tuân…) Huy Cận từng viết về nỗi buồn sông núi – nỗi buồn của người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền. Ở bài thơ này nỗi buồn sầu ấy đã hòa vào nỗi bơ vơ trước tạo vật thiên nhiên hoang vắng và niềm thiết tha với thiên nhiên tạo vật ở đây cũng là niềm thiết tha với quê hương đất nước”.
Những liên hệ gán ghép trên đây là những nhận định mang tính xã hội học chung chung đƣợc áp đặt từ bên ngoài vào, chẳng “ăn nhập” gì vào cấu trúc văn bản bài thơ Tràng giang.
- Đối với học sinh
Qua khảo sát, chúng tôi nhận đƣợc mức độ tiếp nhận bài thơ Tràng giang ở các em học sinh hiện nay nhƣ sau:
Nhìn chung các em đã nắm bắt đƣợc những yếu tố bên ngoài tác phẩm( Cấu trúc ngoài tác phẩm), nhƣ về tác giả ( năm sinh, quê quán, hoàn cảnh xuất thân, quá trình hoạt động văn học, các tác phẩm chính…v.v), vì những kiến thức này đều có sẵn trong phần tiểu dẫn.
Về cấu trúc bên trong tác phẩm thì phần lớn các em có những cảm nhận bƣớc đầu về tác phẩm: bức tranh sông nƣớc tràng giang, và tâm sự của nhà thơ..v.v, những kiến thức học sinh nhận thức đƣợc nhƣ trên mới chỉ là những tri thức ở dạng tối thiểu, mới dừng lại ở dạng ghi nhớ. Chƣa thể hiện đƣợc những khám phá riêng mang tính chiều sâu của tác phẩm này, chƣa thấy đƣợc cấu trúc bề sâu của tác phẩm.
Qua khảo sát một số bài kiểm tra của các em lớp 11 trƣờng THPT Nam Dun Hà- Hƣng Hà- Thái Bình, chúng tơi thấy có hiên tƣợng nổi bật: Các em làm bài chủ yếu là diễn xuôi các câu thơ, chƣa thấy đƣợc các mối liên kết của các yếu tố trong bài, hơn nữa kiến thức trong bài làm của các em còn hời hợt chƣa sâu.
Qua khảo sát chúng tơi thấy những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi học bài thơ Tràng giang:
Thuận lợi: Phần lớn học sinh đều rất thích học tác phẩm, do đây là bài
thơ hay, tiêu biểu của Huy cận.
Khó khăn: Việc cảm thụ tác phẩm cịn mơ hồ, chƣa biết cách khám phá
cái hay, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.
Những ý kiến của học sinh đƣợc tổng hợp trên đây bao gồm ý kiến đúng và khơng ít ý kiến chƣa thật chuẩn xác, nhƣng phần nào nó cũng thể hiện những suy nghĩ thật đƣợc nảy sinh trong quá trình học và cảm thụ tác phẩm.
Từ kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy: Hầu hết trƣớc mỗi giờ học văn, học sinh chỉ chuẩn bị theo những câu hỏi trong sách giáo khoa, chứ ít chú ý
đến những tài liệu liên quan đến tác phẩm, các em soạn bài một cách chống đối, thiếu suy nghĩ, phần lớn chỉ dựa vào sách “Để học tốt Ngữ văn 11”. Ngồi ra cịn có một số học sinh khơng chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp cho nên khi giáo viên giảng bài thì cịn rất mơ hồ về tác phẩm.
Khi học bài Tràng giang, học sinh chỉ chú ý đến văn bản in trong sách giáo khoa, còn những yếu tố khác học sinh rất ít quan tâm. Trên lớp, phần lớn cách học của học sinh vẫn chỉ chăm chú nghe giảng, ghi chép lại kiến thức của giáo viên, cịn rút rè, ít tham gia vào đối thoại. Vì thế các em khó nắm bắt đƣợc ý nghĩa của tác phẩm
Nhƣ vậy, trƣớc thực trạng dạy và học bài thơ Tràng giang của Huy Cận ở trƣờng phổ thơng cịn nhiều khó khăn, nên chúng tơi mạo muội đƣa ra một phƣơng pháp dạy học cho bài thơ đó là dạy học bài thơ này theo cấu trúc văn bản, với mong muốn đƣa ra một hƣớng tiếp cận tác phẩm mới cho ngƣời dạy và ngƣời học, đồng thời giúp cho việc dạy và học tác phẩm Tràng giang trong nhà trƣờng Phổ thông đạt kết quả cao hơn.
CHƢƠNG 2
CẤU TRÚC VĂN BẢN TRÀNG GIANG VÀ VIỆC HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRÀNG GIANG