Bài thơ “Tràng giang” trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 11 Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu bài thơ tràng giang (ngữ văn 11 tập II) của huy cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương luận văn ths văn học 60 14 10 (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Bài thơ “Tràng giang” trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 11 Trung học

phổ thông

2.1.1. Tràng giang – Bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ lãng mạn Việt Nam

Huy Cận là một trong những trụ cột của phong trào Thơ mới ( 1932- 1945). Một nhà thơ lớn của Văn học Hiện đại Việt Nam, nhƣ nhà nghiên cứu Hồi Thanh đã nói: “Huy Cận cùng với Xuân Diệu làm thành xóm thơ Huy Xuân trong làng thơ mới”. Nếu Xuân diệu là nhà thơ cảm thức về thời gian thì Huy Cận là nhà thơ của cảm thức về khơng gian, chính vì vậy Huy Cận thƣờng hƣớng ngịi bút của mình đến vũ trụ bao la, tới dịng sơng, biển rộng.v.v…để thể hiện cảm xúc của mình.

Khi Huy xuất hiện lần đầu với tập thơ Lửa thiêng thì ngƣời đọc cảm thấy nhƣ một tài năng đã chín. Thơ Huy cận hồi ấy thƣờng đi vào cái buồn, cảnh chiều tà, những bãi bờ sông nƣớc bát ngát mà hoang vắng, đìu hiu, đi đến cái chia lìa và cái chết. Hồn thơ Huy Cận cũng thích mở ra với vũ trụ, với không gian cao rộng và có tính chất vĩnh cửu. Niềm ám ảnh thƣờng trực trong thơ Huy Cận là sự hữu hạn của kiếp ngƣời trƣớc cõi vô biên của vũ trụ. Mỗi khi đối diện với không gian rộng lớn, mênh mang nỗi ám ảnh trên thƣờng thăng hoa thành niềm cô đơn, sầu muộn khó hóa giải.Thơ Huy Cận thiên về lý giải triết lý hơn là giãi bày bộc lộ, cùng thế hệ với Huy Cận, nhiều ngƣời hăng hái vận dụng cái mới trong thơ Tây phƣơng nhằm cách tân về thi pháp, riêng tác giả thi phẩm Lửa thiêng thì thƣờng lẳng lặng kết hợp và dung hịa chủ nghĩa tƣợng trƣng trong thơ Pháp với cái hàm súc, sâu lắng của thơ Đƣờng để tạo cho thơ mình một vẻ đẹp riêng: vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.

Bài thơ Tràng giang là một bài thơ đặc sắc của Huy Cận, là bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ đƣợc in trong tập Lửa thiêng xuất bản

năm 1940 là một trong những bài thơ hay nhất và cũng tiêu biểu cho thơ Huy Cận trƣớc cách mạng tháng Tám. Bài thơ đã làm say mê ngƣời học yêu thơ qua bao thế hệ, là một trong số không nhiều thi phẩm tuyệt tác của phong trào thơ mới. Trong tƣ cách là một bài thơ mới, Tràng giang có nhiều cách tân, tìm tịi mới mẻ. Chẳng hạn, một phong thái diễn đạt cảm xúc mới, một điệu hồn cảm sâu lắng, rợn ngợp cô đơn của cái Tôi hiện đại, những cách tân trong nhịp thơ để tăng chất nhạc và những lựa chọn táo bạo về hình ảnh, ngơn ngữ gây ấn tƣợng sâu sắc.

Bài thơ nói về cảnh chiều tà trên một vùng sông nƣớc vắng vẻ, đẹp nhƣng rất buồn, những cảnh buồn cứ trở đi trở lại trong bài thơ: Cảnh bát ngát mênh mơng mà hoang vắng, có một cái gì tàn tạ, lụi tắt và cô đơn.

Tuy nhiên, Tràng giang còn là một thi phẩm đƣợc viết trên tinh thần không khƣớc từ với truyền thống. Trái lại tác giả vận dụng đƣợc nhiều nét tinh hoa của văn chƣơng trung đại và tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại phù hợp với phong cách thơ giàu suy tƣởng của chính mình.

2.1.2. Bài thơ Tràng giang giữ một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thơng

Tràng giang, là một trong những bài thơ thành công đặc sắc, “rất Huy Cận”, trong thi phẩm Lửa thiêng, với nét bút thơ chấm phá thần tình về tạo vật, và với đơi lời tâm sự nhẹ nhàng, đã có khả năng đối thoại thấm thía với ngƣời đọc về mấy lẽ nhân sinh mang tính lƣơng và chất thiện.

Tràng giang là một bài thơ hay của Huy cận, là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ tràng giang in trong tập Lửa thiêng, xuất bản năm 1940 của Huy Cận. Bài thơ đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn Trung học Phổ thơng, đây là một bài thơ hay có ý nghĩa rất quan trọng trong chƣơng trình sách giáo khoa Trung học Phổ thơng. Nhiều năm bài thơ đƣợc đƣa vào nội dung thi học kỳ, thi tốt nghiệp, và thi Cao đẳng, Đại học.

Ngồi ra, đã có rất nhiều nhà phƣơng pháp, nhà giáo đã tìm tịi, phát hiện để tìm ra cách dạy hiệu quả nhất cho bài thơ Tràng giang trong nhà trƣờng Phổ thơng. Chúng ta có thể kể đến: “ Thẩm bình văn chƣơng trong nhà trƣờng” Tập 3 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2001 do Lê Huy Bắc chủ biên. “ Ba đỉnh cao thơ mới” của Chu Văn Sơn NXB Giáo dục – 2003. Cuốn “ Hiểu văn- dạy văn” Giáo sƣ Nguyễn Thanh Hùng NXB Giáo dục 2000. Cuốn “ Thiết kế bài học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng Phổ thông” Tập 1 của Giáo sƣ Phan Trọng Luận NXB Giáo dục 1998. Cuốn “ Phân tích tác phẩm ngữ văn 11” của Trần Nho Thìn chủ biên NXB Giáo dục 2009. Cuốn “thiết kế dạy học Ngữ văn 11 phần văn học” của Hoàng Hữu Bội NXB Giáo dục 2007. Đó là những tài liệu quan trọng giúp cho việc dạy và học văn tốt hơn, đồng thời khẳng định vị trí của bài thơ Tràng giang trong nhà trƣờng Phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu bài thơ tràng giang (ngữ văn 11 tập II) của huy cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương luận văn ths văn học 60 14 10 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)