Những thuận lợi về cơ chế quản lí tài chính trong giáodục hiện nay ở Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 73 - 77)

nâng cao trình độ song vẫn tỏ ra chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Kế tốn đơi lúc cịn chưa nắm chắc các nguyên tắc hạch toán kế toán, chi tiêu thanh quyết toán sai qui định, báo cáo quyết toán chưa đúng... khả năng tổ chức, điều hành của đội ngũ quản lí chưa cao, cịn làm việc theo thói quen chủ quan, quan liêu. Về bố trí bộ máy quản lí nhiều lúc, nhiều nơi cịn chưa hợp lí. Hầu như đội ngũ lãnh đạo các đơn vị, hiệu trưởng nhà trường (các chủ tài khoản) đều chưa qua đào tạo chính qui về cơng tác quản lí tài chính. Đây cũng là một khó khăn đặt ra về cơ chế quản lí tài chính của Sở Giáo dục đối với ngành trong điều kiện áp dụng luật ngân sách, luật kế toán, pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế tốn và chế độ một thủ trưởng.

- Biên chế làm công tác tài chính kế tốn và liên quan trong nhiều đơn vị thuộc ngành giáo dục thành phố không đủ, dẫn đến kiêm nhiệm ảnh hưởng đến tính kịp thời, chính xác trong chi tiêu, thanh tốn. Do đó ảnh hưởng đến quản lí chung của Sở đối với ngành (đặc biệt trong cơng tác báo cáo quyết tốn năm)

- Một số chế độ chính sách thu, chi về tài chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỏ ra khơng cịn phù hợp với tình hình địa phương hoặc thực tế ngồi xã hội, cần có sự thay đổi, bổ sung (chế độ cơng tác phí, chế độ đào tạo lại, một số qui định về chế độ chứng từ, xử phạt trong lĩnh vực kế toán,...)

2.3.3 Những thuận lợi về cơ chế quản lí tài chính trong giáo dục hiện nay ở Hải Phịng Hải Phịng

- Hoạt động quản lí diễn ra trong một mơi trường có tính sư phạm , chịu ảnh hưởng của thể chế nhà trường. Nội dung quản lí tương đối thống nhất và khơng quá phức tạp (so với các ngành sản xuất - kinh doanh, dịch vụ khác)

- Giáo dục ngày nay là sự nghiệp của toàn dân. Đặc biệt lãnh đạo và nhân dân thành phố ln sát sao với tình hình và chất lượng quản lí giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng là cơ quan đầu ngành nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, và xây dựng cơ chế quản lí.

- Trong những năm gần đây việc tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo của thành phố là một thuận lợi rất lớn đối với việc tiến hành cải tiến cơ chế. Tự thân nó địi hỏi phải có một cơ chế quản lí hợp lí, hiệu quả hơn tương xứng với vị trí và nguồn lực đã đầu tư.

- Về cơ chế phân bổ ngân sách giáo dục đào tạo cho các tỉnh, thành phố theo đầu dân, đã tính đến hệ số cho các yếu tố vùng, miền. Đây là một sự bổ sung cần thiết nhằm đảm bảo tính cơng bằng trong phát triển giáo dục đào tạo giữa các địa phương có điều kiện địa lí, kinh tế xã hội khơng giống nhau.

- Việc cải tiến cơ chế quản lí tài chính theo luật ngân sách mới ban hành, thực hiện giao dự toán từ đầu năm cho các đơn vị đã làm giảm nhẹ rất nhiều về các thủ tục cấp phát, thanh quyết toán với cơ quan Kho bạc nhà nước, và báo cáo quyết tốn định kì đối với cơ quan quản lí cấp trên là Sở Giáo dục; đồng thời tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.

- Đối với lĩnh vực quản lí hành chính sau thời gian thí điểm mang lại những hiệu quả nhất định, Chính phủ đã ban hành quyết định số 192/2001/QĐ- TTg ngày 17/12/2001 "Về việc mở rộng thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lí hành chính đối với các cơ quan Hành chính Nhà nước". Liên Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ chính phủ ban hành thơng tư 17/2002/TTLT ngày 08/02/2002 hướng dẫn nội dung khốn biên chế và kinh phí quản lí hành chính.

Đây là những văn bản pháp qui đánh dấu một bước quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lí tài chính đối với các cơ quan quản lí hành chính. Nó có tính hướng dẫn, tạo thuận lợi cho việc cải tiến và xây dựng cơ chế quản lí về tài chính mới, thống nhất trong các ngành, trong đó có giáo dục đào tạo.

2.3.4 Khó khăn

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi như đã nói trên đây, nhưng cơ chế quản lí tài chính trong giáo dục đào tạo cịn gặp phải rất nhiều vấn đề cần giải quyết:

- Tại Hải Phịng, thành phố đã được cơng nhận là đơ thị loại I cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, nhưng một số ngành Trung ương phải bù lỗ, chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. Đầu tư cho giáo dục đào tạo, mặc dù rất được các cấp lãnh đạo thành phố quan tâm, nhưng thực sự vẫn chưa thể đáp ứng được những thách thức trong giáo dục mà một thành phố đứng thứ ba trong cả nước phải đương đầu. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc xây dựng cơ chế quản lí về tài chính để có được một cơ chế hợp lí nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; cải tiến cơ chế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư, chi tiêu; tăng tính tích cực, chủ động của các đơn vị; và cuối cùng đạt yêu cầu từng bước nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên. Đặc biệt với nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay, giáo dục khơng thể đứng ngồi, và đương nhiên chịu tác động của các qui luật kinh tế vốn có chi phối.

- Việc xây dựng dự toán và cấp phát kinh phí theo đầu dân số đối với tỉnh, thành phố, và theo số lượng học sinh các cấp đối với từng ngành học tại các địa phương như hiện nay tuy đã có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế tình hình giáo dục đào tạo ở Hải Phịng, nhưng vẫn cịn tình trạng lương khơng đủ chi, thiếu chi khác ở một số đơn vị quận huyện trong thành phố. Điều

đó đã gây khó khăn nhất định trong việc chi tiêu tại đơn vị. Hiện nay ngành giáo dục khơng cịn trực tiếp quản lí kinh phí tồn ngành như giai đoạn trước. Để điều chỉnh phù hợp giữa chi cho con người tại các đơn vị và số lượng học sinh tương ứng, nhằm đảm bảo một cơ cấu cân bằng trong chi tiêu tại các trường, không chỉ phụ thuộc vào một ngành giáo dục và đào tạo mà địi hỏi phải có sự chỉ đạo chung và thống nhất giữa các ban, ngành liên quan.

- Chênh lệch về điều kiện kinh tế, mặt bằng dân trí giữa các địa phương trong cả nước và tại Hải Phịng đặt ra địi hỏi phải có những cơ chế tài chính thích hợp trong khuyến khích, đầu tư đảm bảo sự phát triển tương đối đồng đều về giáo dục đào tạo giữa các nơi có điều kiện khác nhau, đặc biệt là điều kiện địa lí. Mặt khác cũng cần có những cơ chế khuyến khích hợp lí đối với những khu vực, lĩnh vực, đơn vị cần phát triển. Hiện nay Hải Phòng đang phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học và nghề: đến hết năm 2005 có 4 quận nội thành và thị xã Đồ Sơn, năm 2010 toàn thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập. Kinh phí mỗi năm giành ra 6,5 đến 7 tỷ đồng. Song song với đó là dự án trường chuẩn quốc gia với kinh phí 100 tỷ đồng. Các dự án này địi hỏi phải có một cơ chế riêng, có tính hiện thực mới có thể hồn thành được đúng yêu cầu.

- Trong quản lí về định mức chi tiêu tài chính, khi áp dụng vào thực tiễn xuất hiện những yếu tố bất hợp lí, cần được bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Tuy nhiên điều đó cịn phụ thuộc vào chế độ hiện hành của nhà nước và của địa phương. Điều này chỉ được giải quyết triệt để khi đơn vị được giao khốn kinh phí, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Khi đó đơn vị có thể chủ động bố trí kinh phí và định mức theo nội dung công việc cao hay thấp hơn so với qui định chung. Cơ chế mới cũng sẽ giải quyết được những chi phí khơng thực sự cần thiết, gây lãng phí trong chi tiêu ngân sách hiện nay.

- Hải Phòng và một số tỉnh thành phố đang từng bước khắc phục những vấn đề do cơ chế đặt ra, trên cơ sở triển khai những chủ trương của nhà nước về cải cách cơ chế quản lí hành chính, và tài chính trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp phù hợp với tình hình địa phương. Tuy nhiên một cơ chế giao khốn về kinh phí cho các đơn vị quản lí hành chính mới được thành phố đưa vào áp dụng ở mức độ thí điểm, trong phạm vi hẹp ở một số đơn vị, ngành (khơng có giáo dục đào tạo). Trong những năm tới, để khắc phục một cách cơ bản những đòi hỏi về cơ chế, chắc chắn thành phố cần có một biện pháp triển khai mang tính tổng thể đến tất cả các ngành.

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CƠ CHẾ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 73 - 77)