Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát cơng tác quản lí tài chính và ngân sách giáo dục cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 90 - 93)

- Về mặt ý nghĩa: đây là chức năng thực sự cần thiết, và đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động. Chúng ta đều biết đã tiến hành một hoạt động bất kì nào đó thì đều phải có sự giám sát về các chỉ tiêu, kế hoạch, hiệu quả, và thời gian đặt ra cho hoạt động đó...

Trong cơng tác quản lí tài chính ngành giáo dục đào tạo nói chung và quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phịng nói riêng, chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt q trình lập, chấp hành dự tốn và báo cáo quyết tốn kinh phí.

Đặc biệt trong khâu chấp hành quyết toán, cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị dự tốn cấp I, thực hiện chức năng quản lí chun mơn nghiệp vụ, và tài chính trong tồn ngành địi hỏi phải thường xun nâng cao vai trò này. Trong khâu quyết toán ngân sách, việc thanh tra, kiểm tra giúp cho cơ quan chức năng nắm bắt chính xác về số liệu chi tiêu trong kì, đối chiếu so sánh với dự toán được duyệt để có sự điều chỉnh kịp thời. Việc thanh kiểm tra quyết

tốn ngân sách cịn đảm bảo tính trung thực của số liệu kế toán, làm căn cứ để tổng hợp, báo cáo với cơ quan cấp trên, phục vụ cơng tác quản lí.

- Nội dung cải tiến:

Cải tiến cơ chế thanh tra, giám sát trong ngành Phối kết hợp giữa các ban ngành hữu quan

Công tác thanh tra, giám sát nội bộ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức thực hiện

Đối với các đơn vị trực thuộc: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch từ đầu năm thực hiện kiểm tra định kì cơng tác quản lí tài chính.

Phối kết hợp với cơ quan Thanh tra Nhà nước thành phố, Thanh tra của Sở Tài chính lập kế hoạch thanh tra các quận, huyện, và các trường trên tinh thần không chồng chéo, khơng làm lại, và bố trí thời gian hợp lí để tránh ảnh hưởng đến hoạt động chuyên mơn nghiệp vụ của đơn vị. Trong q trình làm việc tuyệt đối tuân thủ nhưng qui định, không gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị. Tham gia giải quyết khi có khiếu kiện, tranh chấp về chế độ, chính sách.

Đối với nội bộ cơ quan Sở: Phát huy chức năng thanh tra tài chính của Ban Thanh tra Sở. Việc thanh tra, kiểm tra thường xun sẽ có tính chất răn đe, ngăn ngừa những sai trái trong chi tiêu ngân sách và kinh phí của nhà trường.

Sử dụng cán bộ, kế tốn làm thanh tra kiêm nhiệm; vận dụng các hình thức tổ chức kiểm tra chéo; trưng dụng cốt cán kiểm tra; ...

Về chức năng giám sát chi tiêu trong cơ quan được thực hiện theo qui định của Luật, song cơng tác tổ chức vận hành cần có sự thanh tra, giám sát cụ thể của lãnh đạo và các phịng ban chức năng.

Theo thơng tư số 40/1998/TT-BTC ngày 31/03/1998 hướng dẫn về chế độ quản lí, cấp phát, thanh tốn qua Kho bạc: Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát trước, trong ,và sau chi ngân sách. Như vậy với chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc như hiện nay đã giúp cho đơn vị trong kiểm duyệt về dự tốn và chính sách, chế độ cho các nội dung chi.

Đối với kinh phí ngồi ngân sách, các khoản thu tại đơn vị hầu như khơng thực hiện kiểm sốt qua cơ quan Kho bạc nhà nước. Đây là nội dung mà đơn vị cần đề cao vai trò trong thanh kiểm tra về nội dung, mục đích chi.

Làm tốt cơng tác chứng từ kế tốn: Kế toán phải nắm chắc nghiệp vụ, công bằng, nghiêm minh trong giám sát đồng tiền, và thanh quyết toán thu, chi.

Thực hiện kiểm tra, giám sát chấp hành chế độ ghi chép sổ sách, báo biểu quyết toán tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng và các đơn vị trực thuộc. Đây là những yêu cầu đã được qui định rất chặt chẽ trong Luật Kế toán và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác chi tiêu phục vụ chun mơn cho từng phịng ban: Mỗi phòng ban cử ra một đến hai người là nhiệm vụ chi tiêu chung các hoạt động của phòng (trừ trường hợp thanh toán liên quan trực tiếp đến cá nhân) đối với kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo (loại 14-05) Giám đốc cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đồng thời là chủ tài khoản của đơn vị cần qui định cụ thể về nhiệm vụ, chức năng, và thẩm quyền của các cá nhân, người uỷ quyền trong cơng tác quản lí tài chính ở đơn vị mình. Bố trí cơ cấu lãnh đạo giúp việc tham gia các hoạt động chỉ đạo, quản lí, giám sát và chịu trách nhiệm về tài chính liên quan đến từng lĩnh vực

Thực hiện tốt chế độ cơng khai tài chính, báo cáo định kì trong các cuộc họp chuyên môn, đại hội công nhân viên chức cơ quan về một số định mức; chế độ; tiến độ thực hiện các công việc, đề tài, dự án về mặt tài chính,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)