Định hướng phát triển giáodục đào tạo thành phốHải Phòng đến năm 2010; nhu cầu kinhphí chi thường xuyên và các dự án ưu tiên cần đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 78 - 79)

2010; nhu cầu kinhphí chi thường xuyên và các dự án ưu tiên cần đáp ứng theo qui hoạch tổng thể phát triển giáo dục thành phố đến năm 2010

*Một số định hướng phát triển giáo dục đào tạo thành phố đến năm 2010

Qui hoạch tổng thể phát triển giáo dục đào tạo thành phố đến năm 2010 đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại quyết định số 644/QĐ-UB ngày 27/03/2003 chỉ rõ định hướng phát triển giáo dục đào tạo của thành phố Hải Phòng đến năm 2010 là: từ những mục tiêu chung của cả nước, căn cứ vào thực tế của thành phố, xác định mục tiêu cho các cấp học, bậc học phải đạt được theo những tiêu chí cụ thể.

Về mục tiêu tổng quát: xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo Hải Phòng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ của thành phố, chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào giai đoạn mới của cơng cuộc phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hố.

Cải tiến và hoàn thiện từng bước cơ chế quản lí hành chính trong nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại. Từng bước hoàn thiện cơ chế quản lí

ngân sách đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả phục vụ tốt cho các mục tiêu chiến lược giáo dục đào tạo của thành phố.

* Nhu cầu kinhphí chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo thành phố Hải Phòng và các dự án ưu tiên cần đáp ứng tính đến năm 2010:

- Qui hoạch tổng thể phát triển giáo dục đào tạo thành phố đã xác định nhu cầu về tài chính cho các cấp học, bậc học như sau: theo định mức chi cho học sinh các cấp thì đối với hệ công lập, định mức chi cho học sinh nhà trẻ năm 2000-2001 là 1,69 triệu đồng/HS. Dự kiến chỉ số này sẽ tăng lên 2,37 triệu đồng vào năm 2005 và cuối kì dự báo là 2,7 triệu đồng. Ở ngành học mầm non, các chỉ số tương ứng là 0,73 và 1,29 và 2,1. Bậc tiểu học: 0,49; 0,8 và 1,34. Bậc trung học cơ sở là 0,55; 0,76 và 1,15. Bậc trung học phổ thông là 0,64; 0,86 và 1,25. Như vậy nhu cầu ngân sách năm đáp ứng chi thường xuyên của giáo dục phổ thơng thành phố Hải Phịng đến năm 2005 theo dự báo là 264 tỷ đồng/ năm, và tới 2010 là 370 tỷ đồng/ năm cho các cấp học, ngành học.

Bên cạnh nhu cầu chi ngân sách thường xuyên theo định mức kể trên, Qui hoạch cịn tính đến tỷ lệ kinh phí thường xuyên thích hợp để đầu tư cho hệ thống trường trọng điểm của thành phố, quận huyện; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (khoảng 20 tỷ đồng cho 10 năm) và chi các dự án, chương trình mục tiêu (tổng cộng 200 tỷ đồng/năm, 10 năm hơn 2.000 tỷ đồng)

3.1.3 Phương hướng cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phịng trong tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)