Đặc điểm địa lí, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 41 - 43)

2.1.1 Đặc điểm địa lí, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng thành phố Hải Phòng

Hải Phòng, "thành phố hoa phượng đỏ", cảng biển lớn và lâu đời của nước ta, là thành phố lớn thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đơ Hà Nội, với tổng diện tích tự nhiên gần 1.600 km2, bao gồm cả 2 huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Thành phố từ lâu đã là trung tâm giao thơng vận tải của tồn bộ khu vực phía bắc Việt Nam, nối liền và là cửa ngõ chính giữa các tỉnh phía bắc với các miền tổ quốc, đặc biệt là với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển.

Về địa hình, Hải Phịng đa dạng bao gồm phần lớn đất liền kết nối với các vùng biển - đảo, với độ cao từ 0,7 - 1,7 m, và hệ thống núi đá vôi bao bọc.

Với diện tích đất nơng nghiệp tương đối lớn, và điều kiện khí hậu duyên hải bắc bộ, Hải Phịng thích hợp và có nhiều tiềm năng phát triển nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp. Bên cạnh đó với các điều kiện tự nhiên về rừng và biển, đặc biệt với dải biển dài và đẹp, Hải Phịng rất có tiềm năng về phát triển ngành công nghiệp du lịch.

Bên cạnh tiềm năng du lịch, phát triển ngư nghiệp ở Hải Phòng cũng là một ưu thế đáng kể của thành phố ở các Huyện đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ,...

Khống sản Hải Phịng chủ yếu là đá vôi, tập trung ở Tràng Kênh - Minh Đức và Pháp Cổ huyện Thuỷ Nguyên nên có nhiều điều kiện để phát triển công

nghiệp sản xuất xi-măng, đất đèn, các loại khí cơng nghiệp, và các sản phẩm hoá chất gốc cac-bo-nat khác.

Về dân số, theo kết quả tổng điều tra năm 1999, dân số của Hải Phịng là 1.672.425 người, trong đó dân số thành thị chiếm 34,1%, mật độ dân cư là 1.105 người/km2. Về cơ cấu độ tuổi, có 29,4% dân số từ 0 - 14 tuổi và 7% dân số từ 65 tuổi trở lên.

Nguồn nhân lực của thành phố, theo thống kê hiện nay tổng số lao động trong độ tuổi là 965.000 người, trong đó chủ yếu ở nơng thơn chiếm 63% và nội thành chiếm khoảng 37%. Số lao động làm việc trong những ngành kinh tế quốc dân là 881.000 người, chiếm khoảng 91% .

Về trình độ học vấn, nhìn chung lao động thành thị có trình độ học vấn cao hơn so với các khu vực nông thơn. Ở thành thị có đến trên 60% lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học, gần 35% tốt nghiệp trung học cơ sở và các hệ bổ túc trong khi các tỷ lệ này ở nông thôn là 16% và 51,7%.

Bảng 2.1. Trình độ học vấn lực lƣợng lao động Hải Phịng 1998-2001

Trình độ học vấn lao động Năm 1998 Năm 2001

Tổng số % với LĐ Tổng số % với LĐ Toàn thành phố 874.546 100,0 891.199 100,0 Chưa biết chữ 6.312 0,7 5.149 0,6 Chưa tốt nghiệp bậc TH 54.647 6,3 51.957 5,4 Tốt nghiệp bậc TH 168.783 15,3 168.857 14,3 Tốt nghiệp cấp THCS 406842 41,5 409.649 39,7 Tốt nghiệp cấp THPT 273.962 23,2 255.587 20,2

Công nhân kĩ thuật 120.000 10,4 205.449 17,3

Tốt nghiệp ĐH, CĐ 25.000 2,6 49.052 2,5

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Qui hoạch phát triển giáo dục2003)

Với vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên như đã nêu trên, cùng với dân số và nguồn nhân lực có tiềm năng to lớn, Hải Phịng rất có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Với ưu thế về cảng biển cho phép Hải Phòng phát triển các dịch vụ xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu buôn bán thương mại với các địa phương và các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp sở giáo dục và đào tạo thành phố hải phòng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)