Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Đặc trưng thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện được kể bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích; nắm bắt cuộc sống của thể loại, tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Dựa vào nội dung phân chia ra truyện ngắn sử thi (Nguyễn Trung Thành); truyện ngắn thế sự (Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan); truyện ngắn đời tư (Nam Cao, Thạch Lam). Dựa vào khuynh hướng cảm xúc phân chia ra: truyện ngắn trào phúng (Nguyễn Cơng Hoan); truyện ngắn trữ tình (Thạch Lam). Dựa vào cốt truyện phân chia thành: truyện ngắn sự kiện (Nguyễn Công Hoan); truyện ngắn tâm lý (Nam Cao). Trên cơ sở dựa vào nội dung, hình thức của tác phẩm mà có nhiều cách phân chia loại trong thể truyện ngắn như vậy. Song chúng ta cũng cần hiểu rằng: truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, cái chính của truyện ngắn không phải là ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Đặc điểm chung của truyện ngắn là có cốt truyện, nhân vật, lời kể của người kể chuyện.
1.1.3.1. Nhân vật
“Nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa
dạng để thể hiện các khía cạnh vơ cùng phong phú của cuộc sống’’[21, tr. 294].
Một tác phẩm thường có nhiều nhân vật, trong đó phải có nhân vật chính sống động, sắc nét, có ý nghĩa sâu xa, thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Nhân vật thường biểu hiện qua các phương diện như ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố, ngôn ngữ, mối quan hệ giữa các nhân vật và giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh.
Ngoại hình của nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm. Hành động là những việc làm của nhân vật, bộc lộ tính cách hay đánh dấu sự thay đổi tính cách nhân vật. Nội tâm nhân vật thường có những nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn. Ngơn ngữ thường có cách nói riêng, bởi đó là sự bộc lộ trực tiếp của tâm hồn, tính cách nhân vật.
Hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người, vì thế truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh.
1.1.3.2. Cốt truyện
Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi (đồng chủ biên) đã khẳng định: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học”[12, tr.88]. Cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống
của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là
nói lên điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Yếu tố có ý nghĩa bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang nhiều ẩn ý. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi.
1.1.3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
“Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng
của văn học.Ngơn ngữ đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của cuộc đời, tư tưởng, tính cách và cốt truyện… Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm ; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm’’ [37, tr.14]. Lời kể
có vị trí quan trọng. Cách dùng từ ngữ trong xưng hơ, miêu tả thể hiện điểm nhìn của người kể trong việc hướng dẫn người đọc cảm thụ tác phẩm. Lời kể cho biết ai kể, kể theo điểm nhìn của ai. Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn hiện thực đa dạng và phong phú, có sự hồ âm của nhiều loại ngơn ngữ khác nhau. Sự thành thạo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xi, đời thường. Ngồi việc thực hiện chức năng tự sự cịn để khắc hoạ tính cách, nội tâm nhân vật. Giọng điệu của Nam Cao là sự tổng hợp của nhiều chất liệu, giọng điệu và không lẫn với bất cứ ai: giọng nghiêm nghị, trầm tư, triết lý, hài hước, chua chát, bi quan….Nét độc đáo và tài tình của Nam Cao là sự pha trộn của giọng điệu đó rất xuất sắc trong mỗi tác phẩm của mình. Câu văn tự sự hiện thực mang những nét khác lạ, câu văn đứt nối, đay nghiến, cắn dứt, nghẹn ngào, đầy kịch tính. Chính đặc điểm đó đã tạo cho thể loại tự sự một cách thể hiện, phản ánh cuộc sống chân thực, sống động cụ thể có ý nghĩa khái quát cao về giá trị hiện thực được phản ánh.
1.1.3.4. Kết cấu
Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. Theo Trần Đình Sử: “Nguyên tắc quan trọng nhất của kết cấu là nguyên
tắc tổ chức cái nhìn sao cho bằng cảm thụ hình tượng nghệ thuật, cũng như biểu hiện được niềm rung cảm và đánh giá của tác phẩm”. [36, tr. 153]
Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Nó khơng chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Phần mở đầu và phần kết thúc phải có sự phối hợp để tạo ra ý nghĩa của tác phẩm. Sự sắp xếp các chi tiết đời sống có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Sự sắp xếp các chương, các đoạn có hiệu quả tạo sự đợi chờ, gây hứng thú cho người đọc. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cơ đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế.
Ngồi ra, hồn cảnh và tình huống truyện là các yếu tố quan trọng. Sự miêu tả hoàn cảnh trong truyện rất được chú ý. Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng khách quan của đời sống nhân vật. Sự miêu tả hồn cảnh có tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây khơng khí hứng thú cho người đọc. Tình huống truyện ln là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn, thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định.
Như vậy, việc xác định tính chất của thể loại trong tác phẩm văn học là việc làm vô cùng quan trọng không chỉ trong công việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường mà cịn rất cần thiết khơng thể thiếu trong cơng tác nghiên cứu. Xác định được tính chất của loại trong thể, biết được tác phẩm đó thuộc về thể nào (tự sự, trữ tình, kịch) chúng ta sẽ có cách tiếp cận và giảng dạy tác phẩm đó phù hợp đạt kết quả. Truyện ngắn là một thể loại có đặc trưng loại biệt nhưng trong tiến trình phát triển chung của văn học, tính loại biệt của đặc trưng truyện ngắn không làm cho truyện ngắn xa rời, đứng biệt lập với các thể loại khác mà chính sự tác động qua lại rất mạnh mẽ giữa các loại hình, thể loại đã làm cho thể loại truyện ngắn ngày càng trở nên hoàn hảo
và ngày càng gắn bó chặt chẽ với các thể loại khác. Hình hài của truyện ngắn hiện đại như ta thấy hiện nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang đặc trưng thể loại.