Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn lão hạc trong chương trình ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại (Trang 31)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay

Từ lâu, môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông được đánh giá là một

môn học quan trọng hàng đầu cùng với mơn Tốn để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Không những thế, với đặc thù là một môn nghệ thuật dạy về cái hay, cái đẹp, dạy văn hóa, kỹ năng, mơn Ngữ văn cịn đặt ra nhiều vấn đề về cách tiếp cận, phương pháp giảng dạy và lựa chọn nội dung giáo dục hướng tới trong tác phẩm văn chương.

Trong những năm gần đây, việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông đang là một thách thức không nhỏ đối với giáo viên văn đứng lớp. Để tạo cho học sinh có hứng thú, có niềm say mê với các tác phẩm văn chương không phải dễ. Bởi thực tế môn Ngữ văn không phải là môn dễ học; việc lựa chọn nghề nghiệp khi học văn nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung khơng phong phú. Nhiều học sinh lười học văn, chán học văn, ngại đọc tác phẩm văn học và chưa thấy được giá trị và tác dụng to lớn, lâu dài của việc học văn. Khi học xong một văn bản, nhiều học sinh khơng tóm tắt được tác phẩm, nhầm lẫn tên, tính cách nhân vật này với nhân vật khác.

Ngoài ra, thực trạng phổ biến hiện nay trong nhà trường phổ thông là học sinh viết sai lỗi chính tả, viết câu văn khơng đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, danh từ riêng không viết hoa, câu văn dài cả trang giấy, diễn đạt lủng củng... đang đặt ra nhiều suy nghĩ, trăn trở với giáo viên chúng tôi. Hiện nay nhiều giáo viên dạy văn đều có chung suy nghĩ: Học sinh bây giờ khơng thích học văn, nhiều em coi học văn là một cực hình. Thậm chí các bậc phụ huynh cũng hướng con em mình học các mơn khoa học tự nhiên để lập nghiệp mà bỏ qua môn Ngữ văn.Việt Nam - một đất nước có nền văn hiến lâu đời mà lại không coi trọng văn chương thì tương lai đất nước con người sẽ ra sao? Chính từ

thực tế này đã đặt ra áp lực rất lớn cho giáo viên dạy văn hiện nay. Do vậy Trong quá trình dạy học giáo viên muốn dạy tốt cần phải tự trau dồi kiến thức vững vàng, tìm ra các giải pháp tối ưu nhất để việc học tập của học sinh đạt hiệu quả cao. Bởi theo chúng tôi sức hút từ bài giảng là đặc biệt quan trọng đối với học sinh.

1.2.2. Thực trạng dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở trường THCS hiện nay

Trong chương trình Ngữ văn 8 THCS tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có vị trí khá quan trọng và tiêu biểu cho truyện ngắn Việt Nam. Truyện ngắn Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với cảm xúc của bao thế hệ nhà văn. Đó là mảng văn học phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài và luôn mới mẻ về nội dung, nghệ thuật. Vì vậy, trong SGK Ngữ văn nói chung, SGK Ngữ văn 8 nói riêng, truyện ngắn có vị trí đặc biệt quan trọng và chiếm một số lượng tiết dạy lớn. Tác phẩm Lão Hạc được dạy trong 2 tiết và là một trong những nội dung quan trọng có trong chương trình kiểm tra học kì, kiểm tra định kỳ, thi học sinh giỏi. Những tác phẩm (đoạn trích) tuyển chọn vào chương trình lại tiêu biểu cho từng giai đoạn văn học, từng trường phái, trào lưu, từng phong cách tác giả, từng khuynh hướng sáng tác.

1.2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm Lão Hạc

của Nam Cao, để tìm ra ngun nhân của những mặt cịn tồn tại. Từ đó, đề xuất những phương pháp, biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm này nói riêng và các truyện ngắn nói chung ở nhà trường.

1.2.2.2. Đối tượng khảo sát

Trong quá trình tiến hành khảo nghiệm về dạy học truyện ngắn Lão Hạc

của Nam Cao ở chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng tơi tiến hành khảo sát trên cơ sở sau:

- Học sinh khối lớp 8 của 2 trường THCS Thị trấn Gia Bình và THCS Quỳnh Phú, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

1.2..2.3. Tư liệu khảo sát

* SGK Ngữ Văn 8, tập 1 - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2011). Nhà xuất

bản Giáo dục.

* SGV Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập 1 - Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên)

(2011). Nhà xuất bản Giáo dục.

* Sách tham khảo, sách thiết kế bài giảng:

- Hỏi - Đáp kiến thức Ngữ Văn 8 - Lê Huy Bắc (2005). Nhà xuất bản Giáo

dục.

- Hệ thống câu hỏi Đọc- Hiểu văn bản Ngữ văn 8 - Trần Đình Chung

(2007). Nhà xuất bản Giáo dục.

- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - Nguyễn Viết

Chữ (2006). Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội

- Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 8 - Nguyễn Trọng Hoàn (2005). Nhà xuất bản

Giáo dục.

- Phương pháp dạy học Văn - Phan Trọng Luâ ̣n(2009) - nhà xuất bản Quốc

Gia Hà Nội.

- Thiết kế bài dạy Ngữ văn 8, tập 1 - Lê Xuân Soan - Lê Phƣơng Liên

(2005). Nhà xuất bản Đại ho ̣c Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

- Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường - Nguyễn Văn Tùng

(2003). Nhà xuất bản Giáo dục.

* Giáo án soạn giảng của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy truyện ngắn Lão

Hạc của Nam Cao. Chủ yếu những giáo án này dựa vào các sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 tập 1 của Phan Trọng Luận và sách Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 8 của Nguyễn Trọng Hoàn. Giáo án chưa có sự sáng tạo, và hầu như năm nào cũng vậy.

* Vở ghi môn Ngữ văn của hoc sinh. * Phiếu điều tra.

1.2.2.4. Phương pháp khảo sát

Khi tiến hành khảo sát về thực trạng dạy học truyện ngắn Lão Hạc của

Nam Cao, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp và các thao tác sau: - Dự giờ giáo viên dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ở chương trình lớp 8 THCS

- Điều tra, phỏng vấn: Điều tra bằng các câu hỏi, phỏng vấn giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi dạy học tác phẩm. Sử dụng phiếu điều tra có các câu hỏi để khảo sát mức độ tiếp thu và nhận thức của học sinh về tác phẩm.

- Cho học sinh viết những bài tập làm văn theo hình thức tự luận và các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

1.2.2.5. Kết quả khảo sát

Qua quá trình khảo sát tình hình thực tế khi dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở Học sinh khối lớp 8 của 2 trường: THCS Thị trấn Gia Bình và THCS Quỳnh Phú, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; với các đối tượng học sinh ở các lớp và các tư liệu khác nhau, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Bộ môn Ngữ văn đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp rồi nhưng phần đông học sinh vẫn lao vào học các môn tự nhiên, cịn các mơn xã hội trong đó có mơn Ngữ văn, thì có phần vắng bóng hay nói đúng hơn là nhiều em khơng thích học văn. Qua thực tế đi chấm nhiều kỳ thi tôi nhận thấy học sinh mắc rất nhiều lỗi sơ đẳng như: viết sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu, nhầm tác phẩm của tác giả này với tác giả khác hay đơn giản nhất là tên riêng mà khơng viết hoa, phân tích bài văn mà gạch đầu dịng. Đó là những lỗi đơn giản nhất mà nhiều học sinh cịn mắc phải thì nói gì đến cảm thụ văn chương. Trước những lỗi đó phần nào cho thấy tình trạng học văn của học sinh hiện nay. Thậm chí có những học sinh thích học bộ mơn Ngữ văn nhưng vì thi đại học, cao đẳng kiến thức mênh mơng khó đậu, ít trường để lựa chọn hơn nữa cơ hội xin việc khó nên cũng ngậm ngùi từ bỏ để đi theo bộ môn khác dễ đỗ và dễ xin việc hơn. Học sinh tương đối thích những tác phẩm của Nam Cao

trong chương trình học, trong đó có truyện ngắn Lão Hạc, tuy nhiên học sinh cũng phản ánh đây là tác phẩm dài, khó nhớ, khó cảm nhận. Cho nên việc cấp thiết hiện nay là phải sử dụng phương pháp dạy học đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh. Làm được điều đó giáo viên phải có những câu hỏi gợi mở, định hướng và phải khơi dậy hứng thú học văn cho học sinh. Qua thực tế khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn Lão Hạc ở nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi nhận thấy giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng thi pháp loại thể truyện ngắn Nam Cao. Bên cạnh đó sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn học tập cũng chưa chú ý nhiều về vấn đề này. Mặt khác, chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng thi pháp loại thể truyện ngắn Nam với những biểu hiện của chất hiện thực nhiều kịch tính, bi kịch trước những số phận khốn khổ của người nông dân lao động. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng dạy học truyện ngắn Lão Hạc ở trong nhà trường hiện nay nhằm

góp phần nâng cao dạy học truyện ngắn ở nhà trường nói chung và truyện ngắn Nam Cao nói riêng. Như vậy, đây chỉ là khảo sát bước đầu, song qua điều tra thực tế, các phiếu hỏi ta thấy phần đông các em thích phương pháp dạy học gợi mở và dạy theo đặc trưng thể loại trong dạy học tác phẩm văn chương. Đây không phải là hướng đi mới, song nhiều thầy cô chưa sử dụng đúng cách và chưa tận dụng triệt để phương pháp dạy học này nên hiệu quả chưa cao. Đó chính là căn cứ thơi thúc tơi xây dựng đề tài hồn chỉnh, cụ thể về dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao theo đặc trưng thể loại nhằm cải thiện phần nào tình trạng học văn hiện nay của học sinh ở trường THCS. Nhằm mục đích, học sinh được tiếp nhận nhiều thể loại văn học và cảm thụ nhiều tác phẩm. Vì mỗi thể loại văn học có phương thức biểu hiện và phản ánh hiện thực khác nhau. Nên ta có thể nhận thấy, chương trình Ngữ văn nói chung, chương trình Ngữ văn 8 nói riêng đã đem đến cho người đọc cái nhìn đa diện về nền văn học dân tộc. Chỉ tính riêng phần văn học hiện đại trong chương trình Ngữ văn 8, HS đã được tiếp xúc với nhiều thể loại văn học

hiện đại (thơ, kịch, kí, truyện, văn nghị luận, văn bản nhật dụng…). Một điều rất dễ nhận thấy, mỗi thể loại đều in dấu ấn phong cách tác giả, đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống qua từng giai đoạn phát triển. Chính điều này quy định cách dạy học theo từng thể loại theo đúng định hướng của chương trình: xây dựng theo quan điểm tích hợp với nguyên tắc: “đọc và cảm thụ văn học phải tuân theo quy định về loại thể, gắn liền với việc bồi dưỡng tri thức thể loại và đánh giá thành tựu văn học theo thể loại”. Các văn bản thuộc thể loại khác nhau cần có cách khai thác và cảm thụ khác nhau.

Vậy, sử dụng phương pháp và công nghệ dạy học như thế nào cho phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng đối tượng học sinh để các em cảm thấy thích học bộ mơn Ngữ văn nói chung và truyện ngắn Lão Hạc của

Nam Cao nói riêng? Tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết trong hoạt động dạy và học Ngữ văn ở trường THCS. Bởi thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Thể loại cịn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa người đọc và tác phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý đến đặc trưng thể loại và dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao theo đặc trưng thể loại chưa được chú trọng. Thực trạng các em học sinh ít mặn mà với bộ mơn Ngữ văn và số lượng học sinh thích học Văn rất ít một phần là do tác phẩm văn học thì quá dài trong khi thời gian một tiết học ngắn nên các em khó chiếm lĩnh được kiến thức, khó nhớ, hơn nữa học sinh rất sợ làm bài kiểm tra. Để tìm hiểu thực trạng dạy và học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao chương trình Ngữ văn 8, chúng tơi đã sử dụng cách thức chủ yếu là phát phiếu điều tra đến giáo viên và học sinh tại 2 trường: THCS Thị trấn Gia Bình và THCS Quỳnh Phú - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh.

Sau đây là một số khái quát về thực trạng dạy truyện ngắn Lão Hạc

* Kết quả khảo sát từ giáo viên

Bảng 1.1 Tổng hợp từ 5 giáo viên trƣờng THCS Thị trấn Gia Bình và 4 giáo viên trƣờng THCS Quỳnh Phú – Huyện Gia Bình- Tỉnh Bắc Ninh.

STT Câu hỏi Phân loại

Kết quả THCS Thị trấn Gia Bình THCS Quỳnh Phú 1

Trước khi dạy học một tác phẩm thuộc thể loại mới, thầy (Cơ) có trang bị cho học sinh kiến thức về đặc trưng của thể loại đó khơng? Vì sao?

Có 60% 50%

Không 40 50%

2 Câu 2: Thầy ( Cô) cảm thấy rất thích khi dạy truyện ngắn?

Rất thích 20% 25%

Bình thường 60% 50% Khơng thích 20% 25%

3

Thầy ( Cơ ) Có dạy truyện ngắn

Lão Hạc của Nam Cao theo đặc

trưng thể loại không?

Thường

xuyên 20% 25%

Thỉnh

thoảng 60% 50%

Chưa bao giờ 20% 25%

4 Nhận xét của thầy ( cô) khi sử dụng phương pháp này

Hiệu quả cao 60% 50% Bình thường 20% 25% Khơng có hiệu quả 20% 25% 5

Thày (cơ) Có nguyện vọng muốn biết sâu sắc về phương pháp này?

Muốn biết 100% 100% Không

6

Thầy ( cơ) có khó khăn gì khi dạy học tác phẩm từ đặc trưng thể loại? Thời gian dạy học trên lớp hạn chế. 60% 50% GV lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh cách vận dụng. 20% 25% Học sinh chưa quan tâm đúng mức đến đặc trưng thể loại 20% 25%

Qua quá trình khảo sát kết hợp với việc giảng dạy trên lớp của giáo viên, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; các thầy cơ đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình giảng dạy nên đã khám phá được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. Giáo viên thường tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đúng các bước của một giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc khai thác tác phẩm

Lão Hạc của Nam Cao theo đặc trưng thể loại mới chỉ được thực hiện ở một

số giờ học. Có nhiều giờ học, giáo viên quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng - bình, truyền thụ kiến thức một chiều mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Các giờ học chủ yếu diễn ra theo phương pháp thuyết trình và một vài câu hỏi đơn điệu: thầy hỏi - trò trả lời; chưa sử dụng phương pháp diễn giải: thầy hỏi trò - trị hỏi thầy -

nếu có cũng chỉ là hình thức, dập khn, máy móc. Hơn nữa nhiều GV chỉ chú trọng đến việc đọc và tóm tắt tác phẩm rất mất thời gian, hiệu quả tiết học chưa cao.

Nhìn chung qua một số ý kiến của các thầy cơ trực tiếp đứng lớp, có thể nhận thấy một thực trạng còn tồn tại như sau: GV mới chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không xuất phát từ đặc trưng thể loại khiến học sinh hiểu tác phẩm chưa có chiều sâu; giáo viên cũng chưa có thói quen cho học sinh sưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn lão hạc trong chương trình ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)