Phương pháp dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 27 - 29)

8. Đóng góp của luận văn

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Phương pháp dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực văn

khoa. Kết thúc tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, HS có thể đánh giá tác động của văn bản tới suy nghĩ, cách hành xử của chính các em trong cuộc sống như: từ truyện ngắn Hai đứa trẻ, các em thấy mình cần phải biết ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, vượt lên hoàn cảnh thực tại để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ truyện ngắn Chữ người tử tù, các em thấy mình cần sống hướng thiện, hướng mĩ, biết lên

tiếng phê phán loại bỏ cái ác, cái xấu, có ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc: nghệ thuật chơi chữ…

Về đọc mở rộng: “Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học(bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học” [14,tr 67].

Dựa trên các kiến thức, kĩ năng đã được rèn luyện trong quá trình tìm hiểu truyện ngắn, các em có thể tự đọc, tự cảm thụ các văn bản truyện ngắn ngoài sách giáo khoa của nhiều tác giả thuộc nhiều khuynh hướng và giai đoạn sáng tác khác nhau chẳng hạn như các truyện ngắn của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan (Văn học hiện thực phê phán 1930-1945), Truyện ngắn của Tơ Hồi, Kim Lân (Văn học hiện thực cách mạng 1945-1975)…

Các yêu cầu trên đây của chương trình Ngữ văn 11 đã cho thấy mức độ cao, phức tạp hơn so với lớp dưới về đọc hiểu văn bản cùng thể loại. Chúng tôi sẽ dựa vào yêu cầu này của chương trình Ngữ văn mới (2018) để đề xuất các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực văn học (chủ yếu là năng lực tiếp nhận) cho HS lớp 11.

1.1.2. Phương pháp dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực văn học học

1.1.2.1. Quan niệm về dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực

Trước đây, nhắc đến dạy tác phẩm văn học chúng ta thường nói đến giảng văn. Trong giờ học, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, HS coi cách hiểu của GV là duy nhất nên tiếp nhận thụ động. Trong dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực, GV đã có những đổi mới tích cực, giảm bớt thuyết

giảng, không đọc hộ, hiểu thay, áp đặt cách hiểu cho HS mà hướng dẫn cho HS tìm cách tiếp cận, giải mã VB chủ động, sáng tạo. Bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, GV không chỉ dẫn dắt HS hiểu được nội dung bài học mà còn biết vận dụng những nhận thức ấy vào thực tiễn đời sống. Như vậy, bản chất của việc dạy học đọc hiểu là dạy HS các thao tác, kĩ năng để chiếm lĩnh tác phẩm một cách tích cực, chủ động. Đồng thời qua đó, HS có thể phát triển năng lực đọc hiểu, có thể tự đọc được những VB mới ngồi chương trình; HS có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào giải quyết những tình huống trong học tập hoặc thực tiễn đời sống.

1.1.2.2. Cách dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 11 để phát triển năng lực văn học

Để phát triển năng lực văn học (ở đây tập trung vào năng lực tiếp nhận văn học) cho HS nói chung, cho HS lớp 11 nói riêng thơng qua dạy học đọc hiểu, GV cần:

- Cung cấp cho HS các kiến thức, kĩ năng nền tảng để có thể sẵn sàng đọc hiểu và tiếp nhận văn bản.

- Làm mẫu cho HS cách đọc hiểu và tiếp nhận một văn bản nói chung, văn bản văn học nói riêng.

- Nắm vững được đặc điểm của các thể loại văn học mà HS sẽ đọc và tiếp nhận.

- Nắm vững các yêu cầu cần đạt/biểu hiện của năng lực văn học của HS ở từng khối lớp.

- Nắm vững quy trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học đọc hiểu và tiếp nhận văn bản.

- Thiết kế được các hoạt động để tổ chức cho HS đọc hiểu, tiếp nhận văn bản và đánh giá được khả năng đọc, khả năng cảm thụ văn học của HS.

Trong các yêu cầu trên, việc thiết kế các hoạt động để tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản và đánh giá được khả năng đọc, khả năng cảm thụ văn học của HS là rất quan trọng. Trong đó, cần phải có các hoạt động liên quan đến đọc diễn cảm văn bản; liên tưởng, tưởng tượng khi tìm hiểu về hình tượng và chi tiết nghệ thuật; trải nghiệm văn học.

Trong dạy học, GV sẽ là người tổ chức, hướng dẫn cịn HS cần chủ động tìm hiểu, khám phá, tiếp nhận nội dung của văn bản. Việc dạy đọc hiểu VB theo định hướng phát triển năng lực hướng tới trang bị những kiến thức cơ bản cho HS qua đó giúp HS hình thành những kĩ năng cần thiết để tự mình có thể tiếp nhận văn bản với tư cách là một chủ thể độc lập, một bạn đọc tích cực. Ở một cấp độ cao hơn HS sẽ có những đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân về tác phẩm cũng như rút ra những bài học có thể sử dụng trong cuộc sống sau này. Vì thế trong giờ dạy học theo định hướng phát triển năng lực, GV phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy học. GV là người tổ chức hướng dẫn HS cách đọc để hiểu văn bản và ứng dụng những gì đã đọc được vào thực tiễn đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 27 - 29)