Kế hoạch và tổ chức dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 116)

8. Đóng góp của luận văn

3.4. Kế hoạch và tổ chức dạy học thực nghiệm

Tổ chức dạy học thực nghiệm: Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng nghiệp, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng ở trường TPHT Ba Vì-Hà Nội, Trường chun Lê Q Đơn- Lai Châu. Năng lực của HS hai lớp thuộc khối 11 ở hai trường là tương đương nhau. Các thầy cô giáo dạy thực nghiệm và đối chứng là GV có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Giáo án thực nghiệm là giáo án có vận dụng các phương pháp, chiến lược, kĩ thuật, hệ thống câu hỏi dạy học theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa của tác giả Nam Cao. Giáo án dạy học đối chứng là giáo án soạn theo cách truyền thống, chưa vận dụng các chiến lược, kĩ thuật dạy học, các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực mà chủ yếu dựa vào các câu hỏi sách giáo khoa. Trong thời gian GV tiến hành dạy học thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi trực tiếp dự giờ và sau đó kiểm tra đánh giá kết quả.

3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm

- Chúng tôi đánh giá dựa trên những căn cứ về kết quả tổng hợp của giờ dạy thực nghiệm:

+ GV hoàn thành bài giảng đúng thời gian quy định.

+ HS hiểu bài, giờ học sôi nổi, hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS.

- Đặc biệt, chúng tôi chú trọng đến hiệu quả của giáo án thực nghiệm.

- Sau khi kiểm tra, chúng tôi tiến hành thống kê, đối chiếu kết quả lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Đó chính là cơ sở để chúng tơi đánh giá kết quả của quá trình thực nghiệm.

3.6. Kết quả thực nghiệm

Qúa trình thực nghiệm sư phạm thơng qua giáo án thực nghiệm đã đạt được các mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên cứu với kết quả bước đầu tương đối khả quan:

HS ở hai lớp thực nghiệm đa số có những biểu hiện tích cực trong khi tham gia các tiết học: chủ động chuẩn bị bài, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, cùng làm việc nhóm, trao đổi thảo luận, phản biện, hình thành được các kiến thức, tìm ra kết luận trong giờ học. Đặc biệt là nhiều HS đã biết cách đọc truyện ngắn

theo đặc trưng thể loại, vận dụng đọc mở rộng và thực hành đọc các trích đoạn văn bản truyện ngắn khác (Đơi móng giị, Nước mắt). Đây chính là cơ sở của việc hình thành và phát triển năng lực văn học cho HS. Có thể khẳng định việc dạy học truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực văn học đã góp phần giúp HS chủ động, sáng tạo hơn trong học tập.

Tuy nhiên trong số HS ở hai lớp thực nghiệm vẫn có một số em còn chậm trong các hoạt động nhóm, các em thụ động trong việc tiếp nhận văn bản, phụ thuộc vào câu trả lời của các bạn nhanh hơn và chưa đưa ra được chính kiến riêng hoặc phản biện lại các ý kiến chưa thỏa đáng để hiểu sâu hơn văn bản và rút ra kết luận cuối cùng. Trong phần câu hỏi vận dụng thực tiễn của hai bài Chí Phèo và Đời thừa, một số em còn chưa mạnh dạn trả lời hoặc chưa đưa ra được hướng giải quyết

phù hợp. Phần đọc hiểu văn bản mới trong phần liên hệ, đọc mở rộng một số em vẫn lúng túng chưa tự đọc được và cần sự gợi dẫn của GV.

Để đánh giá chi tiết hơn về kết quả thực nghiệm, chúng tôi thực hiện bài kiểm tra 90 phút đối với hai lớp thực nghiệm và đối chứng (Đề kiểm tra xin xem phần phụ lục 5) và thống kê kết quả kiểm tra như sau (xem trang bên):

Bảng 3.1. Thống kê chi tiết kết quả bài kiểm tra tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Điểm Tổng số HS đạt điểm % HS đạt điểm

ĐC TN ĐC TN 0 0 0 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 3 0 0 0,00 0,00 4 8 6 21,62 16,67 5 9 7 24,33 19,44 6 9 7 24,33 19,44 7 6 7 16,21 19,44 8 4 6 10,81 16,67 9 1 3 2,70 8,34 10 0 0 0 0  37 36 100,00 100,00

Bảng 3.2. Thống kê chi tiết kết quả bài kiểm tra tại trường THPT Ba Vì

Điểm Tổng số HS đạt điểm % HS đạt điểm

ĐC TN ĐC TN 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 2 0 4,55 0 4 7 6 15,90 13,33 5 9 7 20,46 15,56 6 11 10 25 22,22 7 11 15 25 33,33 8 4 6 9,09 13,33 9 0 1 0 2,23 10 0 0 0 0 Tổng 44 45 100 100

Bảng 3.3. Thống kê kết quả kiểm tra theo các phổ điểm tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Lớp Điểm 0-4 Điểm 5-7 Điểm 8-10 Đạt yêu

cầu Đối chứng Số HS 8 24 5 29/37 Tỉ lệ % 21,62 64,87 13,51 78,38% Thực nghiệm Số HS 6 21 9 30/36 Tỉ lệ % 16,67 58,33 25 83,33%

Bảng 3.4. Thống kê kết quả kiểm tra theo các phổ điểm tại trường THPT Ba Vì

Lớp Điểm 0-4 Điểm 5-7 Điểm 8-10 Đạt yêu

cầu Đối chứng Số HS 9 31 4 35/44 Tỉ lệ % 20,45 70,46 9,09 79,55% Thực nghiệm Số HS 6 32 7 39/45 Tỉ lệ % 13,33 71,11 15,56 86,67%

Từ bảng thống kê kết quả của hai bài kiểm tra được thực hiện đối với lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:

Ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, với lớp đối chứng, số HS không đạt yêu cầu trong bài kiểm tra chiếm số lượng ít 8/37 em= 21,62%, số HS đạt yêu cầu chiếm đa số: 29/37 em = 78,38 %. Với lớp thực nghiệm: số em chưa đạt yêu cầu chiếm số lượng ít hơn lớp đối chứng 2 em: 6/36 em=16,67%, số em đạt yêu cầu chiếm đa số: 30/36 em= 83,33%.

Ở trường THPT Ba Vì: với lớp đối chứng, số HS không đạt yêu cầu trong bài kiếm tra chiếm số lượng ít 9/44 em= 20,45%, số HS đạt yêu cầu chiếm đa số: 35/44 em = 79,55 %. Với lớp thực nghiệm: số em chưa đạt yêu cầu là 6/ 45 em= 13,33%, ít hơn lớp thực nghiệm 3 em, số em đạt yêu cầu là 39/45 em=86,67% nhiều hơn lớp đối chứng 4 em.

Các HS không đạt chủ yếu ở mức điểm 4 do không làm tốt phần viết đoạn nghị luận xã hội và viết bài nghị luận văn học vận dụng những kiến thức đã học ở hai bài Đời thừa và Chí Phèo. Trong đó, số HS đạt điểm khá chiếm nhiều hơn lượng điểm giỏi. Đa số các em làm tốt phần đọc hiểu, nghị luận xã hội. Phần làm văn viết theo dạng đề phân tích một đoạn trích và liên hệ với tác phẩm khác các em làm tương đối tốt phần phân tích đoạn trích, cảm nhận chi tiết nghệ thuật cịn phần liên hệ với nhân vật/ chi tiết/ tác phẩm khác các em làm chưa tốt. Số lượng HS đạt điểm giỏi là những em làm tốt cả ba phần đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đặc biệt phần nghị luận xã hội, các em biết so sánh, liên hệ theo yêu cầu đề bài.

Xét tổng thể, Ở trường THPT chuyên Lê Quý Đơn và THPT Ba Vì, tổng số HS đạt từ 0-4 điểm và từ 5-7 điểm ở lớp ĐC đều cao hơn lớp TN; nhưng số HS đạt từ 8-10 điểm thấp hơn lớp TN. Kết quả này cho thấy việc thử nghiệm giáo án theo định hướng phát triển năng lực văn học qua dạy học tác phẩm Chí Phèo và Đời

thừacủa Nam Cao ở lớp TN có kết quả tốt hơn ở lớp ĐC. Điều này cũng là một

minh chứng cho thấy việc dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực văn học sẽ giúp HS dễ dàng tiếp nhận VB một cách tích cực, chủ động hơn.Thiết kế bài học theo các hoạt động và

kết hợp các phương pháp, với các chiến thuật đọc hiểu, kĩ thuật dạy học tích cực đã góp phần nâng cao kết quả và chất lượng giờ học. Có thể nói, hướng nghiên cứu của đề tài có tính khả thi và bước đầu mang lại kết quả đáng khích lệ. Trong giờ học, HS không chỉ sôi nổi học tập mà còn rèn luyện được các kĩ năng đọc hiểu văn bản; vận dụng tốt kiến thức, kĩ năng đọc hiểu để làm những bài kiểm tra, đánh giá theo quy định.

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Quá trình dạy thực nghiệm văn bản Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao thực hiện trong bốn tiết, mỗi văn bản hai tiết theo kế hoạch dạy học của nhà trường. Thời lượng đủ, đảm bảo cho GV và HS triển khai thực nghiệm, vận dụng hiệu quả việc dạy học hai tác phẩm theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS.

Dạy học thực nghiệm đã cung cấp cho HS kiến thức nền về thể loại truyện ngắn, xác định khi đọc, tìm hiểu, tiếp nhận và cảm thụ văn bản cần tập trung đi sâu vào các yếu tố cơ bản của truyện ngắn như cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật…để khai thác và khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học hai truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS. Ngoài ra, việc áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, những chiến thuật, kĩ thuật dạy học hiện đại, tích cực đã giúp GV kiến tạo thành công các hoạt động dạy học, phát huy được năng lực văn học của HS khi tham gia vào hoạt động tiếp nhận văn bản. Sau giờ thực nghiệm, đội ngũ GV dạy và dự giờ đều khẳng định việc áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp HS tích cực, chủ động chuẩn bị bài ở nhà và tiếp nhận kiến thức khi lên lớp, rèn tốt các kĩ năng đọc và tạo lập văn bản, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả tốt hơn cho HS.

Từ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đối với lớp ĐC và lớp TN, chúng tơi lập bảng đối chiếu điểm trung bình kiểm tra và vẽ biểu đồ minh họa để khẳng định tính khả thi của đề tài như sau:

Bảng 3.5. Đối chiếu điểm trung bình kiểm tra tại trường THPTchuyên Lê Q Đơn

Lớp Điểm trung bìnhkiểm tra

Lớp đối chứng 5,8

Lớp thực nghiệm 6,2

Bảng 3.6. Đối chiếu điểm trung bình kiểm tra tại trường THPT Ba Vì

Lớp Điểm trung bìnhkiểm tra

Lớp đối chứng 5,7

Lớp thực nghiệm 6,2

Biểu đồ 3.1. So sánh giá trị điểm trung bình kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của trường THPT Ba Vì và chuyên Lê Quý Đôn

Dựa vào giá trị điểm trung bình kiểm tra và hình ảnh, số liệu thể hiện trên biểu đồ, có thể nhận thấy điểm trung bình kiểm tra của lớp TN hơn lớp ĐC ở trường Lê Q Đơn là 0,4, ở trường Ba Vì là 0,5. Điều này đã cho thấy hiệu quả bước đầu của việc giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS đồng thời thể hiện được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi trong đề bài kiểm tra đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực, có sự đổi mới, thiết kế theo hướng vận dụng, liên hệ, so sánh kết nối, kết

5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 5.9 6 6.1 6.2 6.3 ĐTBKT Ba Vì ĐTBKT Lê Q Đơn Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

hợp yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu đã được học để đọc hiểu văn bản mới ngồi chương trình, cùng tác giả, cùng chủ đề, cùng giai đoạn sáng tác,… để phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong đọc hiểu và trình bày bài của HS.

Kết quả kiểm tra cho thấy lớp TN đạt chất lượng tốt hơn so với lớp ĐC. Điều này cũng là một cơ sở để minh chứng năng lực văn học ở HS tại các lớp thực nghiệm đã được các GV đặc biệt quan tâm và phát triển tương đối tốt.

Dựa trên kết quả dạy học bằng giáo án thực nghiệm và kiểm tra đánh giá thực nghiệm, cả năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ của HS đều đã được chạm đến. Riêng về năng lực văn học, HS ở cả hai trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và THPT Ba Vì trong hai lớp thực nghiệm đều thu được kết quả bước đầu khả quan. Các yêu cầu cần đạt mà HS đã đạt được là các em có khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện các yếu tố thẩm mĩ thông qua việc đọc hiểu nội dung và nghệ thuật của cả hai tác phẩm Đời thừa và Chí Phèo. Đồng thời các em cũng biết đọc, so sánh, liên hệ, mở rộng với các tác phẩm khác của Nam Cao và các nhà văn khác để hiểu sâu hơn về hai tác phẩm, phân tích được ý nghĩa/tác động của tác phẩm tới bản thân; rút ra được những bài học, cách ứng xử trước những tình huống thực tiễn phát sinh. Yêu cầu khó nhất là việc HS sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận. Đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng, có cảm xúc cao đẹp trước thiên nhiên, con người, cuộc sống trong văn học, làm chủ được tình cảm, có hành vi ứng xử phù hợp trước các tình huống trong đời sống. Bởi thực tế thời gian giảng dạy có hạn nên chưa thể đánh giá một cách chính xác năng lực tưởng tượng và cảm xúc thực của các em. Các tình huống đưa ra trong bài học đều là tình huống giả định mà những tình huống phát sinh từ thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Vậy nên để đánh giá được hết một cách toàn diện với từng cá nhân HS với năng lực nhận thức, tư duy, cách xử lí tình huống của mỗi em là khác nhau, GV cần hết sức linh hoạt kết hợp đánh giá quan sát và đánh quá trình với HS. Trong q trình dạy học, ngồi phần cho HS làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tế và bài kiểm tra trên lớp để đánh giá và thu được kết quả nêu trên GV có thể đánh giá thêm qua sản phẩm là các văn bản văn học được tạo lập, dự án mà học sinh hoàn thành sau hai khi học xong hai tác phẩm Đời thừa và Chí Phèo.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương 3, chúng tơi xác định mục đích, u cầu, đối tượng và địa bàn tiến hành thực nghiệm sư phạm. Từ đó bước đầu thiết kế giáo án thực nghiệm vận dụng các phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật, mơ hình câu hỏi bài tập đã đề xuất ở chương 2 và tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích kiểm chứng và đánh giá hiệu quả những đề xuất ở chương 2 của luận văn. Qua phân tích, đánh giá quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy với thiết kế bài học vận dụng phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật, mơ hình câu hỏi bài tập đã đề xuất, GV đã giúp HS biết cách đọc, tiếp nhận văn bản, tránh được lối dạy học một chiều và HS học vẹt trước đây. HS tham gia các tiết học thực nghiệm rất chủ động, tích cực, hào hứng hơn so với HS các lớp đối chứng. Đây là cơ sở để khẳng định Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS là hướng nghiên cứu đúng đắn và có thể triển khai rộng rãi trong các nhà

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mục đích của việc đổi mới dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đọc hiểu văn bản văn học nói riêng ở trường phổ thông hiện nay là để phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em các năng lực chung và năng lực đặc thù của từng bộ môn. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải có kiến thức vững vàng, phương pháp dạy học phù hợp.

Thực tế cho thấy quá trình dạy học văn bản văn học nói chung, tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn ở chương trình lớp 11 nói riêng của giáo viên hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)