Biện pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 61 - 78)

8. Đóng góp của luận văn

2.3.2.Biện pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển

2.3. Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong

2.3.2.Biện pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển

năng lực văn học cho học sinh

Trong dạy học tác phẩm văn chương, câu hỏi được coi là một công cụ dạy học của GV và phương tiện giúp HS tiếp cận tác phẩm, mở rộng suy nghĩ. Trong

quá trình giảng dạy GV cần dùng các câu hỏi để giúp cho việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp, đạt được mục tiêu bài dạy thơng qua các dạng câu hỏi dưới hình thức câu nghi vấn có dấu hỏi ở cuối câu hoặc câu mệnh lệnh, câu cầu khiến.

GV có thể sử dụng câu hỏi ở các mức độ sau đây trong quá trình dạy học: - Ở mức độ nhận biết sử dụng kiểu câu hỏi: Nêu, mô tả, xác định, hồi tưởng… - Ở mức độ thông hiểu sử dụng kiểu câu hỏi: Trình bày, phân tích, suy luận, giải thích, cắt nghĩa,…

- Ở mức độ vận dụng sử dụng kiểu câu hỏi: So sánh, đánh giá…

Qua tìm hiểu thực tế, câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao tập 1 [6], phần hướng dẫn học bài của hai văn bản Chí Phèo và Đời thừa được thiết kế như sau:

Câu hỏi trong tác phẩm Chí Phèo Câu hỏi trong tác phẩm Đời thừa

Hƣớng dẫn học bài:

“1. Tóm tắt đoạn trích, nêu ý chính của từng đoạn đã được đánh số.

2. Hãy nêu ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo.

3. Các mối quan hệ bá Kiến-Chí Phèo và thị Nở-Chí Phèo trong truyện ngắn có ý nghĩa gì trong việc thể hiện số phận, tính cách của nhân vật Chí Phèo?

4. Nêu những diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở dứt tình, Chí Phèo lại xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát? Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong truyện là gì?

5. Ngơn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ

Hƣớng dẫn học bài:

“1. Dựa vào nội dung truyện ngắn hãy nêu rõ?

a. Ý nghĩa của hai chữ đời thừa được dùng làm tên truyện

b. Việc tự ý thức được tình trạng sống thừa như thế cho thấy đặc điểm nổi bật gì ở nhân vật trí thức Nam Cao.

2. Truyện thể hiện những mâu thuẫn cứ trở đi trở lại giằng xé nội tâm nhân vật Hộ. Đó là những mâu thuẫn gì? Vì sao Hộ khơng giải quyết được những mâu thuẫn ấy?

3. Nỗi đau tinh thần của Hộ là nỗi đau gì? Trong khi thể hiện nỗi đau này của Hộ, Nam Cao khơng chỉ bộc lộ lịng thương cảm mà còn thể hiện niềm trân

nhân vật trong truyện ngắn này có những điểm gì đặc sắc? (Chú ý lời trần thuật nửa trực tiếp ở đoạn mở đầu (đoạn 1), độc thoại nội tâm của Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu (đoạn 3); những lời đối thoại giữa Chí Phèo với Thị Nở (đoạn 4) và nhất là với bá Kiến ở gần cuối truyện (đoạn 5)).

6. Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo” [6,tr.188-189].

trọng đối với nhân vật của mình. Hãy phân tích để làm rõ điều đó.

4. Phân tích biệt tài tâm lí nhân vật của Nam Cao trong một vài đoạn cụ thể (đoạn 1 hoặc đoạn 4)

5. Sự đan xen giữa những đoạn kể về hiện tại với những đoạn kể về quá khứ (theo hồi ức của nhân vật) trong truyện ngắn có tác dụng thế nào đối với việc tạo tính hàm súc và thể hiện tâm lí nhân vật? 6. Truyện Đời thừa có kết cấu như thế nào? Hãy so sánh với truyện Chí Phèo ở phương diện này.

7. Có thể xem Đời thừa là truyện ngắn mang ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Đọc đoạn 1 và 3, chỉ ra và giải thích một số câu, đoạn tiêu biểu để làm rõ tuyên ngôn ấy” [6,tr.208].

Bài tập nâng cao

Phân tích và làm nổi bật tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo hoặc bá Kiến [6,tr.189]

Bài tập nâng cao

Ngôn ngữ Đời thừa đậm chất suy tư, triết lí. Hãy tìm và phân tích một số biểu hiện của đặc điểm này trong tác phẩm [6,tr.208].

Chúng tôi nhận thấy về cơ bản các câu hỏi đã đáp ứng được các mục tiêu chung của chương trình hiện hành (2006) dành cho lớp 11 và mục tiêu riêng của hai bài Đời thừa và Chí Phèo như sau:

Mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn 11 (2006) phần văn bản văn học, HS cần:

Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích, sự đa dạng của nội dung và phong cách, cách cảm hứng sáng tác lãng mạn,

hiện thực, trào phúng, ý nghĩa nhân văn, nghệ thuật tả cảnh, tả người; Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945; Biết cách đọc hiểu một số tác phẩm, hoặc một đoạn trích tự sự hiện đại theo đặc trưng thể loại [7,tr.123]. Và mục tiêu riêng của từng tác phẩm:

- Với Chí Phèo: Thấy được số phận khốn cùng, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ qua hình tượng Chí Phèo và niềm thương cảm, trân trọng của Nam Cao đối với họ; Hiểu được nghệ thuật xây dựng cốt truyện, cách miêu tả tâm lí nhân vật, lối kể chuyện đặc sắc của tác giả [6, tr.178].

- Với Đời thừa: Hiểu được bi kịch tinh thần đau đớn của người nghệ sĩ

nghèo có hồi bão trong xã hội cũ và thái độ thương cảm, trân trọng của Nam Cao đối với họ; Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ đặc sắc của tác giả [6, tr.202].

Tuy nhiên nếu dựa trên chương trình và các yêu cầu cần đạt về năng lực ở lớp 11 theo chương trình Ngữ văn phổ thông mới (2018) và ở bài Đời thừa, Chí Phèo đã nêu ở phần mục tiêu (đầu chương 2) thì các câu hỏi trong sách giáo khoa

hiện hành lại tồn tại một số bất cập ví dụ như: chưa sắp xếp theo tiến trình đọc hiểu: trước, trong và sau khi đọc nên HS cịn gặp khó khăn trong việc hệ thống các câu hỏi tiếp nhận; mức độ các câu hỏi tập trung chủ yếu ở mức độ nhận biết, thơng hiểu, chưa có vận dụng cao, chưa có câu hỏi theo hướng vận dụng thực tiễn, xử lí các tình huống liên hệ từ bài học, chưa có câu hỏi vận dụng kĩ năng đọc vào một văn bản ngoài sách giáo khoa…

Nhận thấy một số những bất cập còn tồn tại trong cách thiết kế câu hỏi hai bài Chí Phèo và Đời thừa của sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao 11 tập 1 theo

chương trình hiện hành (2006) như trên và kế thừa mơ hình đề xuất xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực của các tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thuý [61], Lê Hải Anh [1], Lê Thị Bích Hảo [23], Đồn Thị Hà [20],chúng tôi chọn lọc, đề xuất hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo tiến trình trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc để phát triển năng lực văn học cho HS lớp 11 qua dạy học truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa của nhà văn Nam Cao như sau:

TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Câu hỏi yêu cầu HS huy động những kiến thức hiểu biết về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp sáng tác), về hoàn cảnh ra đời của văn bản.

2. Câu hỏi yêu cầu HS thể hiện những hiểu biết, trải nghiệm của HS về những vấn đề, sự việc, nội dung sẽ được nhắc đến trong VB.

3. Câu hỏi yêu cầu HS thể hiện những hiểu biết về đặc điểm thể loại của VB.

4. Câu hỏi yêu cầu HS xác định mục đích đọc văn bản (Vd: Mục đích của em khi đọc VB này là gì?...).

5. Câu hỏi yêu cầu HS thể hiện vốn ngôn ngữ liên quan đến đề tài, chủ đề của VB.

6. Câu hỏi u cầu HS dự đốn, hình dung về đề tài, chủ đề, nội dung, bối cảnh, nhân vật… của VB dựa trên nhan đề/ hình ảnh minh họa/ hoản cảnh ra đời/ mục đích sáng tác… của VB.

7. Câu hỏi yêu cầu HS thể hiện những điều muốn biết, muốn trao đổi khi đọc VB.

8. Câu hỏi khuyến khích HS ghi lại những suy nghĩ, câu hỏi của mình về VB trước khi đọc.

TRONG KHI ĐỌC

1. Câu hỏi yêu cầu HS nhận biết, phát hiện các thông tin quan trọng về tác giả, về bối cảnh sáng tác; hệ thống nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật; bối cảnh (không gian và thời gian); cốt truyện; đề tài, chủ đề; ngơi kể; ngơn ngữ trần thuật; tình huống truyện; kết cấu; thái độ/tình cảm/quan điểm/tư tưởng /phong cách của tác giả.

2. Câu hỏi yêu cầu HS đọc diễn cảm VB. 3. Câu hỏi yêu cầu HS kể tóm tắt lại VB.

4. Câu hỏi yêu cầu HS xác định những thông tin/ chi tiết quan trọng nhất trong VB; giải thích ý nghĩa và phân tích vai trị của những chi tiết ấy; xác định những chi tiết, ý chính cần bình luận.

5. Câu hỏi u cầu HS dự đoán về những sự việc sẽ xảy ra tiếp theo dựa trên các từ ngữ, chi tiết của VB.

6. Câu hỏi yêu cầu HS lí giải, suy luận về các vấn đề của truyện dựa trên các từ ngữ, chi tiết của VB.

7. Câu hỏi yêu cầu HS tìm hiểu, xác định nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng) của một số từ ngữ, câu, hình ảnh hay/ khó hiểu/ quan trọng… trong VB.

8. Câu hỏi yêu cầu HS liên tưởng, tưởng tượng. SAU KHI

ĐỌC

1. Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá, suy luận để tìm hiểu ý nghĩa của văn bản.

2. Câu hỏi yêu cầu HS phân tích, đánh giá:

+ Về cách thể hiện các yếu tố làm nên VB: nhân vật, bối cảnh, đề tài chủ đề, vấn đề/mâu thuẫn/xung đột, các tình tiết, sự kiện xảy ra và sự phát triển của mâu thuẫn, cao trào/nút thắt/đỉnh điểm, chuỗi hệ quả của các sự kiện, kết thúc); phân tích, giải thích sự tương tác/ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố; phân tích, đánh giá sự tác động của tác giả đối với việc tạo ra sự phát triển và sự liên quan của các yếu tố.

+ Về giá trị biểu đạt nội dung của VB, ý nghĩa của các cách thức tổ chức, cấu trúc VB để đạt được những mục đích biểu đạt cụ thể.

+ Về thái độ/tình cảm/quan điểm/tư tưởng của tác giả thể hiện trong VB.

+ Về phong cách của tác giả.

3. Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá các dự đoán trước đó.

4. Câu hỏi yêu cầu HS liên hệ giữa VB này với VB khác, giữa nội dung của VB với cuộc sống.

5. Câu hỏi yêu cầu HS vận dụng những điều đã đọc vào cuộc sống của HS.

6. Câu hỏi yêu cầu HS đọc các văn bản khác cùng thể loại/đề tài/ tác giả để phát triển khả năng đọc và mở rộng phạm vi đọc. HS có thể tìm đọc các văn bản theo gợi ý của GV hoặc tự tìm văn bản tương đương với văn bản đã được hướng dẫn đọc trên lớp (GV cũng có thể thiết kế các đề kiểm tra đọc hiểu mà ngữ liệu là văn bản mới nhưng

tương đương với văn bản HS đã được hướng dẫn đọc. Với các VB mới, GV thiết kế các câu hỏi tương tự như các câu hỏi với VB được hướng dẫn trên lớp, trong đó buộc phải có các câu hỏi cốt lõi).

Lưu ý - Trong quá trình trả lời các câu hỏi đã nêu trong hệ thống HS có thể lựa chọn hình thức trình bày bằng ngơn từ, vẽ biểu bảng, sơ đồ, vẽ tranh, sáng tác, diễn kịch...tùy theo yêu cầu cụ thể của GV đưa ra ở từng câu hỏi cụ thể gắn với mỗi bài học.

- Từ mơ hình câu hỏi chung này GV có thể đưa ra những câu hỏi tương tự với mỗi truyện mà HS tiếp nhận.

- Các câu hỏi được đề xuất trong hệ thống là các câu hỏi cơ bản, tùy theo từng tác phẩm, đối tượng, năng lực của HS mà GV cần linh hoạt sử dụng. Trong q trình giảng dạy GV có thể bớt/ thêm các câu hỏi chi tiết để gợi dẫn HS tiếp nhận và lĩnh hội tri thức bài học cho phù hợp với thời gian và đối tượng người học.

Dưới đây chúng tôi đề xuất các câu hỏi liên quan tới việc tiếp nhận truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa thơng qua việc tìm hiểu các yếu tố thẩm mĩ của văn bản. Với mỗi yếu tố chúng tôi minh họa bằng một số câu hỏi cụ thể. Khi giảng dạy GV có thể thêm, hoặc bớt số lượng câu hỏi sao cho phù hợp với thời lượng bài dạy, sự tiếp nhận của HS.

2.3.2.1. Với tác phẩm Chí Phèo

* Câu hỏi trước khi đọc

- Từ những kiến thức đã có về truyện ngắn Lão Hạc (lớp 8), em hãy chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu thêm về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo?

- Dựa trên nhan đề, những thơng tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, em thử đốn xem nhân vật chính trong truyện là ai? có đặc điểm ngoại hình, số phận, tính cách như thế nào?

- Theo em ai sẽ là người kể chuyện và truyện được kể theo cách nào? Kết thúc đóng hay mở?

- Theo em, những yếu tố quan trọng khi đọc một truyện ngắn là những yếu tố nào?

* Câu hỏi trong khi đọc

Câu hỏi nhận diện, phân tích khơng gian, thời gian nghệ thuật

- Có những thời gian nào được nhắc đến trong truyện khi tác giả kể về Chí Phèo? Thời gian ấy được sắp xếp theo trật tự như thế nào? Có liền mạch khơng? Vì sao?

- Cuộc sống của nhân vật Chí Phèo gắn với những không gian nào? Hãy nêu đặc điểm của những khơng gian đó và cho biết việc tác giả lựa chọn không gian nghệ thuật như vậy có ý nghĩa gì?

Câu hỏi nhận diện người kể chuyện, ngơi kể, điểm nhìn, trình tự kể chuyện, lời người kể chuyện

- Tác giả đã lựa chọn kể chuyện theo ngôi thứ mấy? Việc chọn ngơi kể này có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm Chí

Phèo?

- Truyện Chí Phèo được kể theo trình tự nào? Trình tự kể ấy đưa đến những

hiệu quả như thế nào?

- Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có những điểm đặc sắc nào? (Chú ý lời trần thuật nửa trực tiếp ở đoạn mở đầu (đoạn 1), độc thoại nội tâm của Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu (đoạn 3); những lời đối thoại giữa Chí Phèo với Thị Nở (đoạn 4) và nhất là với bá Kiến ở gần cuối truyện (đoạn 5)).

Câu hỏi nhận diện câu chuyện, cốt truyện

Sơ đồ 2.2. Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo dạng sơ đồ hình mạng nhện

(Nguồn: Đồn Thị Hà, Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 12 qua dạy học truyện ngắn của Việt Nam giai đoạn 1945- 1975, 2018 [20])

- Tóm tắt đoạn trích trong SGK, nêu ý chính của từng đoạn từ đó viết thành

một đoạn văn hồn chỉnh từ 10-15 câu.

Câu hỏi nhận diện và phân tích, đánh giá kết cấu, tình huống truyện - Đọc kĩ truyện Chí Phèo và xác định huống truyện.Từ đó nhận xét về nét

riêng trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác phẩm. Qua tình huống đã nêu, tác giả cho thấy sự thay đổi gì về cuộc đời của nhân vật? Thơng điệp nào được tác giả gửi gắm qua tình huống đó?

- Xác định kết cấu của truyện ngắn Chí Phèo, từ đó phân tích ý nghĩa của

cách kết cấu truyện mà Nam Cao đã lựa chọn.

Câu hỏi nhận diện, phân tích, đánh giá nhân vật

- Đọc kĩ truyện Chí Phèo, vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống các chi tiết liên quan

đến nhân vật. Từ đó, phân tích kĩ các chi tiết để làm rõ đặc điểm của nhân vật.

- Diễn lại phân đoạn Thị Nở mang cháo hành cho Chí Phèo. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong đoạn này.

Sự việc 1 Sự việc 2

Sự việc n

Cốt

truyện Sự việc 3

- Sưu tầm các nhận xét, đánh giá về nhân vật Thị Nở. Hãy chỉ ra sự giống và

khác nhau giữa các quan điểm ấy và cho biết quan điểm riêng của em về nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 61 - 78)