Bám sát văn bản văn học, nghệ thuật viết truyện của nhà văn Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 43 - 46)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.4.Bám sát văn bản văn học, nghệ thuật viết truyện của nhà văn Nam Cao

các hình thức phát triển năng lực văn học

2.2.4.1. Bám sát văn bản văn học

Ở cuốn Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT [55], các tác giả đã nhắc tới việc trong mơ hình một giờ giảng văn, GV là người cảm thụ rồi giảng cho HS nghe về tác phẩm, như vậy HS được tiếp xúc với văn bản đã được tiếp nhận của GV là “thế bản”. Dạy học đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực văn học cho HS, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, HS phải làm việc trực tiếp với văn bản trên cơ sở hiểu văn bản. Theo lí thuyết tiếp nhận, văn bản chưa phải là tác phẩm, chỉ khi nào thông qua sự tiếp nhận của độc giả, văn bản mới trở thành tác phẩm. Vậy nên ban đầu những tác phẩm hay trích đoạn được in trong sách giáo khoa chỉ là các văn bản. Nhưng những văn bản này đã trở thành tác phẩm khi sống trong “sự đọc” của HS. Tác giả Probst, R.E đã đưa ra lời khuyên:“GV không nên hướng dẫn HS

theo các kết luận dự kiến và duy trì nó bằng thẩm quyền quyết định của mình về các tác phẩm văn học, thay vào đó họ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn nhưng thú vị khi thừa nhận sự sáng tạo của người đọc trong từng bài đọc và sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt”[55,tr.48]. Như vậy, văn bản nói chung, văn bản văn học và việc đọc

hiểu văn bản của mỗi HS nói riêng là căn cứ quan trọng, là yêu cầu bắt buộc để HS trở thành người tiếp nhận, đồng sáng tạo với nhà văn.

Văn bản văn học là loại văn bản có đặc điểm nổi bật về tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính truyền cảm, tính độc đáo gắn với hệ thống ngơn ngữ giàu tính nghệ thuật. Về cấu trúc, văn bản văn học gồm ba tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng ý nghĩa. Dạy học đọc hiểu văn bản phải bám sát những đặc tính này. Phải tổ chức cho HS đọc và hiểu được nghĩa của lớp ngôn từ như từ, câu, đoạn…, Phải tái hiện và lí giải được các đặc điểm của hình tượng nghệ thuật: nhân vật, khơng gian, thời gian…Phải khám phá được nội dung ý nghĩa văn bản và thông điệp của người viết, bổ sung những ý nghĩa mới cho tác phẩm sau khi tiếp nhận. Bên cạnh đó, mỗi

văn bản văn học lại có đặc điểm riêng về thể loại nên cần chú ý cả những yếu tố về thể loại.

Theo đó, những vấn đề cụ thể phải bám sát ở hai văn bản truyện ngắn Đời thừa và Chí Phèo là: Tầng ngôn từ và ý nghĩa của ngôn từ mà nhà văn Nam Cao đã thể hiện trong tác phẩm qua cách dùng từ, viết câu, dựng đoạn…Tầng hình tượng qua việc tác giả xây dựng, tái hiện, lí giải được các đặc điểm của hình tượng nhân vật: Chí Phèo, bá Kiến, Thị Nở, Hộ, Từ; hình tượng khơng gian: Làng Vũ Đại, nhà của Hộ, tòa soạn…Tầng ý nghĩa thể hiện ở nội dung thông điệp mà Nam Cao muốn gửi gắm trong hai tác phẩm về đề tài người nơng dân- Chí Phèo, người trí thức- Đời thừa.

2.2.4.2. Bám sát nghệ thuật viết truyện của nhà văn Nam Cao

“Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn biến tâm lí nhân vật. Ngịi bút của ơng có thể thâm nhập vào q trình vào những q trình tâm lí phức tạp, ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người, từ đó dụng lên được những nhân vật tư tưởng- vừa có tầm khái quát lớn, vừa có cá tính độc đáo. Theo dịng cảm nghĩ của nhân vật, mạch tự sự của tác phẩm Nam Cao thường đảo lộn trật tự tự nhiên của thời gian, không gian, tạo nên lối kết cấu vừa linh hoạt, vừa hết sức chặt chẽ. Cũng vì am hiểu tâm lí nhân vật mà Nam Cao đã tạo được nhiều đối thoại và độc thoại nội tâm rất chân thật và sinh động

Một nét hấp dẫn khác của truyện Nam Cao là tính triết lí sâu sắc, triết lí mà khơng khơ khan, xuất phát từ cuộc sống thực và từ tâm tư đầy đau đớn, dằn vặt của nhà văn. Đọc truyện Nam Cao, không nên chỉ chú ý tới đề tài hay nội dung xã hội trực tiếp của tác phẩm mà còn phải căn cứ vào những tư tưởng của ông phát biểu qua hình tượng và mệnh đề triết lí ơng rút ra từ thực tế

Truyện của Nam Cao luôn thay đổi giọng điệu trong đó có hai giọng cơ bản nhất: giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hay khinh bạc: y, thị, hắn…và giọng trữ tình sơi nổi tha thiết, thường mở đầu bằng những thán từ như “chao ôi”, “hỡi ôi”…Hai giọng văn đối lập nhau cứ chuyển hóa qua lại, tạo nên những trang viết thú vị, lơi cuốn. Ngồi ra là giọng điệu khác nhau của các nhân vật được trần thuật bằng lời kể trực tiếp hay nửa trực tiếp” [6, tr.213].

Dạy học truyện ngắn của Nam Cao cần làm nổi bật tư tưởng của nhà văn là: “Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thường thể hiện tư tưởng chung đó là nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới” [6,tr.212].

Như vậy có thể thấy: đặc điểm truyện ngắn Nam Cao có các yếu tố và căn cứ cần thiết để phát triển năng lực văn học cho HS đó là các yếu tố thẩm mĩ ở cả phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật mà HS cần phải tiếp nhận trong quá trình đọc hiểu văn bản đó là:

- Khơng gian, thời gian nghệ thuật - Cốt truyện

- Hệ thống nhân vật, lời nhân vật

- Người kể chuyện, trình tự kể, lời người kể chuyện - Điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn

- Tình huống truyện

- Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc

- Nội dung tư tưởng của tác phẩm (Vấn đề đời sống được phản ánh qua cách miêu tả, qua cảm xúc, suy nghĩ của tác giả)

- Phong cách tác giả

Dựa vào các yếu tố này, GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài học giúp HS tiếp nhận văn bản.Vì vậy dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao ở chương trình Ngữ văn lớp 11 nhất thiết phải bám sát đặc điểm nghệ thuật viết truyện của tác giả.

2.2.4.3. Bám sát các hình thức phát triển năng lực văn học

Trong quá trình dạy học truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa, GV định hướng phát triển năng lực văn học cho HS thơng qua hai hình thức:

- Tiếp nhận văn bản văn học thể hiện qua việc vận dụng kiến thức văn học (hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách, quan niệm của nhà văn Nam Cao, hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm: Chí Phèo, Đời thừa, ngun mẫu hình

tượng: Chí Phèo, bá Kiến, khơng gian nghệ thuật: làng Vũ Đại) và kinh nghiệm cá nhân vào việc đọc, giải mã, kiến tạo nghĩa và đánh giá hai văn bản. Tiếp nhận,

thưởng thức vẻ đẹp của con người, sự việc, ngôn từ nghệ thuật; qua vẻ đẹp nhân văn của đề tài, chủ đề, tư tưởng và hình tượng nghệ thuật, qua thế giới hình tượng trong tác phẩm văn học, HS biết làm chủ bản thân và có ứng xử phù hợp, sáng tạo khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Tạo lập văn bản bằng khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng ngơn từ mang tính thẩm mĩ cao. Trọng tâm của tạo lập văn bản là HS có thể tạo nên được một tác phẩm bằng ngơn từ có tính thẩm mĩ cao như một bài thơ, một truyện ngắn, một vở kịch… từ tác phẩm đã học. Tuy nhiên trên thực tế, việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, GV vẫn hướng HS đến tiếp nhận văn bản nhiều hơn là sáng tạo văn bản. Hơn nữa mức độ sáng tạo của HS trong nhà trường có giới hạn nhất định. Khơng thể địi hỏi tất cả các em sau mỗi giờ học văn nhất thiết phải sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật như nhà văn theo kiểu học thơ thì làm được thơ, học truyện ngắn, tiểu thuyết thì phải sáng tác được truyện ngắn, tiểu thuyết như tác giả vì năng lực của mỗi em là khác nhau. Chúng ta khuyến khích các em nhưng không coi đây là yêu cầu duy nhất, cần khích lệ và trân quý những cố gắng của HS dù là nhỏ như: viết bài cảm nhận, tưởng tượng sáng tạo về nhân vật, cắt nghĩa lí giải, bình về một chi tiết, hình tượng nhân vật. Xa hơn hơn các em có thể sáng tác thơ, một truyện ngắn, một vở kịch… dựa trên nền kiến thức đã học, các kĩ năng đã được rèn luyện khi học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa để phát huy năng lực văn học của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 43 - 46)