Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 120 - 169)

8. Đóng góp của luận văn

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Q trình dạy thực nghiệm văn bản Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao thực hiện trong bốn tiết, mỗi văn bản hai tiết theo kế hoạch dạy học của nhà trường. Thời lượng đủ, đảm bảo cho GV và HS triển khai thực nghiệm, vận dụng hiệu quả việc dạy học hai tác phẩm theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS.

Dạy học thực nghiệm đã cung cấp cho HS kiến thức nền về thể loại truyện ngắn, xác định khi đọc, tìm hiểu, tiếp nhận và cảm thụ văn bản cần tập trung đi sâu vào các yếu tố cơ bản của truyện ngắn như cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật…để khai thác và khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học hai truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS. Ngoài ra, việc áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, những chiến thuật, kĩ thuật dạy học hiện đại, tích cực đã giúp GV kiến tạo thành công các hoạt động dạy học, phát huy được năng lực văn học của HS khi tham gia vào hoạt động tiếp nhận văn bản. Sau giờ thực nghiệm, đội ngũ GV dạy và dự giờ đều khẳng định việc áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp HS tích cực, chủ động chuẩn bị bài ở nhà và tiếp nhận kiến thức khi lên lớp, rèn tốt các kĩ năng đọc và tạo lập văn bản, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả tốt hơn cho HS.

Từ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đối với lớp ĐC và lớp TN, chúng tôi lập bảng đối chiếu điểm trung bình kiểm tra và vẽ biểu đồ minh họa để khẳng định tính khả thi của đề tài như sau:

Bảng 3.5. Đối chiếu điểm trung bình kiểm tra tại trường THPTchuyên Lê Quý Đôn

Lớp Điểm trung bìnhkiểm tra

Lớp đối chứng 5,8

Lớp thực nghiệm 6,2

Bảng 3.6. Đối chiếu điểm trung bình kiểm tra tại trường THPT Ba Vì

Lớp Điểm trung bìnhkiểm tra

Lớp đối chứng 5,7

Lớp thực nghiệm 6,2

Biểu đồ 3.1. So sánh giá trị điểm trung bình kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của trường THPT Ba Vì và chuyên Lê Quý Đôn

Dựa vào giá trị điểm trung bình kiểm tra và hình ảnh, số liệu thể hiện trên biểu đồ, có thể nhận thấy điểm trung bình kiểm tra của lớp TN hơn lớp ĐC ở trường Lê Q Đơn là 0,4, ở trường Ba Vì là 0,5. Điều này đã cho thấy hiệu quả bước đầu của việc giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS đồng thời thể hiện được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi trong đề bài kiểm tra đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực, có sự đổi mới, thiết kế theo hướng vận dụng, liên hệ, so sánh kết nối, kết

5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 5.9 6 6.1 6.2 6.3 ĐTBKT Ba Vì ĐTBKT Lê Q Đơn Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

hợp yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu đã được học để đọc hiểu văn bản mới ngồi chương trình, cùng tác giả, cùng chủ đề, cùng giai đoạn sáng tác,… để phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong đọc hiểu và trình bày bài của HS.

Kết quả kiểm tra cho thấy lớp TN đạt chất lượng tốt hơn so với lớp ĐC. Điều này cũng là một cơ sở để minh chứng năng lực văn học ở HS tại các lớp thực nghiệm đã được các GV đặc biệt quan tâm và phát triển tương đối tốt.

Dựa trên kết quả dạy học bằng giáo án thực nghiệm và kiểm tra đánh giá thực nghiệm, cả năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ của HS đều đã được chạm đến. Riêng về năng lực văn học, HS ở cả hai trường THPT chuyên Lê Quý Đơn và THPT Ba Vì trong hai lớp thực nghiệm đều thu được kết quả bước đầu khả quan. Các yêu cầu cần đạt mà HS đã đạt được là các em có khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện các yếu tố thẩm mĩ thông qua việc đọc hiểu nội dung và nghệ thuật của cả hai tác phẩm Đời thừa và Chí Phèo. Đồng thời các em cũng biết đọc, so sánh, liên hệ, mở rộng với các tác phẩm khác của Nam Cao và các nhà văn khác để hiểu sâu hơn về hai tác phẩm, phân tích được ý nghĩa/tác động của tác phẩm tới bản thân; rút ra được những bài học, cách ứng xử trước những tình huống thực tiễn phát sinh. Yêu cầu khó nhất là việc HS sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận. Đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng, có cảm xúc cao đẹp trước thiên nhiên, con người, cuộc sống trong văn học, làm chủ được tình cảm, có hành vi ứng xử phù hợp trước các tình huống trong đời sống. Bởi thực tế thời gian giảng dạy có hạn nên chưa thể đánh giá một cách chính xác năng lực tưởng tượng và cảm xúc thực của các em. Các tình huống đưa ra trong bài học đều là tình huống giả định mà những tình huống phát sinh từ thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Vậy nên để đánh giá được hết một cách toàn diện với từng cá nhân HS với năng lực nhận thức, tư duy, cách xử lí tình huống của mỗi em là khác nhau, GV cần hết sức linh hoạt kết hợp đánh giá quan sát và đánh quá trình với HS. Trong q trình dạy học, ngồi phần cho HS làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tế và bài kiểm tra trên lớp để đánh giá và thu được kết quả nêu trên GV có thể đánh giá thêm qua sản phẩm là các văn bản văn học được tạo lập, dự án mà học sinh hoàn thành sau hai khi học xong hai tác phẩm Đời thừa và Chí Phèo.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương 3, chúng tơi xác định mục đích, u cầu, đối tượng và địa bàn tiến hành thực nghiệm sư phạm. Từ đó bước đầu thiết kế giáo án thực nghiệm vận dụng các phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật, mơ hình câu hỏi bài tập đã đề xuất ở chương 2 và tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích kiểm chứng và đánh giá hiệu quả những đề xuất ở chương 2 của luận văn. Qua phân tích, đánh giá q trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy với thiết kế bài học vận dụng phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật, mơ hình câu hỏi bài tập đã đề xuất, GV đã giúp HS biết cách đọc, tiếp nhận văn bản, tránh được lối dạy học một chiều và HS học vẹt trước đây. HS tham gia các tiết học thực nghiệm rất chủ động, tích cực, hào hứng hơn so với HS các lớp đối chứng. Đây là cơ sở để khẳng định Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho HS là hướng nghiên cứu đúng đắn và có thể triển khai rộng rãi trong các nhà

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mục đích của việc đổi mới dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đọc hiểu văn bản văn học nói riêng ở trường phổ thơng hiện nay là để phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em các năng lực chung và năng lực đặc thù của từng bộ môn. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải có kiến thức vững vàng, phương pháp dạy học phù hợp.

Thực tế cho thấy quá trình dạy học văn bản văn học nói chung, tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn ở chương trình lớp 11 nói riêng của giáo viên hiện nay chưa giúp học sinh đạt được mục tiêu và phát triển năng lực văn học. Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp, chiến lược và kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động trong q trình dạy học đọc hiểu văn bản trong đó có dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực văn học là cần thiết.

Dựa vào kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tơi khẳng định tính khả thi của đề tài Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11

theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh. Với những kết quả đạt được ban đầu thông qua thực nghiệm sư phạm với hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa, chúng tôi tin tưởng rằng việc vận dụng các biện pháp dạy học theo định

hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh như đã đề xuất có thể ứng dụng rộng rãi ở khối 11 nói riêng và cấp trung học phổ thơng nói chung bởi chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng có rất nhiều tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho các giai đoạn văn học, các tác giả và cũng rất phù hợp khi dạy học theo hướng này để đáp ứng được mục tiêu ở từng cấp học, lớp học, bài học mà chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới (2018) đã chỉ rõ.

2. Khuyến nghị

Cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản bởi dạy học đọc hiểu có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực văn học cho học sinh. Để đạt được yêu cầu và mục tiêu đổi mới giáo dục, chúng tôi đề nghị những vấn đề cần quan tâm như sau:

Năng lực của giáo viên phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Giáo viên cần có đủ kỹ năng, tâm huyết, sự nhiệt tình và sáng tạo trong việc kết hợp tốt các

phương pháp truyền thống và các chiến thuật, kĩ thuật dạy học hiện đại, thiết kế được hệ thống câu hỏi của bài dạy theo định hướng phát triển năng lực như một công cụ đắc lực giúp giáo viên hướng dẫn giao nhiệm vụ để học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ, chiếm lĩnh kiến thức bài học, hình thành tốt các kĩ năng và phát triển được các năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn đặc biệt là năng lực văn học.

Chất lượng giáo viên do quá trình đào tạo quyết định. Các trường sư phạm cần thay đổi, bổ sung, hồn thiện các giáo trình đào tạo phương pháp phù hợp với đặc thù bộ mơn, hồn cảnh giáo dục và xu thế phát triển.

Các nhà trường phải tạo điều kiện thực sự cho giáo viên đổi mới, phải chấp nhận các thể nghiệm và ứng dụng mới với tinh thần mạnh dạn, quyết tâm, cầu thị.

Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, song chắc chắn luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầycô và bạn đọc quan tâm đến đề tài để chúng tơi hồn thiện luận văn của mình tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Hải Anh (2017), Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học truyện ngắn Nam Cao ở trường phổ thơng,

Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 33 (2), tr 61-67.

2. Lê Hải Anh (2017), Ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Tạ Thị Vân Anh (2017), Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học

truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ở THCS, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo

dục, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

4. Dương Văn Binh (2005), Hướng dẫn dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam

Cao ở nhà trường THPT theo đặc trưng thi pháp loại thể, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

5. Hoàng Hoà Bình (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (6), tr 21-31.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 11 nâng cao tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ

văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 8 tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh

giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng chương trình tổng thể.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt Bỉ, Dạy và học tích cực-Một số

phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ

văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng chương trình tổng thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Hà Chi (2016), Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học

truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,

Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

17. Lê Linh Chi (2010), Thiết kế giờ học tác phẩm Chí Phèo theo hướng đối thoại, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Hồng Thị Chun (2011), Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn,

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Minh Duyên (2017), Xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Văn cấp THPT, Luận văn thạc sĩ Sư

phạm Ngữ văn, Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Đoàn Thị Hà (2018), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực văn học

cho học sinh lớp 12 qua dạy học truyện ngắn của Việt Nam giai đoạn 1945- 1975, Luận văn thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Giáo dục-Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Bùi Thu Hà (2014), Dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao theo hướng

cấu trúc hệ thống, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội,

Hà Nội.

22. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực, Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học

Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Phạm Thị Thu Hiền (2014), So sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục

Việt Nam.

25. Nguyễn Mạnh Hoàng (2015), Dạy học văn học sử (Ngữ văn lớp 11) theo định

hướng phát triển năng lực tự học của người học, Luận văn Thạc sĩ Sư

phạm Ngữ văn, Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Đỗ Kim Hồi (2009), Tư liệu Ngữ Văn 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 27. Hội đồng Quốc Gia (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, NxbTừ điển

Bách Khoa, Hà Nội.

28. Sái Cơng Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hồng Hà, Lê Đức Ngọc (2017), Giáo

trình kiểm tra đánh giá trong dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Bùi Mạnh Hùng và Cho Jae Hyun (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn của Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí ngơn ngữ và đời sống, (12), tr

21-27.

30. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 120 - 169)