Truyện ngắn và đặc điểm của truyện ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 29 - 30)

8. Đóng góp của luận văn

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Truyện ngắn và đặc điểm của truyện ngắn

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về truyện ngắn. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của

truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [22, tr.370]. Ở Giáo trình lí luận văn học-tác phẩm, thể loại

văn học, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự.

Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn gần gũi với hình thức truyện dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười...Nhưng thực ra khơng phải. Nó gần gũi với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời” [49, tr.80].

Các định nghĩa nêu trên đều chỉ ra điểm chung truyện ngắn là tác phẩm tự sự và có dung lượng ngắn, có sức bao chứa lớn về nội dung, tư tưởng. Như vậy có thể hiểu:“Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể

bằng văn xi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thơng thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang” [72].

Nét đặc trưng của truyện ngắn là thường khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người nên trong truyện ngắn thường có ít nhân vật hoặc ít sự kiện phức tạp. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật như một mảnh nhỏ của thế giới, hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã

hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian hạn chế, kết cấu của truyện ngắn không chia nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản, liên tưởng. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết nhỏ nhưng có sức dung chứa lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

Khi dạy học về truyện ngắn cần lưu ý các yếu tố của tác phẩm như: Cốt truyện, tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật, kết cấu, giọng điệu, người trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, nhân vật, thời gian và khơng gian nghệ thuật, đề tài, chủ đề, cảm hứng…Có thể nói, trong truyện ngắn tất cả các yếu tố thẩm mĩ đều đáng quan tâm, nhưng trong đó cần đặc biệt chú trọng tới: chi tiết nghệ thuật, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu và nghệ thuật trần thuật. Đó cũng là những yếu tố căn bản để phân biệt truyện ngắn với các thể loại khác.

Nghiên cứu đề tài Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương

trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh, chúng tôi

quan tâm tới những cơ sở lí luận đã nêu ở trên để giúp HS có hướng tiếp nhận tác phẩm một cách cụ thể và có cơ sở khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)