Biện pháp thứ nhất: Sử dụng một số phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 46 - 61)

8. Đóng góp của luận văn

2.3. Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong

2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Sử dụng một số phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật

các hoạt động dạy học truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa giúp học sinh tiếp nhận nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và liên hệ, so sánh, kết nối, mở rộng.

2.3.1.1. Với tác phẩm Chí Phèo

Khi dạy học tác phẩm Chí Phèo, trong hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận tác phẩm,để tạobầu khơng khí văn chương, GV có thể cho HS đóng kịch hay xem một đoạn phim Làng Vũ Đại ngày ấy có sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo để kích thích trí tị mị của HS và dẫn dắt giới thiệu tác phẩm.

Trong hoạt động tìm hiểu tri thức đọc, GV có thể sử dụng chiến thuật tổng

quan về văn bản để HS bước đầu có những kiến thức khái quát nhất về văn bản. Chiến thuật này chủ yếu giúp HS quan sát khái quát tổng thể để tạo tâm thế tiếp nhận, đưa ra phỏng đoán và đánh giá sơ lược ban đầu về nội dung, hình thức của tác phẩm để dẫn dắt quá trình đọc sâu vào văn bản. Khi áp dụng chiến thuật tổng quan về văn bản Chí Phèo, GV cần lưu ý HS nắm vững các thơng tin: tác giả Nam Cao có điều gì đặc biệt trong cuộc đời, những nhân tố cơ bản như cuộc đời, quan niệm về ý thức cá nhân, cảm hứng chủ đạo, cá tính sáng tạo ảnh hưởng thế nào tới sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm của Nam Cao? bối cảnh làng q, gia đình; hồn cảnh sáng tác của tác phẩm có gì đặc biệt? Đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác tác phẩm của nhà văn là gì? Bên cạnh đó GV cần lưu ý HS đặc biệt quan tâm đến thể loại truyện ngắn: Đặc trưng của thể loại này và các yếu tố cơ bản của thể loại…Dựa trên các nội dung đã nêu trên có thể có những đánh giá sơ bộ nào về tác giả, tác phẩm? GV có thể cho HS chuẩn bị trước phiếu học tập ở nhà và điền thông tin cơ bản như sau:

Phiếu học tập số 1

Tìm hiểu về thể loại

Từ các văn bản truyện đã học kết hợp với việc tìm đọc các tài liệu về thể loại truyện hãy hoàn thành các nội dung sau [55,tr.57]:

1.Truyện là…………………………………………………………………… 2. Cốt truyện là………………………………………………………………. 3. Tình huống truyện là………………………………………………………. 4. Nhân vật trong truyện là…………………………………………………… 5. Người trần thuật trong truyện là…………………………………………….

Phiếu học tập số 2

Tìm hiểu và phỏng đốn về tác giả Những điều HS biết sơ bộ về tác giả

Nam Cao

Những suy nghĩ, phỏng đoán ban đầu của HS

- Cuộc đời (1917-1951)

+ Tiểu sử: Sinh ra trong gia đình nơng dân, học hết bậc thành chung, từng dạy học ở trường tư thục tại Hà Nội. Ông từng tham gia nhóm văn hóa cứu quốc, đoàn quân Nam tiến và chiến dịch biên giới. 1951 bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

+ Con người: Bề ngoài Nam Cao vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội tâm thì ln sơi sục, có khi căng thẳng; Giàu ân tình với người nghèo khổ bị áp bức và khinh miệt trong xã hội cũ; Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ thực tế mà khái quát thành những triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết.

- Sự nghiệp văn học

+ Quan điểm về nghệ thuật: về nhà văn, về tác phẩm, về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực cuộc sống

+ Các đề tài chính: Người nơng dân và người trí thức

Phiếu học tập số 3

Tìm hiểu và phỏng đốn về tác phẩm

Những điều HS biết sơ bộ về tác phẩm Những cảm nhận, suy nghĩ, phỏng đoán của HS

1. 1. Tác phẩm Chí Phèo 2. a. Nhan đề

- Lúc đầu được Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ.

- Khi in thành sách lần đầu- 1941, Nhà xuất bản Đời mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi.

- Đến khi in lại trong tập Luống cày do Hội văn hóa cứu quốc xuất bản 1946, Nam Cao lại đặt tên là Chí Phèo.

b. Bối cảnh, đề tài, nội dung.

- Trên cơ sở những người thật việc thật ở làng Đại Hồng q mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với tất cả sự tối tăm, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn kinh hoàng...Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện.

Ở hoạt động đọc hiểu văn bản, GV cần hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản thông qua phương pháp đọc diễn cảm. GV có thể đọc mẫu rồi cho HS đọc các đoạn tiêu biểu bắt đúng giọng văn, thái độ của mỗi nhân vật: Chí Phèo, bá Kiến, Thị Nở và cảm nhận được thái độ của tác giả dành cho nhân vật, hay những tâm tư, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Đọc diễn cảm cũng là một phương pháp tốt để HS tiếp nhận trực tiếp tác phẩm qua việc đọc, lắng nghe và tri giác. GV lưu ý HS: tác phẩm Chí Phèo có hai giọng chủ đạo: căng và chùng luân chuyển theo ngữ cảnh. Giọng căng thể hiện qua lối đặc tả, trong đó có sự kiện diễn biến dồn dập trong thời gian gấp gáp cụ thể, hành động gây kích thích. Giọng chùng thể hiện ở đoạn hồi ức về quá khứ, hành động chậm, với những chuỗi suy nghĩ, tính tốn của nhân vật. Truyện đan xen nhiều giọng điệu và lời: giọng khách quan dửng dưng lạnh lùng của người kể chuyện, của người dân làng Vũ Đại; giọng đồng cảm của Thị Nở, của người kể; giọng hối hận, ăn năn, giọng căm phẫn uất ức của Chí Phèo…; lời tác giả, lời nhân vật, lời người kể chuyện…khi đọc cần thể hiện tốt ngữ điệu, cảm xúc.

Chẳng hạn như đoạn mở đầu truyện: đọc diễn cảm tốt, HS sẽ thấy rõ sự lạnh lùng, khách quan trong giọng người kể chuyện: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng

thế, cứ rượu xong là hắn chửi”, hay nỗi tức tưởi, ấm ức, sự phẫn uất của nhân vật

Chí Phèo trong những câu cảm thán ngắn qua đoạn miêu tả về tiếng chửi ngay đầu tác phẩm: “Tức thật! Tức thật! Ồ thế này thì tức thật. Tức chết đi mất”. Đọc diễn

cảm cũng giúp HS hiểu được sự lạnh lùng, vô tâm, khinh thường một kẻ say, một con người bị những người xung quanh xa lánh như Chí trong giọng của người dân làng Vũ Đại: “Chắc nó trừ mình ra, khơng ai lên tiếng cả” và sự đồng cảm, xót

thương của người kể chuyện, lồng trong đó là sự đồng cảm và sẻ chia mà tác giả dành cho nhân vật: “Thế thì có khổ cho hắn khơng”. Trong tác phẩm có rất nhiều

đoạn tiêu biểu như thế mà khi HS đọc GV cần lưu ý để HS đọc diễn cảm phát hiện ra giọng điệu, dụng ý của nhà văn.

Khi quá trình đọc diễn cảm kết thúc, HS đã tiếp xúc với văn bản, GV hướng dẫn HS sử dụng kết hợp chiến thuật đánh dấu và ghi chú bên lề giúp HS nhìn lại phần tổng quát văn bản, trình bày ý kiến cá nhân, ghi lại những điều còn băn khoăn,

điều mới phát hiện trao đổi với thầy cô, bạn bè được gợi lên từ văn bản. Chiến thuật này thường được sử dụng trong và sau khi đọc. Dạy học tác phẩm Chí Phèo, GV

cần lưu ý cho HS những đặc trưng của truyện ngắn như tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật của tác phẩm, lời bình, giọng điệu của nhà văn Nam Cao để ghi chú có trọng tâm và có hiệu quả tích cực. Ví dụ: GV u cầu HS đọc kĩ đoạn miêu tả ngoại hình của Chí Phèo lúc mới ở tù về và viết các ghi chú theo cảm nhận của bản thân:

LỀ (ghi chú)

Tái hiện hình tượng nhân vật chủ yếu về Ngoại hình nhân vật

LỀ (ghi chú) Ngoại hình cho thấy điều gì? Khơng giống người bình thường, hiện rõ sự du côn, lưu manh, gớm ghiếc.

“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

[6,tr.179].

LỀ (ghi chú) Săng đá có nghĩa là gì? “Cảnh sát”

Trông gớm chết được lặp lại hai lần: nhận định của người kể chuyện. “Hắn về lớp này trông khác hẳn”

Hình ảnh của Chí Phèo trước đây và hình ảnh trong hiện tại này có khác nhau khơng? Nếu có đó chính là sự tha hóa

LỀ (ghi chú)

Khi HS đã nhận diện được các chi tiết, tình huống truyện, nhân vật… thơng qua chiến thuật đọc ghi chú bên lề, GV có thể sử dụng phương pháp so sánh trong

phân tích văn học bởi đây là một phương pháp giúp HS mở rộng và khắc sâu kiến thức và nhận ra được nét tương đồng, khác biệt, sự kế thừa và sáng tạo của tác giả trong quá trình sáng tác. Đây cũng là cách giúp HS biết đọc mở rộng, so sánh, vận

dụng, kết nối kiến thức của tác phẩm đang học với các tác phẩm ngồi chương trình sách giáo khoa.

Có nhiều nhóm so sánh: so sánh tác phẩm gần gũi hoặc khác biệt, cùng hoặc khác thời điểm sáng tác; so sánh trong và ngoài tác phẩm. Khi dạy tác phẩm Chí Phèo, GV hướng dẫn HS so sánh nhân vật trong tác phẩm: nhân vật Chí Phèo lúc

trước khi bị tha hố và sau khi bị tha hố để lí giải ngun nhân, có nhìn thấu đáo và tồn diện về nhân vật. Hay so sánh nhân vật Chí Phèo với Binh Chức, Năm Thọ trong cùng tác phẩm, với Cu Lộ, Lão Hạc là nhân vật ngoài tác phẩm để thấy được tình trạng những người nơng dân bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, tha hố như Cu Lộ là vấn đề nổi bật trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng. Nhưng vẫn có những người nông dân giữ được vẻ đẹp lương thiện, trong sáng, sự tự trọng, yêu thương con, quyết khơng bị hồn cảnh tha hố như Lão Hạc. Ngoài những sáng tác của Nam Cao, GV cũng có thể định hướng cho HS so sánh truyện ngắn Chí Phèo với các tác phẩm khác cùng thời viết về đề tài người nông dân như: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố để thấy điểm khác biệt nếu

những người nông dân của các nhà văn đó chịu nỗi khổ về vật chất, sưu cao thuế nặng, thì người nơng dân của Nam Cao khắc hoạ lại chịu nỗi đau của sự tha hố, mất nhân hình và cả nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người.

Ngồi nhân vật, GV cũng lưu ý HS có thể so sánh phân tích các yếu tố khác như ngơn ngữ, điểm nhìn, giọng điệu, không gian, thời gian, kết cấu tác phẩm… Chẳng hạn về điểm nhìn trần thuật, người trần thuật trong truyện Chí Phèo của Nam Cao ln có ý thức tách mình khỏi nhân vật, trần thuật từ ngôi thứ ba, đặt điểm nhìn từ bên ngồi rất khách quan như đoạn mở đầu:“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng

thế, cứ rượu xong là hắn chửi”.Nhưng không giữ duy nhất phương thức trần thuật

này đến cuối tác phẩm, người trần thuật đã nhập vai vào nhân vật, theo quan điểm của nhân vật, thể hiện thế giới tâm hồn nhân vật, tạo nên nhiều ý thức khác nhau và tính chất đa thanh cho tác phẩm ở những đoạn sau đó: “Tức thật! tức thật!Ồ! Thế

này thì tức thật! Tức chết đi được mất!”. Hay như đoạn Chí Phèo ăn vạ và Bá Kiến

mời vào nhà: “Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo chịu đi; hắn chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què. Là vì lúc ấy người hắn hơi

rượu đã nhạt rồi, khơng cịn kêu gào chửi bới và khơng cịn nghe kêu gào chửi bới, hắn thấy hình như khơng hăng hái nữa. Sự ngọt ngào làm mềm nhũn, vả lại, những người đứng xem về cả rồi, hắn thấy hình như trơ trọi. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa hắn thấy quả là táo bạo” [73]. Ở câu thứ nhất, điểm

nhìn từ bên ngồi nhưng từ câu hai đã nhanh chóng chuyển vào cái nhìn của nhân vật. Tác giả đã miêu tả những ý nghĩ thầm kín, phức tạp của nhân vật: nỗi cơ đơn, những suy nghĩ đắn đo, nỗi sợ mơ hồ xa xôi từ ngày xưa làm lộ ra chân tướng một kẻ “cố cùng liều thân”. Cách thức trần thuật này ta bắt gặp ở nhiều truyện của Nam Cao thuộc đề tài người trí thức: Đời thừa, Trăng sáng, Sống mịn…Và so với các tác giả khác như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thì cách thức trần thuật này hai tác giả ít sử dụng, cịn Nam Cao thì sử dụng dày đặc, trở thành phổ biến trong các tác phẩm của ông.

Cùng với phương pháp so sánh trong phân tích văn học, GV sử dụng kết hợp

Phương pháp giảng bình để mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy, giúp HS hứng thú,

say mê văn chương, phát huy tốt năng lực văn học thông qua việc cảm thụ và biết cách bình giảng tình huống truyện và các chi tiết khác trong truyện thông qua phần bình mẫu của GV. Trong tác phẩm Chí Phèo có rất nhiều chi tiết đặc sắc: chi tiết tiếng chửi, chi tiết tiếng chim hót, chi tiết cái lị gạch cũ, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái chết...mỗi chi tiết hiện lên trong cuộc đời nhân vật như một đoạn phim quay chậm mà ở đó Chí Phèo bộc lộ rõ thân phận, tính cách và Nam Cao cũng thể hiện rõ tình cảm dành cho nhân vật. Giảng bình để khắc hoạ sâu chi tiết, tình huống truyện, HS sẽ hiểu được nội dung, phát hiện ra cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Chẳng hạn như trong truyện Chí Phèo để tạo sự chuyển đổi về tư tưởng nhân vật, tác giả đã

xây dựng tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở. GV bình để HS thấy được: Người phụ nữ ma chê quỷ hờn này đã làm thay đổi tâm tính của hắn. Từ sau trận ốm Chí Phèo cảm nhận được nỗi cơ đơn, sự chăm sóc của Thị Nở đã đánh thức giấc mơ ngày xưa của hắn. Chí Phèo muốn làm hịa với mọi người, Chí muốn Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối giữa hắn với dân làng Vũ Đại. Rõ ràng sự gặp gỡ này chính là tình huống cho nhân vật bộc lộ những trăn trở trong khát vọng hồn lương. Thị Nở chính là tia sáng phía cuối con đường u tối trong cuộc đời Chí. Phân tích Chí Phèo, HS cần chú ý tới

biến cố đó để thấy sự tác động của nó tới diễn biến tâm lý của nhân vật. Cái đột biến trong tính cách suy nghĩ và tình cảm của Chí được lý giải hợp lý nhờ tác giả đã khéo léo xây dựng tình huống trên. Ngồi tình huống truyện còn phải kể đến các chi tiết nghệ thuật đặc sắc:chi tiết tiếng chửi mở đầu truyện, GV giảng bình: Tiếng chửi cất lên đã cho thấy tận cùng của nỗi cơ đơn khi Chí Phèo rơi vào ngõ cụt, con đường sống cứ mỗi lúc một hẹp dần, mọi người xa lánh hắn. Ngay cả khi tiếng chửi cất lên mong có người chửi lại thì rốt cuộc vẫn chỉ là sự im lặng, khinh thường, khơng ai quan tâm. Chửi là thói quen của Chí nhưng sâu xa hơn đó là sự phản ứng trước con người, trước cuộc đời, chế độ…phải chăng đó là thái độ uất ức, căm phẫn của một người nơng dân bần cùng hóa, lưu manh hóa đã ý thức rất rõ kẻ thù đã đẩy mình đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người? GV khi dạy cần bình và hướng dẫn HS cách bình một chi tiết như trên để HS cảm và hiểu rõ diễn biến tâm trạng, sự thức tỉnh của Chí Phèo và cả sự tiếc nuối tháng ngày đã trôi qua trong vơ ích và tội lỗi của chính mình, thấy được niềm cảm thơng và xót thương của nhà văn Nam Cao dành cho nhân vật.

Trong hoạt động củng cố, vận dụng ở bài Chí Phèo, GV có thể sử dụng Kĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh (Trang 46 - 61)