3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí
Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS được đưa ra phải phù hợp với các mục tiêu, chỉ tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển GD&ĐT của địa phương. Tính pháp lí thể hiện ở việc tuân thủ đường lối, nguyên tắc và mục tiêu đã được thể hiện trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, ngành GD&ĐT và của địa phương về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Từ việc tuân thủ tính pháp lí trong QLGD nói chung sẽ đảm bảo tính nghiêm túc trong việc thực thi các văn bản pháp quy, vừa cụ thể hố tính pháp lí phù hợp với đặc điểm của các nhà trường nhằm tạo nên hiệu quả của hoạt động việc xây dựng và phát triển đội ngũ. Từ đó góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQL, yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện nói chung trong mỗi nhà trường và của địa phương.
Nguyên tắc tính pháp lí cịn thể hiện ở chỗ đảm bảo tính nghiêm túc khi các biện pháp đề xuất được triển khai trong thực tế quản lí. Các biện pháp phải được thể chế hoá bằng các quy định để chỉ đạo các nhà trường, các nội dung phối hợp cùng các ngành các địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải bám sát mục tiêu của cấp học, trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện trên địa bàn tỉnh và huyện, coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp. Các biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản của q trình quản lí phát triển đội ngũ, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình QL cơng tác phát triển đội ngũ CBQL. Quá trình QL này chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp phải có tính hệ thống nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hiệu quả, hạn chế những yếu tố chưa hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL.
Phát triển đội ngũ CBQL là một bộ phận trong công tác QL của Phòng GD&ĐT cũng như của mỗi nhà trường. Nguyên tắc hệ thống đòi hỏi các biện pháp đề xuất là một bộ phận trong hệ thống các biện pháp QLGD và có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại đến các biện pháp QL khác để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đề xuất trước hết phải kế thừa được những kinh nghiệm tốt của Phòng GD&ĐT đã và đang thực hiện, bên cạnh đó cũng cần chắt lọc
được những kinh nghiệm q báu của các cơng trình nghiên cứu khác để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên việc kế thừa những kinh nghiệm đã có cần được nghiên cứu kĩ lưỡng để áp dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các trường THCS huyện Duy Tiên nhằm đạt được tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
3.3. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trƣờng trung học cơ sở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.3.1. Thực hiện tuyên truyền nhận thức đúng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở quản lí trường trung học cơ sở
3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay, là điều kiện quan trọng để tạo nên một nhà trường vững mạnh. Từ đó tạo nên sự đồn kết, nhất trí trong tồn ngành và trong từng nhà trường đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường.
- Làm cho toàn ngành GD&ĐT hiểu được các tiêu chuẩn, yêu cầu đối với CBQL trường THCS, tạo động lực cho CBQL không ngừng nâng cao năng lực QL nhà trường và GV phấn đấu trở thành CBQL.
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a) Tuyên truyền về phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở
Phòng GD&ĐT xác định các nội dung tun truyền trong tồn ngành về cơng tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường. Nội dung tuyên truyền bao gồm:
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL đối với toàn ngành cũng như đối với mỗi nhà trường. Công tác cán bộ là yếu tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của một cơ quan, tổ chức. Phát triển đội ngũ CBQL nhằm tạo sự chuyển biến cả về lượng và chất đưa nhà trường không ngừng phát triển. Do đó cơng tác phát triển đội ngũ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nhà trường cũng như toàn ngành.
- Tuyên truyền về các tiêu chuẩn, phẩm chất, các yêu cầu về năng lực quản lí nhà trường, các kĩ năng cần có của CBQL GD trong điều kiện đổi mới GD&ĐT và hội nhập. Từ đó giúp mỗi CBQL có hướng học tập, rèn luyện để khơng ngừng nâng cao trình độ mọi mặt; đồng thời giúp giáo viên phấn đấu, rèn luyện để trở thành CBQL nhà trường.
- Tuyên truyền về kế hoạch, quy trình thực hiện nội dung phát triển đội ngũ CBQL từ khâu quy hoạch đến tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, bãi miễn... để các nhà trường chủ động trong công tác phát triển đội ngũ CBQL hằng năm.
- Tuyên truyền về những trường thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL với những cách làm hiệu quả tạo nên sự phát triển vững mạnh của nhà trường.
b) Chỉ đạo các nhà trường tích cực tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đối với công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí của mỗi nhà trường
- CBQL nhà trường phải nắm vững và quán triệt đến cán bộ giáo viên về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, chính sách giáo dục của địa phương, các văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT các cấp về công tác phát triển đội ngũ CBQL.
- Tất cả CBQL, giáo viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, đồn kết; có tinh thần góp ý mang tính xây dựng đối với cơng tác phát triển đội ngũ CBQL.
- Cơng đồn ngành GD&ĐT phải nắm vững chủ trương, nhiệm vụ của ngành về cơng tác phát triển đội ngũ CBQL. Từ đó định hướng hoạt động trong năm học, gắn công tác phát triển đội ngũ CBQL với chương trình hoạt động cơng đồn nhằm vận động đồn viên cơng đồn tích cực trong công tác này.
- Chỉ đạo các nhà trường tổ chức báo cáo rút kinh nghiệm định kì trong năm học về công tác phát triển đội ngũ CBQL, những kinh nghiệm, bài học về công tác này ở trường khác; thu nhận các ý kiến phản ánh của giáo viên để điều chỉnh các hoạt động quản lí phù hợp để đạt được mục tiêu.
- Tăng cường xây dựng và củng cố khối đồn kết nhất trí trong hội đồng sư phạm, phát huy cao độ vai trò trách nhiệm của từng thành viên đối với các hoạt động giáo dục nói chung và cơng tác phát triển đội ngũ CBQL của nhà trường nói riêng.
c) Thực hiện tun truyền trong tồn hệ thống chính trị
Phịng GD&ĐT không chỉ thực hiện việc tham mưu với UBND huyện về các nội dung, chính sách, biện pháp phát triển đội ngũ CBQL nhà trường nói chung và phát triển CBQL trường THCS nói riêng mà cịn là một nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền trong hệ thống chính trị về phát triển đội ngũ CBQL các cấp trên địa bàn huyện.
Việc tuyên truyền trong hệ thống chính trịnh sẽ tạo nên sự đồng thuận của các ngành, các tổ chức; huy động được các nguồn lực và sự ủng hộ đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL. Đặc biệt cần tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với ngành Nội vụ để tham mưu với UBND một cách hiệu quả đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường.
d) Sử dụng đa dạng các hình thức tun truyền về cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường
Tun truyền thơng qua các báo cáo định kì trong các hội nghị giao ban giữa các ngành trong toàn huyện, tuyên truyền trong toàn hệ thống giáo dục của địa phương qua các nhà trường thuộc các cấp học...
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Chính sách về GD&ĐT của địa phương (của huyện), trong đó có cơng tác phát triển đội ngũ CBQL phải rõ ràng. Trên cơ sở đó Phịng GD&ĐT chủ động tiến hành xây dựng các nội dung, hình thức tuyên truyền có hiệu quả.
- Có đầy đủ hệ thống các văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT các cấp về cơng tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường. Có đầy đủ hệ thống các văn bản về chính sách giáo dục của địa phương (của tỉnh, của huyện) về chủ trương, biện pháp thực hiện các chính sách giáo dục, trong đó có cơng tác phát triển đội ngũ CBQL.
- Cán bộ quản lí giáo dục các cấp, giáo viên các nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường, nắm vững các văn bản về chính sách giáo dục của địa phương, các tiêu chuẩn đối với CBQL nhà trường... để thực hiện.
3.3.2. Chỉ đạo, hướng dẫn các trường trung học cơ sở thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lí theo chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Chuẩn bị tạo nguồn CBQL, trong đó bao gồm cả cán bộ đương chức (có khả năng và điều kiện tái cử hoặc bổ nhiệm lại vào chức vụ hiện giữ); bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tránh tình trạng bị động, thiếu hụt về cán bộ QL nhà trường.
- Tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động, sớm phát hiện các nhân tố mới có triển vọng,tài năng đưa vào quy hoạch, tạo động lực cho những người trong diện quy hoạch tích cực phát huy năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn CBQL trường THCS.
- Quy hoạch CBQL các trường THCS được xây dựng khoa học, công khai và đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ. Quy hoạch CBQL được thực hiện đối với từng trường để phù hợp với thực tế, tránh bị động trong công tác tổ chức cán bộ của nhà trường.
- Đối với Phòng GD&ĐT, đây cũng là cơ sở để bố trí, sắp xếp cán bộ theo kế hoạch, theo dự kiến và liên quan chặt chẽ đến các khâu của công tác cán bộ như đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ; chủ động trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giới tính, lứa tuổi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn.
a) Xác định và chỉ đạo các nhà trường thực hiện nguyên tắc và phương châm quy hoạch cán bộ quản lí
Phịng GD&ĐT cần xác định và chỉ đạo các trường THCS thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo các nguyên tắc và phương châm cơ bản sau:
- Hiệu trưởng đương nhiệm có trách nhiệm chỉ đạo công tác quy hoạch CBQL dưới sự thống nhất của cấp uỷ Đảng và hướng dẫn của Phòng GD&ĐT theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Quy hoạch cán bộ thực hiện cơng khai, phải đảm bảo sự đồn kết trong sự phát triển cuả nhà trường, là động lực thúc đẩy, phát huy sức phấn đấu vươn lên của cán bộ, khơng cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Phương châm công tác quy hoạch CBQL nhà trường phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất và năng lực cán bộ. Thực hiện công tác quy hoạch CBQL pheo phương châm “động” và “mở”. “Động” là một chức danh có thể quy hoạch nhiều người, với nhiều phương án đặt ra. Phương châm “động” giúp cho khâu tổ chức cán bộ các cấp có điều kiện để xem xét, đánh giá, qua đó bổ sung, điều chỉnh hàng năm; đưa ra khỏi diện quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, và ngược lại bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Phương châm “mở” được áp dụng với một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Tuy nhiên phương châm này phải bảo đảm mỗi cán bộ trong diện quy hoạch và nhất là khi thực hiện việc luân chuyển phải có trình độ chun mơn và năng lực hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực công tác và cương vị được phân công.
b) Nội dung quy hoạch cán bộ quản lí
- Quy hoạch CBQL trường THCS bao gồm các chức danh Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
- Quy hoạch CBQL được thực hiện trong từng nhiệm kì (hoặc giai đoạn cụ thể), trên cơ sở các điều kiện thực tế của nhà trường về loại hình trường, quy mô trường lớp, nhu cầu về CBQL.
- Quy hoạch được rà soát hằng năm nhằm chuẩn bị tốt nhất lực lượng kế cận đảm nhiệm tốt nhiệm vụ QL nhà trường.
c) Quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ quản lí
- Thực hiện quy hoạch cán bộ quản lí: cần thực hiện qua 3 bước:
+ Bước 1: Tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường
Hiệu trưởng quán triệt các văn bản hướng dẫn của cấp trên đối với công tác quy hoạch CBQL của nhà trường về mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào các chức danh CBQL. Mỗi chức danh CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) đề xuất tối đa 03 người và có thể giới thiệu một người vào nhiều chức danh.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực CBQL, rà soát đội ngũ giáo viên về chất lượng, số lượng, cơ cấu, tập thể lãnh đạo (Ban giám hiệu) đề xuất danh sách kèm thông tin về cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh để hội nghị nghiên cứu. Hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.
Hội nghị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; tổng hợp kết quả giới thiệu nguồn, thống nhất danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến của cấp uỷ nhà trường.
+ Bước 2 : Tổ chức lấy ý kiến của cấp uỷ nhà trường
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị bước 1, tổ chức hội nghị cấp uỷ và lãnh đạo nhà trường (Ban giám hiệu). Nội dung hội nghị phân tích, đánh giá nhận xét cán bộ được đề xuất, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch và thực tế nhu cầu của đơn vị; tiến hành bỏ phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy
hoạch các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Người có trên 50% số phiếu nhất trí sẽ được đưa vào danh sách quy hoạch CBQL của nhà trường.
+ Bước 3 : Đề xuất, báo cáo Phòng GD&ĐT và Đảng ủy cơ sở (xã, thị trấn) về quy hoạch cán bộ quản lí của nhà trường.
- Cơng tác rà sốt, bổ sung quy hoạch: việc rà soát, bổ sung quy hoạch
được thực hiện vào các năm tiếp theo, tập thể lãnh đạo tiến hành rà sốt, bổ sung những người có triển vọng phát triển vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những người khơng cịn đủ tiêu chuẩn, điều kiện và những người có tín nhiệm thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm (đối với quy hoạch của nhiệm kì hiện tại và các nhiệm kì tiếp theo). Khi rà sốt, bổ sung quy hoạch, cần căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ để xem xét, bỏ phiếu quyết định, không cần thực hiện đầy đủ các bước như xây dựng quy hoạch ban đầu.