Chỉ đạo thực hiện đổi mới đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện duy tiên, tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 92 - 95)

3.3. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở

3.3.5. Chỉ đạo thực hiện đổi mới đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở

cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới giáo dục

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của CBQL, là một trong những căn cứ để tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với CBQL.

- Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc nhằm tạo ra động lực để CBQL cống hiến sức lực, tâm trí hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ khơng chính xác làm mất động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lí của cả một tập thể, gây nên sự trì trệ trong cơng việc.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Xác định nội dung, phương pháp đánh giá

Nội dung đánh giá dựa trên quy định về Chuẩn hiệu trưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBQL và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Đối với Hiệu trưởng, nội dung đánh giá gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí theo quy định tại Thơng tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đối với Phó hiệu trưởng, trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, nội dung đánh giá theo các tiêu chí gắn với nhiệm vụ được phân công.

Phương pháp đánh giá, xếp loại: thông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí của tiêu chuẩn. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan. Căn cứ vào điểm của từng tiêu chí và tổng

số điểm để xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo các loại: xuất sắc, khá, trung bình, kém.

b) Quy trình đánh giá, xếp loại

* Bƣớc 1: CBQL tự đánh giá, xếp loại

- Hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu tự đánh giá. Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại. Cuối cùng hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

- Phó hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu tự đánh giá (nếu các cơng việc Phó hiệu trưởng khơng được phân cơng thì khơng cho điểm tiêu chí đó, nhưng phải ghi chú cụ thể). Ở từng tiêu chuẩn, phó hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, phó hiệu trưởng tự xếp loại. Cuối cùng phó hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

* Bƣớc 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng tham gia góp ý và đánh giá CBQL

- Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp). Người chủ trì là chủ tịch Cơng đồn hoặc đại diện cấp ủy, nhưng nhất thiết người chủ trì khơng phải là CBQL.

- Người chủ trì cuộc họp trao đổi thống nhất với hiệu trưởng để sắp xếp và thơng báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp.

- Tổ chức cuộc họp góp ý và tham gia đánh giá, xếp loại CBQL. CBQL báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà

trường. Người chủ trì tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý cho tập thể và từng cá nhân CBQL ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, QL nhà trường diễn ra trong năm học; hướng dẫn cán bô ̣, giáo viên, nhân viên cách ghi phiếu tham gia đánh giá CBQL. Sau đó hội nghị tiến hành kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong và lập biên bản kiểm phiếu.

- Tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá CBQL. Trên cơ sở kết quả hội nghị, người chủ trì và cấp ủy, BCH Cơng đoàn sẽ phân tích, nhâ ̣n xét và góp ý cho CBQL, ghi nhận xét vào phiếu.

* Bƣớc 3: Đánh giá, xếp loại CBQL

Trưởng Phòng GD&ĐT xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác để quyết định kết quả đánh giá, xếp loại CBQL. Kết quả đánh giá, xếp loại được thông báo tới CBQL và nhà trường ; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ và báo cáo lên cơ quan QL cấp trên.

c) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại

Kết quả đánh giá, xếp loại làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của CBQL; sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển và đề nghị xem xét, xử lí đối với những CBQL chưa đạt chuẩn hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ; xét khen thưởng, kỉ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại CBQL, cần lượng hoá chi tiết tiêu chuẩn CBQL để các cấp QL khi triển khai đánh giá sẽ thu được kết quả chính xác hơn, khách quan hơn.

- Đánh giá CBQL nhà trường phải gắn liền với hiệu quả công tác QL, những kết quả cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ thường kì hoặc đột xuất, những kết quả cụ thể của nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành và của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện duy tiên, tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 92 - 95)