Khảo nghiệm về mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuấ t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện duy tiên, tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 98)

đề xuất

3.5.1. Tổ chức khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia, tiến hành lấy ý kiến của 45 người. Thành phần và số lượng cụ thể như sau:

- Cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Duy Tiên: 17 người - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở: 18 người - Cán bộ Ban tổ chức huyện uỷ Duy Tiên: 5 người - Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Duy Tiên: 5 người

Việc khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu được xây dựng bằng câu hỏi với 4 mức độ trả lời. Sau khi tiến hành trưng cầu ý kiến, chúng tơi tập hợp và xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học. Cách cho điểm và xử lí các câu hỏi như sau:

* Cách cho điểm:

- Mức độ 1 (Rất cần thiết, Rất khả thi): cho 4,0 điểm. - Mức độ 2 (Cần thiết, Khả thi): cho 3,0 điểm.

- Mức độ 3 (Ít cần thiết, Ít khả thi): cho 2,0 điểm.

- Mức độ 4 (Không cần thiết, Không khả thi): cho 1,0 điểm. * Cách tính điểm và đánh giá ở các mức độ:

- Mức độ 1 (Rất cần thiết, Rất khả thi): điểm trung bình (X ) từ 3,25 đến 4,0.

- Mức độ 2 (Cần thiết, Khả thi): điểm trung bình (X ) từ 2,50 đến 3,24. - Mức độ 3 (Ít cần thiết, Ít khả thi): điểm trung bình (X ) từ 1,75 đến 2,49.

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm

3.5.2.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp Tính cần thiết (N=45) Tổng điểm (∑) Điểm TB (X ) Thứ bậc Rất

cần thiết thiết Cần Ít cần thiết cần thiết Không

1 Thực hiện tuyên truyền nhận thức đúng về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 38 7 0 0 173 3,84 5 2 Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ CBQL

theo chuẩn hiệu trưởng trường THCS

39 6 0 0 174 3,87 4

3

Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với CBQL trường THCS

42 3 0 0 177 3,93 2

4

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo hướng thiết thực, hiệu quả; khuyến khích CBQL tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ

43 2 0 0 178 3,96 1

5

Chỉ đạo đổi mới đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới giáo dục

41 4 0 0 176 3,91 3

6 Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho CBQL 36 9 0 0 171 3,80 6

(Nguồn: xử lí câu hỏi 1, Phụ lục 2)

Kết quả khảo nghiệm tại bảng 3.1 cho thấy: trong số các biện pháp đưa ra, biện pháp 4 có thứ bậc cao nhất với X =3,96. Tiếp theo là biện pháp 3 ở thứ bậc 2 với X =3,93. Biện pháp 5 ở thứ bậc 3 với X =3,91. Biện pháp 2 ở thứ bậc 4 với X =3,87. Biện pháp 1 ở thứ bậc 5 với X =3,84. Cuối cùng là biện pháp 6 ở thứ bậc 6 với X =3,80. Với kết quả này, có thể khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết với X từ 3,80 đến 3,96.

3.5.2.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi

Kết quả khảo nghiệm tại bảng 3.2 cho thấy: trong số các biện pháp đưa ra, biện pháp 5 có thứ bậc cao nhất với X =3,93. Tiếp theo là biện pháp 3 ở thứ bậc 2 với X =3,91. Biện pháp 1 và biện pháp 4 cùng ở thứ bậc 3 với

X =3,87. Biện pháp 2 ở thứ bậc 5 với X =3,82. Biện pháp 6 ở thứ bậc cuối với X =3,80. Với kết quả này, có thể khẳng định các biện pháp đề xuất là rất khả thi với điểm TB (X ) từ 3,80 đến 3,93.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính khả thi (N=45) Tổng điểm (∑) Điểm TB (X ) Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi

1 Thực hiện tuyên truyền nhận thức đúng về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 39 6 0 0 174 3,87 3 2 Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ CBQL theo chuẩn

hiệu trưởng trường THCS

37 8 0 0 172 3,82 5

3

Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với

CBQL trường THCS 41 4 0 0 176 3,91 2 4

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo hướng thiết thực, hiệu quả; khuyến khích CBQL tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ

39 6 0 0 174 3,87 3

5

Chỉ đạo đổi mới đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng gắn với kết quả thực

hiện nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới giáo dục 42 3 0 0 177 3,93 1 6 Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho CBQL 36 9 0 0 171 3,80 6

(Nguồn: xử lí câu hỏi 1, Phụ lục 2)

3.5.2.3. Mối tương quan giữa ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Chúng tơi sử dụng cơng thức tính tương quan thứ bậc Spearman để tính tốn và kết luận về mối tương quan giữa ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

2 2 6 1 ( 1) D r N N     Trong đó:

r: hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi; D: hệ số thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi;

N: Số lượng đối tượng điều tra;

Mối tương quan được thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Mối tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Cần thiết (X) Khả thi (Y) Thứ bậc (Xi) Thứ bậc (Yi) D (Xi-Yi) D2 1 Thực hiện tuyên truyền nhận thức đúng về phát triển đội ngũ CBQL

trường THCS 3,84 3,87 5 3 2

4

2

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng trường THCS

3,87 3,82 4 5 -1 1

3

Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với CBQL trường THCS

3,93 3,91 2 2 0 0

4

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo hướng thiết thực, hiệu quả; khuyến khích CBQL tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ

3,96 3,87 1 3 -2 4

5

Chỉ đạo đổi mới đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới giáo dục

3,91 3,93 3 1 2 4 6 Xây dựng môi trường, tạo động lực

làm việc cho CBQL 3,80 3,80 6 6 0 0

Áp dụng cơng thức tính tương quan thứ bậc Spearman ta có:

6.13 78

1 1 0,9991

45.2024 91080

r    

Với kết quả r0,9991, có thể kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các ý‎ kiến đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là phù hợp, nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp ở mức độ nào thì khả năng thực hiện cũng ở mức độ tương ứng.

Có thể biểu thị mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:

3.7 3.75 3.8 3.85 3.9 3.95 4 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Với kết quả khảo nghiệm nêu trên, có thể khẳng định các biện pháp đề xuất sẽ đạt được hiệu quả đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Tiểu kết chƣơng 3

- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL, QLGD, thực trạng đội ngũ CBQL, thực trạng của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Duy Tiên. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp khác.

- Các biện pháp do chúng tơi đề xuất có kế thừa những cách làm có hiệu quả đang được thực hiện ở Phòng GD&ĐT Duy Tiên, đồng thời tập trung vào giải quyết những vấn đề cịn chưa thực hiện tốt trong q trình phát triển đội ngũ CBQL trường THCS hiện nay trên địa bàn huyện. Những biện pháp này đã đảm bảo tính pháp lí, tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kế thừa.

- Qua ý kiến chuyên gia, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi; bước đầu đã được kiểm chứng trong thực tiễn công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Các biện pháp do chúng tôi đề xuất không chỉ áp dụng được đối với các trường THCS huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, mà cịn có thể áp dụng ở những địa bàn khác có những điều kiện, đặc điểm tình hình tương tự.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là điều kiện quan trọng để ổn định bộ máy tổ chức, phát triển nhà trường về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Do đó ngành GD&ĐT các cấp cũng như các nhà trường cần đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ CBQL, đặc biệt là phát triển về chất lượng.

1.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT được thực hiện theo chức năng quản lí Nhà nước về GD&ĐT, trong đó Phịng GD&ĐT đóng vai trị trực tiếp trong việc chỉ đạo các nhà trường thực hiện các công việc đối với cơng tác này, đồng thời Phịng GD&ĐT cũng trực tiếp thực hiện các bước đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn CBQL đối với mỗi nhà trường.

1.3. Các nội dung QL của Phòng GD&ĐT về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS được thực hiện với các nội dung cụ thể và bằng những biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình của địa phương trong những giai đoạn nhất định.

1.4. Việc khảo sát thực tế và phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay và cơng tác QL của Phịng GD&ĐT cho thấy cả những thành tựu, hạn chế trong công tác này. Ở các trường THCS, nhìn chung CBQL đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, năng lực QL tốt, nghiệp vụ QL vững vàng; song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GD&ĐT. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL của Phòng GD&ĐT hiện đang áp dụng đã mang lại những kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn cịn có những hạn chế cần được khắc phục.

1.5. Các biện pháp đề xuất được lấy ý kiến khảo nghiệm từ cán bộ Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THCS, cán bộ Phòng Nội vụ và Ban tổ chức huyện uỷ. Các biện pháp đã kế thừa được những điểm mạnh trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Duy Tiên, đồng

thời có những sáng tạo mới. Những biện pháp này nhằm vào giải quyết những vấn đề còn chưa thực hiện tốt trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Duy Tiên hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam

Chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS từ nội dung đến các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

2.2. Với Uỷ ban nhân dân huyện Duy Tiên

- Phê duyệt và ban hành lộ trình thực hiện cụ thể đối với chiến lược phát triển GD&ĐT của huyện đến năm 2030.

- Tạo điều kiện về nguồn kinh phí hỗ trợ cho CBQL, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ.

2.3.Với Phịng Giáo dục và Đào tạo Duy Tiên

- Kịp thời cung cấp thông tin QL, phổ biến những kinh nghiệm QL tốt trong thực tiễn QL nhà trường cho CBQL các trường THCS.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hằng năm về cơng tác cán bộ, để có sự điều chỉnh kịp thời những sai sót trong cơng tác phát triển đội ngũ GV và CBQL ở mỗi nhà trường.

2.4. Với CBQL trường trung học cơ sở huyện Duy Tiên

- Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương, CBQL cần xác định đúng trách nhiệm, phải tích cực tự giác học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực, nghiệp vụ QL.

- Cập nhật những thông tin mới và vận dụng sáng tạo trong hoạt động QL, phát huy được các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1998), Quản lí giáo dục tiếp cận một số vấn đề lí luận từ

lời khun và góc nhìn thực tiễn. Nxb giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lí nhà trường. Nxb

giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS,

trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học, (ban hành kèm theo

Thông tư số 29/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học, (ban hành kèm

theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ (2011), Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (ban hành kèm theo thông

tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ngân hàng phát triển Châu Á (2013), Một số

vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kì đổi mới. Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của

Ban Bí thư về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội X. NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội XI. NXB Chính trị quốc

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

11. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lí. Nxb giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục.

Nxb giáo dục, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI. Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

14. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.

15. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục.

Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Học viện Quản lí giáo dục Việt Nam (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, cơng chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo - Phần I, Hà Nội.

17. Học viện Quản lí giáo dục Việt Nam (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, cơng chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo - Phần II, Hà Nội.

18. Học viện Quản lí giáo dục Việt Nam (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, cơng chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo - Phần III, Hà Nội.

19. Đặng Thành Hƣng (2010), “Đặc điểm quản lí giáo dục và quản lí trường

học trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Quản lí giáo

dục, số 17 tháng 10/2010, Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục.

Nxb ĐHSP Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2011), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, Nxb Đại học sư

phạm Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2014), Lý luận đại cương về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện duy tiên, tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 98)