Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện duy tiên, tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82 - 88)

3.3. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở

3.3.3. Thực hiện tốt việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn

miễn nhiệm đối với cán bộ quản lí trường trung học cơ sở

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nhà trường, nâng cao hiệu quả GD của nhà trường; giúp ngành GD&ĐT có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người khơng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực QL, bổ sung, hồn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

- Tuyển chọn dân chủ, công khai và khách quan để chọn đúng người có năng lực đáp ứng yêu cầu QL nhà trường trong thời kì đổi mới và hội nhập.

- Thực hiện việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL các trường THCS đúng quy trình, tạo cơ hội cho cán bộ thể hiện các năng lực của bản thân trong hoạt động QL, tích cực với nhiệm vụ được giao.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Yêu cầu của việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với cán bộ quản lí

Trước khi tiến hành các quy trình cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với CBQL, cần xác định các yêu cầu để thực hiện công tác này nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ CBQL nhà trường. Các yêu cầu cơ bản cần đặt ra là:

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, có đầy đủ các thơng tin, nhằm tuyển chọn được người có tài, có đức, có năng lực QL thực sự.

- Đảm bảo nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL của từng trường.

- Phải chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất trong số nguồn quy hoạch CBQL để đảm nhận chức danh CBQL.

- Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên nhà trường. - Động viên, khuyến khích những người tốt, chọn lọc những cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn.

- Cán bộ QL đã hết một nhiệm kì (5 năm) nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

b) Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với cán bộ quản lí

Theo nhu cầu cán bộ, cấp Ủy và Lãnh đạo trường THCS thống nhất có văn bản báo cáo Phòng GD&ĐT và Đảng ủy cơ sở xin chủ trương bổ nhiệm CBQL. Nội dung văn bản cần nêu cụ thể về số lượng CBQL hiện có, lí do cần bổ nhiệm, dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được bổ nhiệm, dự kiến nguồn cán bộ bổ nhiệm (tại chỗ hay điều động, luân chuyển từ nơi khác đến). Trên cơ sở đề nghị của đơn vị, Phịng GD&ĐT có ý kiến về việc thực hiện bổ

nhiệm hoặc không bổ nhiệm cán bộ. Trong trường hợp khi cần thiết, trên cơ sở thực tế nhu cầu cán bộ của nhà trường và của ngành, Phịng GD&ĐT có thể tiến hành việc bổ nhiệm cán bộ thơng qua quy trình điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

CBQL bổ nhiệm lần đầu phải trình bày Đề án cơng tác. Việc thực hiện bổ nhiệm CBQL sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

* Đối với cán bộ trong nguồn nhân sự tại chỗ

Bước 1: Sau khi được Phòng GD&ĐT tạo phê duyệt chủ trương bổ nhiệm cán bộ QL từ nguồn quy hoạch tại đơn vị, tập thể cấp ủy, lãnh đạo, các đoàn thể trong đơn vị tổ chức họp, nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm của đội ngũ trong quy hoạch; làm rõ và căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ để thảo luận thống nhất giới thiệu danh sách cán bộ dự kiến bổ nhiệm.

Thông báo cho cán bộ được dự kiến bổ nhiệm chuẩn bị Đề án cơng tác. Đối với chức danh Phó hiệu trưởng, các đơn vị nên chọn vấn đề cần quan tâm chỉ đạo, những khó khăn của đơn vị mình cần giải quyết và những cơng việc dự kiến sẽ được phân công nếu được bổ nhiệm để giao đề tài cho cá nhân được lựa chọn, giới thiệu dự kiến bổ nhiệm chuẩn bị đề án công tác. Đối với chức danh Hiệu trưởng, Trưởng phòng GD&ĐT giao đề tài cho các cá nhân được lựa chọn, giới thiệu dự kiến bổ nhiệm chuẩn bị đề án công tác. Đề án công tác của cán bộ phải được gửi cho các thành viên của Hội đồng thẩm định nghiên cứu trước khi trình bày tại hội nghị ít nhất là 5 ngày làm việc.

Bước 2: Tổ chức hội nghị để cán bộ được dự kiến bổ nhiệm trình bày đề án cơng tác và lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm.

- Thành phần hội nghị: Tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động trong biên chế của nhà trường.

- Thành phần Hội đồng thẩm định đề án công tác bao gồm: + Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Lãnh đạo Phịng GD&ĐT;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng: cán bộ đại diện bộ phận công tác tổ chức của Phòng GD&ĐT;

+ Các Ủy viên: gồm đại diện lãnh đạo Cơng đồn GD huyện; đại diện Lãnh các bộ phận chun mơn có liên quan của Phòng GD&ĐT; mời đại diện cấp ủy cơ sở (Đảng ủy xã, thị trấn); đại diện lãnh đạo nhà trường có cán bộ bổ nhiệm.

+ Uỷ viên kiêm thư ký Hội đồng: cán bộ phụ trách chun mơn cấp THCS của Phịng GD&ĐT.

- Nội dung hội nghị:

+ Nêu yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ và danh sách cán bộ do lãnh đạo đơn vị chuẩn bị ở bước 1, tóm tắt về lí lịch, q trình cơng tác của cán bộ dự kiến bổ nhiệm.

+ Trình bày và thẩm định đề án cơng tác: cán bộ được dự kiến đề nghị bổ nhiệm trình bày nội dung đề án công tác trong khoảng thời gian nhất định (tối đa là 30 phút); nêu được các nội dung, giải pháp cụ thể, sáng tạo có hiệu quả, sát thực tế và có tính khả thi cao. Sau khi cán bộ dự kiến bổ nhiệm hồn thành trình bày nội dung đề án cơng tác, Hội đồng thẩm định, đại biểu dự hội nghị có thể nêu các câu hỏi, chất vấn để cán bộ trình bày làm rõ thêm các nội dung của đề án công tác. Các thành viên Hội đồng thẩm định tiến hành bỏ phiếu đánh giá chất lượng đề án công tác.

+ Lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm: thành phần tham gia lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm là cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động xác định thời hạn tại nhà trường. Phiếu giới thiệu tín nhiệm do Phịng GD&ĐT chuẩn bị trên cơ sở danh sách cán bộ dự kiến bổ nhiệm đã được chuẩn bị đề án công tác nêu trên.

+ Kiểm phiếu: Tổ kiểm phiếu giới thiệu tín nhiệm thực hiện kiểm phiếu, lập biên bản và niêm phong phiếu tại chỗ.

- Kết quả phiếu giới thiệu tín nhiệm và chất lượng đề án công tác là một nội dung quan trọng để xem xét đánh giá bổ nhiệm cán bộ. Kết quả đánh giá chất lượng đề án công tác được thông báo công khai tại hội nghị.

Bước 3: Trao đổi, thống nhất dự kiến nhân sự và hoàn thiện các thủ tục bổ nhiệm. Căn cứ kết quả thực hiện của các bước trên, cấp ủy, tập thể lãnh đạo Phòng GD&ĐT và lãnh đạo Cơng đồn GD huyện thảo luận, thống nhất dự kiến về nhân sự; trao đổi thống nhất ý kiến với Huyện ủy nơi có cán bộ dự kiến bổ nhiệm; hồn tất các thủ tục bổ nhiệm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và ra quyết định bổ nhiệm theo quy định hiện hành.

* Trường hợp bổ nhiệm cán bộ khơng từ nguồn nhân sự tại chỗ

Phịng GD&ĐT xét thấy cần bổ nhiệm CBQL thì Trường hoặc Phịng GD&ĐT có thể giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu bổ nhiệm. Quy trình thực hiện như sau:

- Làm việc với cấp ủy cơ sở và lãnh đạo đơn vị nơi có cán bộ được giới thiệu để trao đổi về nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, tìm hiểu về quá trình cơng tác, năng lực, sở trường, ưu khuyết điểm chính của cán bộ được giới thiệu.

- Tiếp xúc với cán bộ được giới thiệu để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ mới, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ.

- Phịng GD&ĐT có văn bản trao đổi với cấp ủy cơ sở (Đảng ủy xã, thị trấn) nơi cán bộ đang công tác và đơn vị dự kiến bổ nhiệm để thống nhất ý kiến.

- Phịng GD&ĐT hồn tất thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và ra quyết định bổ nhiệm theo quy định hiện hành.

* Quy trình bổ nhiệm lại CBQL trường THCS

Ba tháng trước khi CBQL hết thời hạn bổ nhiệm, cấp ủy thống nhất với lãnh đạo nhà trường có văn bản báo cáo Phịng GD&ĐT và cấp ủy cơ sở xin chủ trương về bổ nhiệm lại. Phòng GD&ĐT sẽ hướng dẫn nhà trường và cá nhân hoàn thiện các thủ tục hồ sơ theo quy định. Cá nhân diện đề nghị bổ nhiệm lại phải thực hiện báo cáo tự nhận xét, đánh giá về thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ. Nội dung báo cáo tự nhận xét, đánh giá cần nêu rõ :

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần học tập vươn lên, ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết nội bộ...

- Tự nhận phân loại 1 trong 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hồn thành nhiệm vụ; Khơng hồn thành nhiệm vụ.

- Phương hướng công tác, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ những vấn đề khó khăn, bức xúc, những vấn đề mới thuộc chức trách, nhiệm vụ của chức danh bổ nhiệm lại.

Tổ chức hội nghị để thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cán bộ: - Thành phần hội nghị:

+ Toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động trong biên chế của nhà trường.

+ Đại biểu mời gồm đại diện: Lãnh đạo Phịng GD&ĐT, Lãnh đạo Cơng đoàn Giáo dục huyện, đại diện cấp ủy cơ sở, cán bộ phụ trách công tác tổ chức và cán bộ của các bộ phận chuyên mơn có liên quan của Phịng GD&ĐT.

- Nội dung hội nghị:

+ Cán bộ bổ nhiệm lại trình bày báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ .

+ Đại biểu dự hội nghị tham gia bổ sung ý kiến về nội dung báo cáo tự nhận xét, đánh giá của cán bộ bổ nhiệm lại vừa trình bày ở trên.

+ Hội nghị thực hiện bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm lại. + Tổ kiểm phiếu giới thiệu tín nhiệm có trách nhiệm kiểm phiếu, lập biên bản và niêm phong phiếu tại chỗ.

+ Tiến trình hội nghị phải được ghi thành biên bản có chữ kí của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, đại diện lãnh đạo nhà trường và thư kí .

Căn cứ kết quả việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ và phiếu tín nhiệm tại hội nghị, tập thể lãnh đạo Phịng GD&ĐT và lãnh đạo Cơng đồn GD huyện thảo luận, thống nhất dự kiến về việc bổ nhiệm lại đối với cán bộ; trao đổi thống nhất ý kiến với Đảng uỷ (xã, thị trấn); hồn tất các thủ tục bổ nhiệm lại trình cấp có thẩm quyền xem xét,

Việc luân chuyển CBQL được thực hiện khi CBQL có thời gian cơng tác q 2 nhiệm kì tại một trường. Luân chuyển CBQL sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, trì trệ, kinh nghiệm, chủ quan, khơng chịu đổi mới, từ đó tự thân chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hồn cảnh mới, mơi trường mới.

Việc miễn nhiệm CBQL các trường THCS nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh bộ máy quản lí, tạo mơi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển; miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là đem lại niềm tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và cịn có tác dụng giáo dục cán bộ. Việc giáng cấp, hạ bậc quản lí đối với CBQL giáo dục ít xảy ra, nhưng vấn đề này phải thường xuyên được quán triệt như một biện pháp có tính ngăn ngừa, răn đe nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nhà trường.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có đủ hệ thống các văn bản hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ. - Các nhà trường phải chuẩn bị tốt nguồn nhân sự CBQL trong quy hoạch các chức danh CBQL.

- Phòng GD&ĐT phải thực hiện quy trình chặt chẽ, phát hiện các nhân tố tích cực để lựa chọn và bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở huyện duy tiên, tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82 - 88)