10. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm nhận thức
Thuật ngữ “tâm lý học nhận thức” lần đầu tiên đƣợc sử dụng vào năm 1967 bởi nhà tâm lý học Mỹ Ulric Neisser trong cuốn sách “Tâm lý học nhận thức”. Theo Neisser, nhận thức liên quan đến tất cả các quá trình chuyển đổi, giảm bớt, hoàn thiện, lƣu trữ, phục hồi và sử dụng các cảm giác kể cả trong trƣờng hợp khơng có sự kích thích liên quan, nhƣ trong hình ảnh và ảo giác… Một cách chung nhất, nhận thức tham gia vào mọi hoạt động của con ngƣời, tất cả các hiện tƣợng tâm lý đều có thể coi là hiện tƣợng nhận thức [47]. Nhƣ vậy có thể hiểu nhận thức là những gì đƣợc nhận biết hoặc là tri thức có đƣợc thơng qua kinh nghiệm cá nhân.
Trƣớc Neisser, Scheerer cũng đƣa ra định nghĩa nhận thức là quá trình trung gian đại diện cho các sự kiện nội tâm và ngoại tâm: Nó là hình thức tổ chức các hiện tƣợng nằm giữa nguồn kích thích và sự điều chỉnh hành vi. Festinger đã định nghĩa “các thành tố nhận thức” là sự nhận thức, điều mà cá nhân biết về bản thân, về hành vi và môi trƣờng xung quanh.
Tƣơng tự, Bloom (1956) cũng cho rằngnhận thức của con ngƣời là một quá trình. Tuy nhiên, ơng chia q trình nhận thức này thành các bƣớc nhƣ sau:
- Biết: là sự nhớ lại các thông tin đƣợc ghi nhận. Thành quả đạt đƣợc ở mức này là rất thấp và ở mức cơ bản nhất. Đây là mức thấp nhất của tri thức (gồm có xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, nhận biết, mô phỏng, làm theo).
- Hiểu: là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán đƣợc kết quả hoặc hậu quả). Ở giai đoạn này, ngƣời ta phải có các kỹ năng về thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mơ phỏng, dự đốn, chuẩn bị về thơng tin nào đó.
- Vận dụng: là khả năng sử dụng thơng tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là bắt đầu của mức tƣ duy sáng tạo.
- Phân tích: là khả năng chia nhỏ thông tin hay khái niệm thành những phần nhỏ hơn để hiểu đầy đủ hơn (con ngƣời cần phải biết đƣợc cách so sánh/đối chiếu, phân chia, phân biệt, lựa chọn, phân tách).
- Tổng hợp: ghép các ý với nhau để tạo nên nội dung mới. Đây là mức cao hơn của tri thức (phân loại, khái quát hóa, cấu trúc lại).
- Đánh giá: là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thơng tin theo các tiêu chí thích hợp (đạt đƣợc đến giai đoạn nhận thức này, con ngƣời cần biết phê bình, phán đốn, chứng minh, tranh luận, biện hộ). Đây là mức nhận thức cao nhất [50].
Nhìn chung, các nhà tâm lý học Mỹ coi nhận thức là một thuật ngữ khái quát hóa mọi dạng hiểu biết, bao gồm cảm giác, tri giác, sự nhận biết hình mẫu, ghi nhớ, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Nhận thức là một quá trình. Một số quá trình nhận thức về thế giới xung quanh thể hiện qua tâm trí nhƣ q trình phân loại thông tin và lý giải các trải nghiệm, một số quá trình nhận thức khác hƣớng vào nội tâm nhƣ những gì xảy ra trong mơ và những chuyện tƣởng tƣợng. Những điều này có nghĩa nhận thức bao gồm cả hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. [47]
Các nhà tâm lý học Mác – xít dựa trên nền tảng lý luận nhận thức của triết học Mác – Lênin, coi nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não ngƣời, từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng. Trực quan sinh động (từ nhận thức cảm tính) là giai đoạn xuất phát của q trình nhận thức, diễn ra dƣới các hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác. Những hình ảnh do nhận thức cảm tính đem lại là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, để có thể phát hiện ra những mối liên hệ nội tại có tính quy luật cần giai đoạn cao hơn của nhận thức là tƣ duy trừu tƣợng (bao gồm các hình thức nhƣ khái niệm, phán đoán, suy luận, giả thuyết…). Giai đoạn này nhận thức chuyển từ nhận thức hiện tƣợng đến nhận thức bản chất, từ nhận thức các đối tƣợng riêng đến nhận thức mối liên hệ và các quy luật phát triển của chúng.
Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, nhận thức đƣợc hiểu là một q trình gắn với mục đích nhất định.Vì vậy, nhận thức của con ngƣời là một hoạt động. Đặc
trƣng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan (cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tƣợng, biểu tƣợng, khái niệm…) [11, tr. 57]. Theo định nghĩa này, nhận thức không chỉ đơn thuần là hiện tƣợng mà còn là hoạt động thực tiễn của con ngƣời có những mục đích nhất định, đồng thời tạo ra những sản phẩm mang tính thực tiễn về hình ảnh, hình tƣợng, khái niệm…
Nhƣ vậy, các khái niệm trên đều khẳng định rằng hoạt động nhận thức là hoạt động mang lại cho con ngƣời các tri thức (hiểu biết) về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình để từ đó có thái độ và tiến hành các hoạt động khác một cách có hiệu quả. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm về nhận thức là: một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, là quá trình mà khách thểsử dụng sự hiểu biết của bản thân về một vấn đề cụ thể, q trình họ tìm hiểu thơng tin để nhận diện đƣợc vấn đề này và đƣa ra các giải pháp phù hợp.