Một số đặc điểm của khách thể tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức của giáo viên tiểu học về sức khỏe tâm thần học sinh (Trang 43 - 54)

Đặc điểm %

Giới tính Nam 0.9

Nữ 99.1

Độ tuổi Nhóm 1 (dƣới 30 tuổi) 32.9

Nhóm 2 (dƣới 40 tuổi) 30.8 Nhóm 3 (dƣới 50 tuổi) 26.5 Nhóm 4 (trên 50 tuổi) 9.8 Trình độ học vấn Chỉ tốt nghiệp THPT 0 Cao đằng/Trung cấp 45.3 Cử nhân 53.0 Thạc sĩ 1.7 Tiến sĩ 0 Giáo sƣ 0

Số năm kinh nghiệm dạy học

Nhóm 1 - dƣới 5 năm kinh nghiệm 26.7 Nhóm 2 - dƣới 10 năm kinh nghiệm 13.4 Nhóm 3 - dƣới 20 năm kinh nghiệm 26.3 Nhóm 4 - dƣới 30 năm kinh nghiệm 25 Nhóm 5 - có trên 30 năm kinh nghiệm 8.6

Khu vực sống Nông thôn 33.6

Thành thị 38.3

Về độ tuổi, khách thể trong nghiên cứu có tuổi đời từ 20 đến 56, trong đó độ tuổi dƣới 35 tuổi chiếm số lƣợng đông nhất. Để tiện theo dõi, chúng tôi chia độ tuổi thành 4 khoảng – trƣớc 30 tuổi, từ 31 đến 40, từ 41 đến 50 và sau 51 tuổi, đƣợc các kết quả: Chiếm hơn 50% số khách thể nghiên cứu ở độ tuổi từ 20 cho đến 40 tuổi – đa số là các giáo viên trẻ. Có 26,5% khách thể nằm trong độ tuổi 41 đến 50 tuổi. Số giáo viên lớn tuổi chỉ chiếm có 9%.

Về trình độ học vấn, u cầu tối thiểu về trình độ học vấn của giáo viên tiểu học là trình độ trung cấp hoặc cao đẳng. Theo thông tin các giáo viên cung cấp, tỷ lệ giáo viên có trình độ này chiếm 45,1% và giáo viên có trình độ đại học cao hơn một chút, chiếm 53,2%. Ngồi ra, cũng có một số giáo viên có bằng thạc sĩ, tuy nhiên số này không nhiều, chỉ hơn 1%. Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng phần lớn khách thể nghiên cứu đều có bằng cấp sƣ phạm ở mức cao đẳng hoặc đại học.

Về bằng cấp, hầu hết các giáo viên đều có bằng sƣ phạm hoặc quản lý giáo dục (cao đẳng, hoặc đại học). Ngoài ra, nhiều giáo viên cũng học và lấy thêm một số chứng chỉ khác nhƣ tin học, tiếng anh, chính trị… Tuy nhiên số giáo viên này khơng nhiều, chỉ chiếm có 11 %.

Về chun mơn đứng lớp, nhƣ ban đầu đã xác định là giáo viên chủ nhiệm là khách thể chủ yếu (chiếm tới 95%). Còn một số trƣờng lấy thêm giáo viên bộ môn (chiếm 5% số khách thể nghiên cứu). Giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học thƣờng đảm nhiệm hầu hết các mơn học (Tiếng Việt, Tốn, Khoa học, Thủ công…). Ở một số trƣờng, giáo viên chủ nhiệm có thể dạy cả các môn nghệ thuật nhƣ Mỹ thuật, nhạc, kỹ thuật…, nhƣng hiện nay nhiều trƣờng đã tiến hành tuyển riêng giáo viên bộ môn chuyên về các lĩnh vực này. Và các giáo viên thýờng ðảm nhiệm dạy ở hầu hết các khối lớp của khối tiểu học.

Về giảng dạy theo khối lớp, tỷ lệ ban đầu chọn mẫu giáo viên mỗi khối là 20% trong tổng thể. Nhƣng trong thời gian nghiên cứu do một vài lý do nên con số này khơng đều và có sự chênh lệch, khối lớp 2 có nhiều giáo viên đƣợc lựa chọn làm khách thể nhất, tiếp đến là khối lớp 1 và khối lớp 3, số lƣợng giáo viên khối lớp 4 và 5 tƣơng tự nhau.

Về kinh nghiệm dạy học, trong các nghiên cứu trên thế giới, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên là một trong những tiêu chí ảnh hƣởng đến sự nhận thức và hành vi của giáo viên khi làm việc với học sinh, đặc biệt là những học sinh có vấn đề về SKTT. Do độ tuổi phân bố từ 20 đến trên 50 tuổi, kinh nghiệm dạy học của các giáo viên cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ đó. Chúng tơi chia số năm kinh nghiệm ra làm 5 khoảng để dễ theo dõi: Dƣới 5 năm (26,7%); Dƣới 10 năm; Dƣới 20 năm (26,3%); Dƣới 30 năm; Trên 30 năm (8%). Tỷ lệ này tƣơng ứng tỷ lệ độ tuổi ở GV.

Về khu vực sống: nhƣ đã trình bày ở trên, chúng tơi lựa chọn khách thể ở 3 khu vực là thành thị - khu đô thị mới – nông thôn. Khu vực nông thôn, chúng tôi chọn ra 4 trƣờng, nhƣng số lƣợng giáo viên ở các trƣờng này khơng nhiều, nên tổng số khách thể chỉ có 79 ngƣời, chiếm 33,6%. Ở khu vực thành thị và đô thị mới, số lƣợng trƣờng đƣợc lựa chọn là 3 trƣờng mỗi nơi, số lƣợng khách thể tham gia ở thành thị nhiều hơn, chiếm 38.3%. Nhƣ vậy, số lƣợng khách thể ở từng khu vực không chênh lệch nhau quá nhiều. Việc phân chia khu vực thành thị và đô thị mới dựa trên yếu tố địa lý. Khu vực thành thị là khu vực gần trung tâm thành phố Hà Nội, các địa phƣơng này đã đƣợc chứng nhận về địa chính là khu vực nội thành từ lâu. Cịn khu vực đơ thị mới, thực ra xét về tình hình kinh tế, an ninh trật tự, giáo dục, y tế… khơng thua kém gì nhiều so với khu vực thành thị. Nhƣng khu vực đô thị mới là những nơi xa trung tâm thành phố hơn về mặt địa lý, và vấn đề địa chính mới đƣợc cơng nhận vài năm gần đây.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi

Chúng tôi thiết kế bảng hỏi – là công cụ thu thập thơng tin chính của nghiên cứu, dựa trên tham khảo các tài liệu liên quan đến nhận thức của giáo viên về triệu chứng, nguyên nhân, và cách thức hỗ trợ những vấn đề SKTT ở học sinh nhƣ: -Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các RLTT và hành vi (ICD-10) và Sổ tay thống kê và chẩn đoán các RLTT rút gọn – IV (DSM-IV) để tìm hiểu các loại rối

- Nghiên cứu “Understanding parents’ perceptions of their child’s mental health” của Dianne C.Shanley xuất bản năm 2008 phần các nguyên nhân và cách hỗ trợ có thể cho trẻ.

Để đánh giá đƣợc nhận thức của giáo viên tiểu học về những vấn đề hành vi và cảm xúc ở học sinh, chúng tơi xây dựng bảng hỏi gồm 4 phần chính:

- Các thông tin nhân khẩu học - Nhận diện từng RLTT ở học sinh

- Nhận diện về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về SKTT - Nhận diện về cách thức can thiệp/hỗ trợ học sinh có RLTT

a. Những thông tin cơ bản về nhân khẩu học của giáo viên: tên, tuổi, địa chỉ,

trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,…

b. Nhận diện các RLTT và cách ứng xử với từng trƣờng hợp:ở phần này, chúng tôi lựa chọn xây dựng các trƣờng hợp trẻ gặp vấn đề về SKTT – gồm có 7 trƣờng hợp khác nhau về các dạng rối loạn có thể gặp ở lứa tuổi học sinh, mỗi trƣờng hợp có 11 đáp án về vấn đề của trẻ, và 12 đáp án về cách ứng xử mà giáo viên lựa chọn. - Cụ thể các trƣờng hợp nhƣ sau:

Trường hợp 1 - Rối loạn dạng cơ thể

Một bé gái 9 tuổi hay bị đau đầu trong 3 tháng qua. Bé thƣờng xuyên phải nghỉ học vì đau đầu và không thể làm tốt các nhiệm vụ ở nhà. Bà nội phải dành thêm nhiều thời gian chăm sóc cháu hơn và hiếm khi để cháu một mình. Ở bệnh viện, các bác sỹ đã làm rất nhiều xét nghiệm nhƣng khơng tìm thấy vấn đề gì về mặt thực thể.

Trường hợp 2 – Rối loạn lo âu chia tách

Một bé gái 9 tuổi luôn sợ hãi khi bị tách khỏi mẹ. Cháu không muốn đến trƣờng và khơng thể đến nhà ngƣời thân vì sợ rằng khi cháu đi vắng sẽ có chuyện gì đó xảy ra với mẹ.

 Trường hợp 3 – Tăng động giảm chú ý

Một bé trai 8 tuổi thƣờng xuyên vi phạm kỷ luật ở trƣờng. Cháu hay chạy ra khỏi chỗ, nói chuyện với bạn khi cơ giáo đang giảng bài. Cháu cũng gặp khó khăn khi chú ý vào bài giảng và không thể tập trung làm bài tập trong một khoảng thời gian nhất định. Tình hình này của cháu xảy ra trong mọi giờ học ở trƣờng và cả ở nhà.

 Trường hợp 4 – Tự kỷ

Một bé trai 5 tuổi khơng nhìn vào mắt ngƣời đối diện và khơng nói chuyện hoặc chơi với những bạn cùng tuổi khác. Cháu chỉ muốn chơi duy nhất với cái tầu hỏa của mình và ln chỉ đẩy nó đi lại theo một cách. Cháu cũng thƣờng tự đung đƣa cơ thể mình và nhìn chằm chằm vào những ngón tay mình dƣới ánh nắng.

Trường hợp 5 – Rối loạn hành vi chống đối

Một bé gái 10 tuổi nhất định không làm theo những yêu cầu của cô giáo. Khi cô giáo yêu cầu cháu làm gì đó, ví dụ nhƣ làm bài tập hoặc tham gia làm nhóm thì cháu khơng làm hoặc chạy đi chỗ khác. Điều này cũng xảy ra khi ở nhà, thậm chí cháu cịn qt bố mẹ và em trai mình.

Trường hợp 6 – Trầm cảm

Một bé trai 9 tuổi vốn là một ngƣời thân thiện và tích cực trên lớp, gần đây bỗng trở nên lặng lẽ và thu mình. Cháu khơng cịn hứng thú với những hoạt động cháu đã từng thích và chỉ muốn ở một mình. Cháu ăn ít hơn và ngủ nhiều hơn thƣờng lệ.

Trường hợp 7 – Rối loạn stress sau sang chấn

Một bé trai 10 tuổi bị tai nạn xe máy nghiêm trọng. Cháu bị gãy tay và nhìn thấy bố mình chảy máu. Sau tai nạn, cháu ln sợ phải ra khỏi nhà và không chịu đi xe máy nữa. Mỗi khi bố mẹ đi làm, cháu khó chịu và nài nỉ bố mẹ ở nhà. Cháu bắt đầu khó ngủ, giảm chú ý ở trƣờng và sợ hãi khi nghe thấy tiếng ồn xung quanh.

Ở mỗi trƣờng hợp có hai câu hỏi, câu hỏi a “Điều gì khiến trẻ cư xử như

vậy?”, có các câu trả lời sau:

1. Bản thân trẻ đó là một đứa trẻ hƣ.

2. Do trẻ có vấn đề về hành vi và cảm xúc. Cụ thể là vấn đề gì?

3. Cha mẹ không củng cố hành vi của trẻ đúng cách. Vì vậy, vấn đề là do phong cách làm cha mẹ.

4. Đây là vấn đề về tâm linh.

5. Trẻ gặp vấn đề do đang dùng thuốc hoặc do sức khỏe thể chất. 6. Trẻ có vấn đề về nhận thức hoặc trí tuệ.

7. Trẻ sinh ra đã nhƣ vậy, đó là do di truyền và do gen của trẻ.

8. __________________________________________________________________ T rẻ thiếu các kỹ năng xã hội.

9. Trẻ khơng có động cơ phù hợp.

10. Trẻ từng gặp chấn thƣơng về tâm lý trong cuộc sống.

11. Môi trƣờng sống khơng an tồn hoặc thiếu nguồn hỗ trợ đối với gia đình và chính bản thân trẻ.

Câu hỏi b về “Cách ứng xử của GV trong cáctrường hợp”, gồm có các lựa chọn: 1. Phạt học sinh để trẻ dừng những hành vi này lại.

2. Tƣớc quyền lợi của học sinh cho đến khi chúng dừng lại . 3. Giúp trẻ chú ý hơn đến những hành vi tốt của mình. 4. Thƣởng cho những hành vi tốt của trẻ.

5. Nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Cụ thể sự trợ giúp ở đâu? 6. Đáp ứng những gì trẻ muốn để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. 7. Nói chuyện với học sinh để trẻ hiểu và cảm thấy tốt hơn. 8. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc nhiều hơn.

9. Dạy thêm cho trẻ một số kỹ năng.

10. Giáo viên học thêm những kỹ năng mới để phục vụ cho quá trình dạy học và biết cách giúp đỡ trẻ tốt hơn. Cụ thể những kỹ năng gì?

11. Đuổi học học sinh đó.

12. Cho học sinh lên gặp hiệu trƣởng (hoặc ngƣời có chức vụ lớn trong trƣờng). Ở mỗi câu hỏi phần nhận diện các RLTT, GV đƣợc chọn nhiều hơn một phƣơng án trả lời. Trong quá trình xử lý, những phƣơng án đƣợc GV chọn đƣợc tính là một câu trả lời “Có” và tính 1 điểm.

c. Nhận thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ: gồm có 61 câu nói về những nguyên nhân có thể gây ảnh hƣởng đến vấn đề của trẻ, và đƣợc chia thành 12 nhóm nguyên nhân cơ bản:

Nhóm nguyên nhân về sinh học: gồm có các câu 1, 13, 25, 37, 47, 57 – là

những nguyên nhân thuộc về sinh học, di truyền, do bẩm sinh trẻ sinh ra trong ngƣời đã có sẵn những yếu tố gây bệnh.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến sức khỏe thể chất: 2, 14, 26, 38, 48, 58 –

là những yếu tố thuộc về sức khỏe thể chất, bệnh tật, cân nặng, chiều cao của trẻ.

Nhóm nguyên nhân về động cơ: 3, 15, 27, 39, 49, 59 – gồm các câu hỏi liên

Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều chỉnh cảm xúc: 4, 16, 28 – gồm

những câu hỏi về sự quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc và đƣợc yêu thƣơng của trẻ.

Nhóm nguyên nhân về nhận thức: 5, 17, 29 - khả năng học tập, tiếp thu kiến

thức của trẻ.

Nhóm nguyên nhân về xã hội: 6, 18, 30, 40, 50, 60 – những yếu tố thuộc về

các mối quan hệ liên cá nhân của trẻ.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến sang chấn: 7, 19, 31, 41, 51 – những khó

khăn trẻ từng gặp phải gây ảnh hƣởng tới vấn đề hiện tại của trẻ.

Nhóm nguyên nhân về các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống: 8, 20,

42, 52 – những sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống của trẻ.

Nhóm nguyên nhân về tâm linh: 9, 21, 33, 43 - những yếu tố đƣợc thần thánh

hóa nhƣ số phận, may rủi, ma nhập…

Nhóm nguyên nhân liên quan đến sự tương tác bố mẹ - concái: 10, 22, 34,

44, 53, 61 – do mối quan hệ bền chặt giữa bố mẹ - con cái.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến các đặc điểm xã hội, tâm lý của bố mẹ:

11, 23, 35, 45, 54, 62 – do những vấn đề về tài chính/sức khỏe/tâm lý của chính bố mẹ.

Nhóm nguyên nhân từ cộng đồng: 12, 24, 36, 46, 55, 56 – môi trƣờng xung

quanh trẻ, nguồn hỗ trợ từ hàng xóm, trƣờng học, an ninh trật tự.

Mỗi ý đều có 5 mức độ lựa chọn tƣơng ứng với mức độ đồng ý của giáo viên, từ 0 = “Khơng hồn tồn đúng” đến 4 = “Hồn toàn đúng”.

d. Nhận thức của giáo viên về cách thức can thiệp, gồm có những cách hỗ trợ từ: tƣ vấn cá nhân, tƣ vấn gia đình, hỗ trợ từ trƣờng học, sử dụng thuốc đơng y, sử dụng thuốc tây y, cách chữa trị bằng tâm linh. Mỗi đáp án có 3 câu hỏi về mức độ niềm tin của các giáo viên (Giáo viên thích cách can thiệp này; Giáo viên tin rằng cách can thiệp này có hiệu quả; Giáo viên tin rằng cách thức này giúp khỏi bệnh vĩnh viễn)với 5 phƣơng án trả lời cho mỗi câu hỏi (Hoàn toàn sai; Sai; Nửa đúng nửa sai; Đúng; Hoàn toàn đúng).

Can thiệp dựa trênTư vấn cá nhân: một chuyên gia đƣợc đào tạo về tƣ vấn trị

trẻ. Chuyên gia sẽ chỉ dùng các liệu pháp tâm lý mà không dùng thuốc. Trẻ là đối tƣợng can thiệp chính. Bố mẹ và những ngƣời khác KHÔNG CẦN trực tiếp tham gia.

Can thiệp bằng Đông Y (thuốc nam/thuốc bắc): Trẻ đƣợc điều trị bằng các

phƣơng pháp đông y (nhƣ thảo dƣợc, rễ cây) từ những thầy lang đƣợc cộng đồng công nhận để giúp cải thiện vấn đề.

Can thiệp dựa trên Tư vấn gia đình: Một chuyên gia đƣợc đào tạo về tƣ vấn

trị liệu sẽ làm việc đồng thời với cả bố mẹ và trẻ để giúp bố mẹ và trẻ cách ứng phó, quản lý hoặc cải thiện những vấn đề của trẻ. Trẻ sẽ tham gia quá trình trị liệu này.

Can thiệp dựa trên Trợ giúp từ trường học: Nhà trƣờng sẽ có ngƣời làm việc

trực tiếp với trẻ để giúp trẻ học cách ứng phó, quản lý hoặc cải thiện những vấn đề của mình. Ví dụ nhƣ nhà trƣờng có thể có chƣơng trình giáo dục đặc biệt cho trẻ hoặc giáo viên đƣa ra những chiến lƣợc riêng trong lớp để giúp trẻ quản lý hành vi cảm xúc.

Can thiệp bằng thuốc Tây Y (thuốc tân dƣợc): Trẻ đƣợc kê đơn thuốc (tân

dƣợc) để cải thiện vấn đề. Các bác sỹ tâm thần sẽ kê đơn và trẻ phải uống thuốc hàng ngày theo hƣớng dẫn. Bố mẹ sẽ phải đƣa trẻ đến khám định kỳ để có sự điều chỉnh về thuốc.

Can thiệp dựa trên Tâm linh: Trẻ đƣợc hỗ trợ từ những ngƣời đại diện tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức của giáo viên tiểu học về sức khỏe tâm thần học sinh (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)