Điểm trung bình các nguyên nhân vấn đề của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức của giáo viên tiểu học về sức khỏe tâm thần học sinh (Trang 64 - 67)

Số lƣợng

Điểm trung bình

Đây là vấn đề về tâm linh 235 .0079

Bản thân trẻ đó là một đứa trẻ hƣ 235 .0176

Trẻ sinh ra đã nhƣ vậy, đó là do di truyền và do gen của trẻ 235 .0377 Trẻ gặp vấn đề do đang dùng thuốc hoặc do sức khỏe thể

chất

235 .1751

Trẻ khơng có động cơ phù hợp 235 .1842

Cha mẹ không củng cố hành vi của trẻ đúng cách 235 .2550 Môi trƣờng sống khơng an tồn hoặc thiếu nguồn hỗ trợ đối

với gia đình và chính bản thân trẻ

235 .2608

Trẻ có vấn đề về nhận thức hoặc trí tuệ 235 .3520

Trẻ thiếu các kỹ năng xã hội 235 .3854

Trẻ có vấn đề về hành vi và cảm xúc 235 .4584

Trẻ từng gặp chấn thƣơng về tâm lý trong cuộc sống 235 .4784

Nhƣ vậy, ta thấy đƣợc, các phƣơng án đƣợc lựa chọn nhiều nhất gồm có “Trẻ

từng có chấn thương tâm lý trong cuộc sống”; “Trẻ có vấn đề về hành vi cảm xúc”;

nguyên nhân ít đƣợc ủng hộ nhất là do nguyên nhân tâm linh hoặc bản thân trẻ là đứa trẻ hƣ nên trẻ mới cƣ xử nhƣ vậy, trƣờng hợp nào nhiều nhất cũng chỉ có 10% khách thể lựa chọn một trong hai nguyên nhân này.

Ở đây, ta thấy đƣợc rằng GV đã có cái nhìn đa dạng và phức tạp về các vấn đề học sinh gặp phải. Cụ thể, GV đã nhận diện đƣợc những dấu hiệu cơ bản của vấn đề về SKTT ở trẻ em. Họ biết đƣợc rằng một vấn đề của trẻ đƣợc hình thành và duy trì bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua số liệu về từng trƣờng hợp ở trên, ta thấy đƣợc rằng GV có sự hiểu biết ở mức độ khá phù hợp. Ví dụ, với các trƣờng hợp có vấn đề về hành vi rõ rệt (tự kỷ, rối loạn hành vi chống đối), GV lựa chọn nhiều nguyên nhân liên quan đến yếu tố sinh học hoặc do nhận thức, thể chất của trẻ. Với các vấn đề về cảm xúc (nhƣ trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn), GV cũng đánh giá cao các nguyên nhân thuộc về thiếu kỹ năng, hoặc có vấn đề về SKTT. Tuy nhiên, sự hiểu biết của họ cịn mang tính bề mặt nhiều, bởi trong tất cả các trƣờng hợp, có đến hơn 50% giáo viên đồng ý với đáp án “Trẻ có vấn đề về hành vi cảm

xúc” nhƣng họ chỉ nói chung chung vấn đề của trẻ là lo lắng, hoảng sợ, khơng nghe

lời, có hành vi chống đối… chứ không nêu đƣợc tên của các loại rối loạn. Một điều đáng đề cập đó là, vì chƣa biết rõ về các loại rối loạn SKTT ở trẻ em, các giáo viên dễ có xu hƣớng gán cho chúng một cái tên khơng đúng, “tự kỷ” là một ví dụ điển hình về việc bị lạm dụng thuật ngữ.

 Câu hỏi b “Giáo viên có thể làm gì trong trƣờng hợp này?”

- Phạt học sinh để trẻ dừng những hành vi này lại và Tƣớc quyền lợi của học sinh cho đến khi chúng dừng lại: Hai phƣơng án này ít nhận đƣợc sự đồng tình

của các GV. Ở các trƣờng hợp, số lƣợng ngƣời chọn rất ít, chỉ khoảng 1 – 2 ngƣời. Nhiều nhất là trong trƣờng hợp trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn hành vi chống đối, nhƣng số lƣợng ngƣời lựa chọn cũng không quá 10%. Con số này so với các phƣơng án khác vẫn rất nhỏ. Ngoài ra, phƣơng án “Đuổi học học

sinh đó” cũng có số lƣợng lựa chọn tƣơng tự, thậm chí cịn ít hơn, chƣa đến 1%

ngƣời lựa chọn. Đây là một cách thức phạt học sinh khá tiêu cực và không thực tế, nên hầu nhƣ khơng có giáo viên nào chọn để làm. Việc cho học sinh lên gặp những ngƣời có chức vụ cao trong trƣờng (giám thị, hiệu trƣởng…) cũng khơng có ích, số ngƣời chọn rất ít, chỉ có 1 – 2%.

- Giúp trẻ chú ý đến những hành vi tích cực của trẻ: Đây là cách thức mà GV

thấy ứng xử phù hợp ở mọi trƣờng hợp, bởi có khá nhiều khách thể lựa chọn, số lƣợng GV chọn ở mỗi trƣờng hợp là hơn 40%. Ở trƣờng hợp trẻ có rối loạn TĐGCY và RLHVCĐ, con số này lên tới hơn 80%, chứng tỏ phần lớn GV đều chú ý đến việc giúp trẻ nhận ra các hành vi tích cực của mình. Ở trƣờng hợp trẻ có rối loạn dạng cơ thể, tự kỷ, số lƣợng khách thể chọn cũng hơn 60%.

- Thƣởng cho những hành vi tốt của trẻ: Việc này cũng khá có ích và đƣợc nhiều GV lựa chọn, đặc biệt trong các trƣờng hợp trẻ bị RL dạng cơ thể, tự kỷ và RLHVCĐ, trẻ thể hiện ra nhiều ở các hành vi chƣa phù hợp, đƣợc GV đánh giá cao với >50% lựa chọn. Với trƣờng hợp trẻ tự kỷ, cịn có 69,4% GV cho rằng cách này rất hữu ích.

- Nhờ sự trợ giúp từ bên ngồi: Có khoảng 30% GV lựa chọn phƣơng án này nhƣ

là một cách hỗ trợ cho trẻ. Điều đó cho thấy sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết đối với các GV. Họ thƣờng tìm hỗ trợ qua việc trao đổi vấn đề với phụ huynh học sinh, nhờ các bạn bè trong lớp nói chuyện với trẻ, nhờ sự trợ giúp của các cán bộ khác trong trƣờng, hoặc là giới thiệu cho gia đình đến gặp các chuyên gia, bác sĩ tâm lý.

- Đáp ứng những gì trẻ muốn để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn: Đây tuy không phải

là cách thức tiêu cực nhƣng cũng không đƣợc nhiều GV ủng hộ, chỉ khoảng 10% các GV lựa chọn ở mỗi trƣờng hợp.

- Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc nhiều hơn và Dạy thêm cho trẻ một số kỹ năng: Hai phƣơng án đƣợc nhiều GV đánh giá cao và lựa chọn, hơn 50%. Ở các trƣờng hợp về trẻ có RL lo âu chia tách, tự kỷ hoặc rối loạn stress sau sang chấn, số GV lựa chọn hai phƣơng án này đều cao, chiếm 50% số GV tham gia trả lời. Với trƣờng hợp trẻ có RL dạng cơ thể (60,4% lựa chọn hƣớng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc) hoặc RLHVCĐ (54% lựa chọn dạy kỹ năng), con số này cũng không nhỏ, cho thấy sự kỳ vọng của GV ở hai phƣơng án này.

- Nói chuyện với trẻ để trẻ cảm thấy tốt hơn: Đây là cách thức mà GV lựa chọn nhiều nhất trong tất cả mọi trƣờng hợp, số lƣợng GV lựa chọn đều hơn 60%, thậm chí có khi có hơn 85% GV lựa chọn, đặc biệt với những trƣờng hợp mà trẻ có biểu hiện cảm xúc nhiều nhƣ rối loạn stress sau sang chấn, hoặc trầm cảm. Con số này

còn cao hơn ở RL dạng cơ thể (90,2%), trẻ có stress sau sang chấn (88,9%), trẻ có rối loạn lo âu chia tách (89,4%). Thực tế, các GV cũng thƣờng chọn cách thức này để áp dụng với học sinh, mỗi khi học sinh có vấn đề gì ở trƣờng.

- GV học thêm một số kỹ năng để hỗ trợ học sinh đƣợc tốt hơn: GV có lựa chọn

vào việc này nhƣng không nhiều ngƣời kỳ vọng, chỉ khoảng 10 – 20% ở các trƣờng hợp. Các kỹ năng mà GV lựa chọn gồm có: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp thơng tin, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tìm hiểu tâm lý trẻ em…

Trong câu hỏi b của các trƣờng hợp, chúng tơi cũng sử dụng lệnh Frequency để tính điểm trung bình của các phƣơng án mà giáo viên lựa chọn và thể hiện trong bảng bên dƣới:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức của giáo viên tiểu học về sức khỏe tâm thần học sinh (Trang 64 - 67)