Một số hành vi bạo lực học đường điển hình của học sinh hiện nay

Một phần của tài liệu bao luc hoc duong o nuoc ta hien nay thuc trang va giai phap gui sinh vien k54 (Trang 49 - 53)

2. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

2.3. Một số hành vi bạo lực học đường điển hình của học sinh hiện nay

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng hành vi bạo lực học đường hiện nay bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là đánh, đấm, doạ nạt, mắng chửi lẫn nhau giữa học sinh với học sinh.

2.3.1. Hiện tượng đánh nhau ở học sinh

Trong sáu tháng qua, 70.2 % học sinh đã đánh nhau ít nhất một lần và nhiều nhất là 24 lần . Tính trung bình (M = 4.5 lần) mỗi học sinh đã đánh bạn hoặc bị bạn đánh 4.5 lần. 29.8 % học sinh không đánh bạn hoặc bị bạn đánh lần nào, 32.5 % học sinh đã từng đánh bạn hoặc bị bạn đánh ít nhất từ 1 đến 4.5 lần; 20.8 % học sinh đã trải qua hành vi này từ 5 đến 10 lần và 16.9 % học sinh đã có hành vi này trên 10 lần.

Học sinh nam đánh nhau nhiều hơn học sinh nữ. Trung bình chung học sinh nam đánh nhau 5.9 lần trong sáu tháng, học sinh nữ là 3.7 lần. Một học sinh nam hoặc nữ đánh nhau nhiều nhất trong sáu tháng là 24 lần.

Học sinh Vĩnh Phúc đánh nhau nhiều hơn so với học sinh Nghệ An và học sinh ngoại thành Hà Nội. Trung bình chung học sinh Vĩnh Phúc

lần, học sinh Nghệ An 3.4 lần. Tỷ lệ học sinh đánh nhau trên 10 lần trong sáu tháng ở Vĩnh Phúc 7.2 %, ngoại thành Hà Nội 6.3 %, Nghệ An 3.3 % học sinh. Vĩnh Phúc cũng là địa bàn có tỷ lệ học sinh khơng đánh nhau thấp nhất 4.2 %, ngoại thành Hà Nội 13.6 %, Nghệ An 12 %.

Bảng 7. Tỷ lệ học sinh có hành vi đánh nhau theo địa bàn nghiên cứu

Học sinh

Địa bàn nghiên cứu

Tổng số Vĩnh Phúc Ngoại thành Hà Nội Nghệ An Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Không đánh nhau 14 4.2 45 13.6 40 12.0 99 29.8 Đánh nhau từ 1 đến 4.5 lần 30 9.0 48 14.5 30 9.0 108 32.5 Đánh nhau từ 5 – 10 lần 24 7.2 26 7.8 19 5.7 69 20.8 Đánh nhau trên 10 lần 24 7.2 21 6.3 11 3.3 56 16.9 Tổng số 92 27.7 140 42.2 100 30.1 332 100

Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi đánh nhau 14.8 % học sinh nhiều lần đánh bạn bằng thước kẻ hoặc một vật tương tự, 30.4 % học sinh thỉnh thoảng có hành vi này, 11.4 % học sinh ít khi có hành vi đánh bạn như vậy; có 6 % học sinh nhiều lần túm tóc bạn khi đánh nhau với bạn, 3 % học sinh thỉnh thoảng túm tóc bạn khi đánh nhau và 9.3 % học sinh ít khi có hành vi túm tóc. Khi cãi cọ, xung đột hoặc đánh nhau với bạn, hành vi xô đẩy nhau vào bờ tường hoặc bàn ghế là phổ biến nhất: 51.8 % học sinh có hành vi này. Trong đó, 16.9 % học sinh thường xuyên xô đẩy bạn, 24.7 % học sinh thỉnh thoảng có hành vi này và 10.2 % học sinh có hành vi như vậy. Từ kết quả khảo sát này cho thấy khi đánh nhau, học sinh có thể gây thương tích bằng các vật dụng khác nhau hoặc xơ đẩy bạn vào bàn, nghế, bờ tường.

Ngồi hành vi đánh nhau, bạo lực học đường còn xảy ra rất phố biến dưới hình thức doạ nạt giữa học sinh với nhau. 48.5 % học sinh tham gia nghiên cứu này đã doạ nạt hoặc bị doạ nạt ít nhất một lần trong sáu tháng qua. Tính trung bình (M= 2) mỗi học sinh đã trả qua hành vi này 2 lần trong sáu tháng qua. Trong đó, 21.1 % học sinh đã doạ nạt hoặc bị doạ nạt từ 1 đến 2 lần; 12 % học sinh trải qua hành vi này từ 2 – 5 lần và 15.4 % học sinh đã trải qua trên 5 lần doạ nạt hoặc bị doạ nạt.

Hiện tượng dọa nạt giữa học sinh với học sinh có sự khác biệt nhau giữ học sinh nam và học sinh nữ. Học sinh nam dọa nạt nhau nhiều hơn gấp hai lần học sinh nữ. Điểm trung bình chung về dọa nạt lẫn nhau học sinh nam M = 3.14 lần; học sinh nữ M = 1.47 lần.

Kết quả khảo sát khơng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ học sinh có hành vi doạ nạt hoặc bị doạ nạt giữa các địa bàn nghiên cứu: Vĩnh Phúc, ngoại thành Hà Nội, Nghệ An. Hành vi này đều phổ biển cả ở ba địa bản nghiên cứu.

Bảng 8. Tỷ lệ học sinh có hành vi doạ nạt lẫn nhau phân theo địa bàn nghiên cứu

Học sinh

Địa bàn nghiên cứu

Tổng số Vĩnh Phúc Ngoại thành Hà Nội Nghệ An Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Khơng có hành vi doạ nạt bạn 42 12.7 68 20.5 61 18.4 171 51.5 Doạ nạt bạn từ 1 – 2 lần 14 4.2 35 10.5 21 6.3 70 21.1 Doạ nạt bạn từ 3 đến 5 lần 16 4.8 17 5.1 7 2.1 40 12.0 Doạ nạt nhiều hơn 5 lần 20 6.0 20 6.0 11 3.3 51 15.4

2.3.3. Hiện tượng mắng chửi ở học sinh

Hành vi bạo lực của học sinh cịn phổ biến dưới hình thức mắng chửi lẫn nhau. 89.8 % học sinh tham gia nghiên cứu này ít nhất một lần, nhiều nhất là 24 lần mắng chửi bạn hoặc bị bạn mắng chửi, trong sáu tháng qua. Tính trung bình (M= 7.5) mỗi học sinh đã trải qua 7.5 lẫn mắng chửi lẫn nhau. Tỷ lệ học sinh có hành vi mắng chửi lẫn nhau cụ thể như sau: 10.2 % học sinh có hành vi này, 43.7 % học sinh có hành vi mắng chửi nhau từ một đến 7.5 lần; 30.1 % học sinh có hành vi này từ 8 đến 13.5 lần và 16 % học sinh có trên 13 lần mắng chửi nhau trong sáu tháng qua.

Học sinh nam mắng chửi bạn nhiều hơn học sinh nữ. Trung bình học sinh nam mắng chửi bạn 9.1 lần trong sáu tháng, trong khi đó học sinh nữ 6.6 lần. Mắng chửi nhau xảy ra trong khi tranh cãi về một vấn đề nào đó hoặc trong các tính huống hẫng hụt chẳng hạn như va quyệt vào nhau, làm bẩn quần áo khi chơi đùa, làm rách sách, vở, nhìn “đểu”. Học sinh mắng nhau là “đồ ngu” khá phổ biến: 72 % học sinh tham gia nghiên cứu này đã mắng bạn hoặc bị bạn mắng như vậy.

Tỷ lệ học sinh có hành vi mắng chửi lẫn nhau khơng có sự khác biệt giữa các địa phương ngoại thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An. Bảng 5 mơ tả tỷ lệ học sinh có hành vi mắng chửi lẫn nhau ở các mức độ khác nhau phân theo địa bàn nghiên cứu.

Bảng 9. Tỷ lệ học sinh có hành vi mắng chửi lẫn nhau phân theo địa bàn nghiên cứu

Học sinh

Địa bàn nghiên cứu

Tổng số

Vĩnh Phúc Ngoại thành Hà Nội

Nghệ An

lượng % lượng % lượng % lượng % Không mắng chửi nhau 8 2.4 19 5.7 7 2.1 34 10.2 Mắng chửi nhau từ 1 đến 7.5 lần 38 11.4 70 21.1 37 11.1 145 43.7 Mắng chửi nhau từ 8 đến 13 lần 28 8.4 34 10.2 38 11.4 100 30.1 Mắng chửi nhau trên 13 lần 18 5.4 17 5.1 18 5.4 53 16.0 Tổng số 92 27.7 140 42.2 100 30.1 332 100.0

Giữa hành vi doạ nạt và mắng chửi nhau có mối quan hệ tương quan (r = 0.48, P < 0.01) ; giữa hành vi doạ nạt và đánh nhau có mối quan hệ tương quan ( r = 0.58, P < 0.001). Như vậy, giữa hành vi doạ nạt và hành vi mắng chửi, đánh nhau có liên quan đến nhau. Nếu hành vi doạ nạt gia tăng có thể dẫn đến hành vi mắng chửi hoặc đánh nhau cũng gia tăng theo. Giữa hành vi mắng chửi và hành vi đánh nhau có mối tương quan (r = 0.6, P < 0.01). Chỉ số tương quan này cho thấy mối quan hệ giữa hành vi mắng chửi và hành vi đánh nhau là khá chặt chẽ. Hai hành vi này có thể cùng diễn ra khi học sinh có xung đột với nhau.

Một phần của tài liệu bao luc hoc duong o nuoc ta hien nay thuc trang va giai phap gui sinh vien k54 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w