7.1. Các giải pháp của học sinh đưa ra
Trong nghiên cứu này chúng tơi đã khuyến khích học sinh chủ động đưa ra các giải pháp ngăn ngừa và can thiệp đối
67
Để hạn chế hành vi bạo lực học đường học sinh cần suy nghĩ kỹ trước khi làm việc gì đó, biết giao tiếp ứng xử đúng mực, học sinh được học cách giao tiếp, chú ý cách ăn mặc, cần nhường nhịn lẫn nhau, cần hoà đồng, thân thiện với nhau, tránh xa các tệ nạn xã hội, can ngăn các bạn có hành vi bạo lực, kiềm chế cảm xúc, tránh để ý hoặc nói xấu bạn khác, tơn trọng bản thân và người khác,
với hành vi bạo lực học đường thơng qua trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi mở trong phiếu điều tra. Kết quả cho thấy học sinh đã đề xuất và đưa ra nhiều giải pháp hết sức bất ngờ và có tính khả thi cao. Trong các giải pháp các em đề xuất, tính trách nhiệm và sự chủ động của bản thân các em trong việc phòng ngừa bạo lực học đường được các em nhắc đến rất là nhiều. Khi học sinh ý thức được vấn đề bạo lực học đường là vấn đề của các em, các em có trách nhiệm đẩy lùi vấn đề này, khi đó các giải pháp được đưa ra sẽ được thực thi và đạt hiệu quả cao.
49.7 % học sinh nói rằng để phịng ngừa và tránh hành vi bạo lực học đường cần phải thân thiện, hòa đồng với bạn bè, đoàn kết, tương trợ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống; 23 % học sinh nói đến việc cần phải kiềm chế bản thân, tránh nóng giận và phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động; 22 % học sinh nói đến việc cần phải tránh xích mích, mâu thuẫn, xung đột với bạn bởi theo các em đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bạo lực học đường; 21 % học sinh nói đến việc cần phải tu dưỡng đạo đức, nhân cách, chấp hành nội quy của nhà trường; và 24.4 % học sinh nói đến việc phải biết cách ứng xử đúng mực, có văn hóa, sao cho tránh mâu thuẫn xung đột với bạn, khi có mâu thuẫn giải quyết bằng tình cảm; 18.5 % học sinh nói đến việc, bạn bè cần phải tơn trọng lẫn nhau, khơng nói xấu, mắng chửi, xung đột, đánh đấm lẫn nhau. Một số học sinh còn đề xuất các giải pháp như không nên chơi với bạn xấu, nhất là đối với các bạn là học sinh cá biệt, đã nghỉ học; khi các bạn trong lớp có xơ sát, mắng chửi, đánh đẫm nhau cần can ngăn và báo ngay cho giáo viên, nhà trường; khơng nên chơi các trị chơi mang tính bạo lực; không kết bè phái lôi kéo đánh nhau, học sinh cần xây dựng một cuộc sống lành mạnh, văn minh, tham gia nhiều hoạt động xã hội lành mạnh.
Có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc đề xuất các giải pháp phòng chống bạo lực học đường. Sự khác biệt này xuất phát từ phương pháp nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã dùng câu hỏi mở để khuyến khích học sinh đưa ra các phương án phịng chống bạo lực học đường. Với câu hỏi loại này, học sinh nữ suy nghĩ và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau cho vấn đề này. Một học sinh nữ đã đưa ra từ hai đến bốn giải pháp khác nhau. Học sinh nam suy nghĩ nhanh hơn và mỗi em chỉ đưa ra được một giải pháp. Do vậy, dẫn đến có sự khác nhau về tỷ lệ học sinh đưa ra các giải pháp phòng chống bạo lực học đường như ở biểu đồ 12. Tỷ lệ học sinh nữ đưa ra nhiều giải pháp hơn học sinh nam.
7.2. Các giải pháp của giáo viên trong việc phòng chống bạo lực học đường
Nghiên cứu phát hiện ra rằng giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp coi việc liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh và thơng báo kịp thời cho gia đình biết khi học sinh có hành vi bạo lực là giải pháp
đầu tiên và hữu hiệu trong
việc phòng chống bạo lực học đường. Bởi theo lý giải của giáo viên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh đánh đấm, mắng chửi lẫn nhau là do học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, cha mẹ bng lỏng việc quản lý và giáo dục các em.
Giải pháp thứ hai được giáo viên đề xuất là giáo viên thường
xuyên nhắc nhở hoặc khiển trách cũng như là chỉ rõ những yếu tố khuyết điểm của các em trước lớp để các em kịp thời uốn nắn, sửa chữa lỗi lầm của mình.
Giải pháp thứ ba của giáo viên là có những biện pháp kỷ luật, xử
lý thích đáng mang tính răn đe, giáo dục các em để các em hiểu được những lỗi mà mình mắc phải, giảm đi những hành vi bạo lực học đường.
Các giải pháp của giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn chỉ mang tính can thiệp và chống hành vi bạo lực học đường hơn là phòng ngừa hành vi này. Giáo viên khơng có biện pháp phịng ngừa cụ thể nào đối với loại hành vi này, chỉ đến khi học sinh có hành vi bạo lực với nhau, giáo viên mới xử lý bằng các hình thức kỷ luật.
Với câu hỏi mở “Để hạn chế hành vi bạo lực học đường, giáo viên cần phải làm gì?”, học sinh tham gia nghiên cứu này đã đề xuất những việc mà giáo viên nên làm để phòng ngừa bạo lực học đường như sau: 61.2 % học sinh đề xuất rằng giáo viên nhắc nhở, khuyên bảo các em ứng xử sao cho đúng mực trong tỉnh huống có mâu thuẫn với bạn; 25.6 % học sinh sinh mong muốn giáo viên dạy kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung
Để phòng chống bạo lực học đường, giáo viên cần quan tâm, hiểu tâm lý của học sinh nhiều hơn nữa. Giáo viên cần có những phương pháp giúp học sinh nhận ra hành vi sai trái và cảm thông với học sinh; khi một học sinh đánh nhau cần gặp trực tiếp học sinh đó, tránh nghe theo của một bạn nào đó hoặc nghe từ một phía và đưa ra hình thức kỷ luật không phù hơp.
Thảo luận nhóm học sinh số 3. Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
đột cho các em vào các buổi sinh hoạt hoặc ngoại khóa; 19.4 % học sinh mong giáo viên giúp các em hiểu rõ về hành vi bạo lực nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa; 23.6 % học sinh đề xuất khi học sinh có hành vi bạo lực giáo viên xử đúng người đúng tội, và giúp các em phòng ngừa hành vi này; 12.9 % yêu cầu giáo viên can ngăn học sinh khi các em có hành vi bạo lực với nhau, giáo viên không được làm ngơ hoặc bỏ qua hành vi này ở các em; 4.5 % học sinh đề xuất giáo viên quản lý chặt học sinh; một số học sinh cịn nói đến các giải pháp phòng ngừa khác: giáo viên thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh, xây dựng tập thể lớp đoàn kết.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng học sinh mong muốn giáo viên quan tâm, nhắc nhở, dạy bảo các em hơn là chỉ quản lý, xử phạt các em khi các em mắc lỗi. Nguyện vọng này của học sinh nói lên rằng trường học phải là môi trường để trẻ học hỏi và đúc kết, lĩnh hội những tri thức và kinh nghiệm giúp trẻ phát triển và trưởng thành trong tương lai, trường học không phải là nơi quản lý hành chính, trơng giữ trẻ và xử phạt mỗi khi trẻ mắc lỗi. Thực tế chỉ ra rằng khi học sinh được giáo viên nhắc nhở, dạy bảo về hành vi ứng xử giúp học sinh trưởng thành và ngoan nhiều hơn so với việc giáo viên trì chiết, mắng học sinh khi các em có lỗi.
7.3. Các giải pháp của nhà trường
Kết quả phỏng vấn sâu giáo viên và đại diện Ban giám hiệu các trường cho thấy các trường trung học phổ thông hiện nay đã đưa cơng tác phịng chống bạo lực học đường trở thành cơng tác trọng điểm trong năm học, với các biện pháp phòng ngừa cụ thể sau đây:
Biện pháp thứ nhất, phát động các ban ngành, các bộ phận khác
nhau trong trường, từ giáo viên chủ nhiệm đến giáo viên bộ môn, cán bộ bảo vệ, thư viện, đoàn thanh niên… đều phải giáo dục các em một cách đồng bộ, uốn nắn, ngăn chặn, phát hiện kịp thời những xích mích nhỏ ban đầu khơng để bùng phát thành xung đột nghiêm trọng trong học sinh.
Biện pháp thứ hai, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp chặt
chẽ với gia đình để nắm bắt được ý thức chấp hành kỷ luật của các em học sinh trong vấn để học tập, nề nếp tại trường cũng như tại gia đình.
Biện pháp thứ ba, trong những giờ chào cờ, nhà trường thường
Biện pháp thứ tư, nhà trường cũng có một số hình thức kỷ luật đối
với các em vi phạm tùy vào mức độ và lỗi mà các em gây ra, nhưng làm sao để đủ mức độ răn đe các em để lần sau các em không tái phạm nữa.
Biện pháp thứ năm, yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng công an
xã ngồi xã hội khi có sự việc xảy ra.
Riêng ở trường Trung học phổ thông Phúc Thọ, Hà nội đã có sáng kiến thành lập đội xung kích từ bên đồn để nghe ngóng tình hình học sinh và kịp thời phát hiện, thông báo lên ban giám hiệu nhà trường những mâu thuẫn trong học sinh để nhà trường có biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực xảy ra giữa học sinh các học sinh có mâu thuẫn với nhau. Trường Trung học phổ thơng Phúc Thọ hàng năm cịn tổ chức các Hội nghị an ninh. Tham dự hội nghị của đại diện Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên nhà trường, các thầy giáo viên, học sinh và đại diện công an xã, công an huyện. Sau hội nghị này Trường trung học phổ thông Phúc Thọ đã ngăn chặn được rất nhiều vụ bạo lực xảy ra trong trường.
Cũng bằng câu hỏi mở “Để hạn chế hành vi bạo lực học đường, nhà trường cần phải làm gì”. Học sinh đề xuất nhà trường cần xử lý nghiêm các học sinh có hành vi bạo lực; nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa để học sinh tham gia; khơng ngừng tun truyền phịng chống bạo lực học đường; giữ gìn an ninh trường học, không cho người lạ vào trường (xem biểu đồ 14). Học sinh lý giải về việc xử lý nghiêm những học sinh có hành vi đánh nhau như sau: “cần kỷ luật và có thể đuổi học những học sinh đánh nhau để làm gương cho các bạn khác, nhà trường cần xử lý nghiêm các trường hợp này”.
Biểu đồ 14 chỉ ra rằng đại bộ phận học sinh ủng hộ, đồng thuận với nhà trường xử phạt nghiêm các học sinh có hành vi bạo lực học đường. Điều này nói lên rằng chính học sinh cũng khơng ủng hộ và lên án hiện tượng bạo lực trong trường học. Để phòng ngừa hiện tượng bạo lực này trong trường học, học sinh mong muốn nhà trường tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khóa để các em được vui chơi và giao lưu nhiều với nhau, giảm căng thẳng trong học tập.