Đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh có hành vi bạo lực học đường

Một phần của tài liệu bao luc hoc duong o nuoc ta hien nay thuc trang va giai phap gui sinh vien k54 (Trang 57 - 66)

5.1. Kỹ năng giao tiếp của học sinh có hành vi bạo lực

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh có hành vi bạo lực có khó khăn trong giao tiếp với bạn. Những học sinh này thường không đợi bạn nói xong các em đã nói chen ngang, các em khơng có khả năng lắng nghe bạn khác nói, nhiều khi các em còn cãi cọ với bạn, khi đuối lý trong lúc tranh luận với các bạn những học sinh này tỏ ra lúng túng không biết ứng xử như thế nào. Điểm trung bình chung về khó khăn trong giao tiếp của nhóm học sinh có hành vi bạo lực ln cao hơn nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực và có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có nhiều và có

tiếp nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực: M = 1.47; nhóm có ít hành vi bạo lực: M= 2.1; nhóm có nhiều hành vi bạo lực: M = 2.9 và nhóm có rất nhiều hành vi bạo lực: M = 3.87. Giữa hành vi bạo lực của học sinh và những khó khăn trong giao tiếp của học sinh có mối tương quan thuận (r = 0.42; P < 0.01). Có thể khó khăn trong giao tiếp dẫn học sinh đến đánh, đấm, mắng chửi lẫn nhau khi có bất đồng ý kiến, xích mích với nhau hoặc chính việc học sinh ứng xử với nhau bằng

bạo lực dẫn đến khó khăn trong giao tiếp với bạn và gia nhập vào các nhóm bạn, việc thiết lập các mối quan hệ liên nhân cách gặp khơng ít cản trở. Đây thực sự là mối quan hệ tương tác hai chiều với nhau.

Biểu đồ 3. Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh có HVBL

Biểu đồ 3 cho thấy điểm trung bình chung của các chỉ số về khó khăn trong giao tiếp (khó khăn trong việc lắng nghe, mức độ xung đột với bạn trong giao tiếp và sự lúng túng trong tranh luận với bạn) ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực cao hơn nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực,

Bạo lực học đường gây ra hậu quả là bị đuổi học, bạn bè chê bai, ghét bỏ, bị xã hội lên án, bị mọi người xung quanh khinh bỉ, mất tình bạn, mất đoàn kết với bạn, người khác không tôn trọng.

Đ.T.H, học sinh trường THPT Phúc Thọ Hà Nội

các chỉ số này đều gia tăng ở nhóm học sinh có nhiều và có rất nhiều hành vi bạo lực.

5.2. Mức độ căng thẳng của học sinh có hành vi bạo lực

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng học sinh có hành vi bạo lực học đường có mức độ căng thẳng trên lớp cao hơn học sinh khơng có hành vi bạo lực. Mức độ căng thẳng gia tăng ở nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực. Mức độ căng thẳng nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực (M = 3.7); nhóm học sinh có ít hành vi bạo lực (M = 4.5); nhóm có nhiều hành vi bạo lực (M = 4.7) và nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực (M= 5.8). Điểm trung bình chung về mức độ căng thẳng của tồn nhóm (M = 4.6). Mức độ căng thẳng trên lớp của học sinh và hành vi bạo lực có mối quan hệ tương quan thuận (r = 0.24, p < 0.01).

Biểu đồ 4. Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực và học sinh bị căng thẳng ở các mức độ khác nhau

Biểu đồ 4 cho thấy ở nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực khơng có học sinh bị căng thăng ở mức độ cao, chỉ có 0.3 % học sinh bị căng thẳng ở mức độ vừa. Ngược lại, ở nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực tỷ lệ học sinh không bị căng thẳng: 2.7 %, tỷ lệ học sinh bị căng thẳng mức độ nhẹ: 3.9 % và vừa 4.8 %.

Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có hành vi bạo lực có trạng thái cảm xúc luôn thay đổi, từ trạng thái cảm xúc vui nhanh chóng chuyển sang trạng thái cảm xúc cáu gắt và tức giận. Trong những tình huống hẫng hụt chẳng hạn như bị bạn nào đó va quyệt vào khi chơi đùa, vơ ý làm rách sách vở, quần áo hoặc vô ý làm đau khi chơi cùng nhau, những học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực tỏ ra tức giận nhiều hơn những học sinh ở các nhóm khác. Ở nhóm học sinh này cơn tức giận trong tình huống hẫng hụt có thể đẩy họ đến có hành vi bạo lực với bạn – gây ra tình huống hẫng hụt.

Biểu đồ 5. Mức độ thay đổi cảm xúc của học sinh

Mức độ thay đổi cảm xúc và hành vi bạo lực ở học sinh có mối tương quan yếu, hệ số tương quan giữa hai biến (r ) = 0.16, p < 0.01; sự tức giận trong các tình huống hẫng hụt và hành vi bạo lực cũng có mối tương quan yếu (r ) = 0.21, p < 0.01.

5.4. Khả năng giải quyết vấn đề của học sinh có hành vi bạo lực

Khi có mâu thuẫn với một ai đó, tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực khơng có, khơng biết làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn cao hơn so với nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực. Điểm trung bình chung về mức

độ khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn với bạn cũng có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực.

5.5. Nhận thức sai lầm của học sinh về bạo lực

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh có hành vi bạo lực có nhận thức sai lầm về bạo lực. Rất nhiều em có suy nghĩ rằng phải đánh, đấm bạn khi có mâu thuẫn, xung đột với bạn mới làm giảm cơn tức giận hoặc các em tự cho mình có quyền làm hỏng hoặc phá hủy đồ của bạn khác, sau khi đánh, đấm, chửi nhau với bạn các em khơng cảm thấy có lỗi.

Giữa hành vi bạo lực và nhận thức sai lầm về bạo lực có mối tương quan thuận, hệ số tương quan (r = 0.36, p < 0.01). Hệ số tương quan này cho thấy hành vi bạo lực của học sinh có liên quan đến nhận thức sai lầm của các em về bạo lực. Nhận thức sai lầm này có thể là nguyên nhân thúc đẩy hành vi bạo lực của học sinh cũng có thể chúng được hình thành sau rất nhiều lần học sinh ứng xử với bạn bằng bạo lực. Bởi mỗi lần học sinh đánh bạn, học sinh cảm thấy đỡ tức tối với bạn hơn nó sẽ củng cố cho suy nghĩ “khi có mâu thuẫn với bạn đánh, đấm bạn cho đỡ tức và giải quyết

mâu thuẫn với bạn”. Sau khi quan niệm này được hình thành và củng cố vững chắc nó trở thành yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực ở học sinh.

5.6. Ảnh hưởng của game bạo lực đối với học sinh

Một số học sinh có hành vi bạo lực (16.5%) đã cho biết rằng các em khơng thể loại bỏ những hình ảnh trong những game bạo lực mà các em đã chơi ra khỏi đầu của mình, những hình ảnh đó nó cứ ám ảnh trong tâm trí của các em. Mức độ bị ám ảnh bởi hình ảnh trong game bạo lực gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực. Nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực khơng bị ám ảnh bởi những hình ảnh này (M = 0); nhóm học sinh có ít hành vi bạo lực (M = 0.17); nhóm học sinh có nhiều hành vi bạo lực (M = 0.3); nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực (M = 0.51).

Giữa mức độ bị ám ảnh bởi hình ảnh bạo lực trong game bạo lực có mối tương quan với hành vi bạo lực (r = 0.25, p < 0.01). Việc học sinh chơi game bạo lực và bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game bạo lực sẽ là một yếu tố duy trì hành vi bạo lực học đường ở học sinh. Học sinh tập

nhiễm, bắt chước những hành vi bạo lực trong game và ứng xử một cách bạo lực với bạn.

5.7. Mối quan hệ bạn bè của học sinh có hành vi bạo lực

Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực trêu chọc bạn nhiều hơn học sinh khơng có hành vi bạo lực. Học sinh trêu đùa nhau quá trớn có thể dẫn đến mắng chửi và đánh, đấm nhau. Giữa hành vi bạo lực và việc

trêu chọc bạn bè có mối tương quan với nhau (r = 0.28, p < 0.01).

Trong nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực với bạn, 39 % các em ln ln giữ kín mọi chuyện trong lịng khơng tâm sự với bạn; 48.7 % các em, thỉnh thoảng giữ kín mọi chuyện; 12.1 % các em chia sẻ chuyện bí mật với bạn. Nhóm học sinh này có nhiều hành vi bạo lực với bạn do vậy sẽ khơng có bạn thân để tâm sự, đây cũng là nhóm học sinh có

Những bạn hay bắt nạt bạn khác tình bạn bị dạn nứt, bị nhiều người xa lánh, không muốn chơi cùng vì sợ, vì ghét, vì khơng muốn ảnh hưởng đến bản thân.

N.Th.A. T. học sinh Trường trung học phổ thông Phúc Thọ, Hà Nội.

khó khăn trong giao tiếp từ đó dẫn đến khó khăn trong việc bộc lộ bản thân, tâm sự chuyện riêng tư với bạn.

5.8. Sự quan tâm của gia đình đối với học sinh có hành vi bạo lực

Mức độ quan tâm của cha mẹ trong nhóm học sinh có hành vi bạo lực thấp hơn sơ với nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực. Điểm trung bình chung về sự quan tâm của cha mẹ đối với học sinh có xu hướng giảm ở nhóm các học sinh có hành vi bạo lực (biểu đồ 9). Sự quan tâm của cha mẹ và hành vi bạo lực khơng có mối quan hệ với nhau. Nếu có, đó phải là mối tương quan nghịch, học sinh càng nhận được nhiều sự quan tâm của cha mẹ càng có ít hành vi bạo lực với bạn.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự quan tâm của cha mẹ dành cho con trai và con gái khơng có sự khác nhau. Cha mẹ thường quan tâm đến việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ vào những dịp cuối tuần, cha mẹ thường nói chuyện với con về tương lai và việc học tập của con. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, chủ đề tình bạn, tình u của trẻ khơng được trẻ và cha

mẹ nói đến nhiều, những hoạt động vui chơi, giải trí bên ngồi gia đình cũng khơng được tổ chức nhiều.

5.9. Ứng xử của cha mẹ mỗi khi trẻ mắc lỗi

Nghiên cứu phát hiện ra rằng từ trẻ khơng có hành vi bạo lực học đường đến trẻ có nhiều hành vi bạo lực đều bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi các em mắc lỗi. Sự trừng phạt của cha mẹ có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực và nhóm học sinh nhiều hành vi bạo lực học đường (biểu đồ 10).

Ở nhóm học sinh khơng có hành vi bạo lực học đường, khi các em mắc lỗi cha mẹ trừng phạt trẻ mang tính răn đe. Ở nhóm học sinh có ít hành vi bạo lực, cha mẹ trừng phạt trẻ, kết hợp với khuyên bảo do vậy điểm trung bình chung về trừng phạt ở nhóm trẻ này giảm. Đến khi sự trừng phạt, khun bảo khơng có tác dụng, việc mắc lỗi của trẻ gia tăng ở cả nhà và trường học dẫn tới sự gia tăng sự trừng phạt của cha mẹ. Điều này lý giải tại sao điểm trung bình chung về sự trừng phạt của cha mẹ có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có nhiều hành vi bạo lực. Lúc này sự

trừng phạt của cha mẹ thể hiện sự bất lực trong việc dạy dỗ trẻ mỗi khi trẻ mắc lỗi.

Một phần của tài liệu bao luc hoc duong o nuoc ta hien nay thuc trang va giai phap gui sinh vien k54 (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w