1.7.1. Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trường THPT
Theo Điều 6, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010, quy định UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh, cụ thể là:
Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường.
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo
theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm đủ biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục, biên chế công chức cho cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục [9].
1.7.2. Vai trò của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT CBQL trường THPT
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
- Trình UBND cấp tỉnh: dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh để phát triển giáo dục.
- Trên cơ sở nhân sự trong diện quy hoạch, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Sở Giáo dục và Đào xây dựng phương án về việc sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với CBQL trường THPT. Phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại cơ sở giáo dục, làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (một người có thể được quy hoạch vào nhiều chức danh, theo giai đoạn quy hoạch của đơn vị).
Sau mỗi năm học, phòng Tổ chức cán bộ tiến hành rà soát quy hoạch, tham mưu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt phương án bổ sung nhân sự khi tổ chức có biến động.
- Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL là việc làm thường xuyên, liên tục của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo của cá nhân, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL. CBQL diện quy hoạch được tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn, các lớp nâng cao trình độ lí luận chính trị. Việc đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng trên nguyên tắc tự học, tự bồi dưỡng là chính.
- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành các cuộc thanh tra tồn diện, trong đó thanh tra cơng tác quản lí của hiệu trưởng trường THPT…Việc thanh tra hoạt động quản lí của CBQL trường THPT chính là căn cứ để cơ quan quản lí cấp trên đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL, từ đó có cơ sở để sàng lọc, chấn chỉnh, bổ sung đội ngũ.
Tiểu kết chương 1
Đội ngũ CBQL trường THPT chính là những người tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục một cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do đó phát triển đội ngũ này là góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để làm rõ cơ sở lí luận về biện pháp phát triển đội ngũ trường THPT, chương 1 của luận văn đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan: Quản lí, quản lí trường học, phát triển đội ngũ trường THPT… Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến cơng tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Cơ sở lí luận trên sẽ làm cơ sở cho quá trình khảo sát và đánh giá thực trạng ở chương 2, đề ra các biện pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Điện Biên là tỉnh miền núi cao, biên giới với diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 và cách thủ đơ Hà Nội 500km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Điện Biên có vị trí quan trọng về Quốc phịng - An ninh trong khu vực Tây Bắc và là tỉnh có đường biên giới với hai Quốc gia, trong đó: 360 km đường biên tiếp giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 40,8 km đường biên tiếp giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện với 130 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh năm 2013 là 527.290 người, gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,42%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,3%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng, Cống, Si La.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hố đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khơ và nóng.
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực
Tổng dân số tỉnh Điện Biên năm 2013 là 527.290 người. Tốc độ tăng bình qn 2,71%/năm, trong đó: dân số thành thị 77.493 người chiếm 15% dân số, tốc độ tăng bình quân 1,34%; Dân số nông thôn 439.995 người chiếm 85% dân số, tốc độ tăng bình quân 3,25%. Số người trong độ tuổi lao động là 303.210 người chiếm 60,1% so với dân số. Lao động trong ngành kinh tế
quốc dân 268.495 người chiếm 87,9% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Dân số nam 258.943 chiếm 50,03% dân số, tốc độ tăng bình quân 2007- 2011 là 2,66%, dân số nữ 258.545 người chiếm 49,97 % dân số, tốc độ tăng bình quân 2007- 2011 là 2,76%. Lao động chủ yếu khu vực nơng thơn chiếm 81%, trong đó lao động nữ chiếm 50,15%; Lao động khu vực thành thị chiếm 19%, trong đó lao động nữ chiếm 51%.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên * Lĩnh vực kinh tế: * Lĩnh vực kinh tế:
Dự ước tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 8,55%. Trong đó: Nơng lâm nghiệp tăng 4,95%; công nghiệp xây dựng tăng 5,56%; các ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 20,41 triệu đồng/người/năm. Dự ước cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,76%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%.
Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh giảm xuống cịn 35,06%. Riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, hộ nghèo giảm xuống còn 50,06%. Các chương trình, dự án giảm nghèo được triển khai tích cực.
* Văn hố, xã hội
Năm học 2013-2014, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo; củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; rà soát sắp xếp hệ thống trường lớp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh phổ cập giáo dục xóa mù chữ; xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia.
Tỉnh đã có 106/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi chiếm 81,5% tổng số xã phường thị trấn của tỉnh; 75/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, chiếm 57,7% tổng số xã phường thị trấn của tỉnh. Phổ cập Giáo dục trung học cơ sở được duy trì vững chắc.
Triển khai đồng bộ các mục tiêu chương trình y tế quốc gia. Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từng bước được nâng lên. Tổng số lượt khám
bệnh trong năm đạt 914.140 lượt người, đạt 100% kế hoạch; điều trị nội trú cho 69.240 lượt người, đạt 100% kế hoạch; điều trị ngoại trú cho 5.420 lượt người, đạt 89,7% kế hoạch. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 90%.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tiếp tục được triển khai thực hiện. Nội dung các đề tài, dự án tập trung vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống, văn hóa; ưu tiên ứng dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
2.1.4. Tiềm năng thương mại, du lịch
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử, nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc mà còn là tài nguyên quý giá của cả nước.
Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm, Na Ư (huyện Điện Biên), Thẩm Púa (huyện Tuần Giáo); các suối khống nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ, ...
2.2. Thực trạng giáo dục THPT của tỉnh Điện Biên
2.2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông tỉnh Điện Biên
Năm học 2014-2015, toàn tỉnh Điện Biên có 490 trường, 6.978 lớp và 157.458 học sinh. Trong đó: Giáo dục mầm non: 163 trường, 1.927 lớp và 41.213 trẻ; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 98,0%; Giáo dục tiểu học: 173 trường, 3.218 lớp và 63.281 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,6%; trẻ 6 - 10 tuổi học tiểu học đạt 98,2%; Giáo dục THCS: có 114 trường với 1.276 lớp và 37.087 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 104% so với kế
hoạch; học sinh 11 - 14 tuổi học THCS đạt 88,2%; Giáo dục THPT có 29 trường với 501 lớp và 15.877 học sinh. Tỷ lệ trẻ 15 tuổi vào lớp 10 đạt 51,5%; học sinh 15 - 18 tuổi học THPT đạt 52,3%. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia: 176/482 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 36,51%, tăng 27 trường chuẩn quốc gia so với năm học trước., trong đó: Mầm non: 50 trường, đạt 30,3%, Tiểu học: 78 trường, đạt 44,83; THCS 42 trường, đạt 36,84%; THPT: 06 trường, đạt 20,69%.
* Giáo dục mầm non
Công tác phát triển quy mô trường lớp và huy động số trẻ ra lớp có nhiều
chuyển biến và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đến trường đạt
12,5%; trẻ 3-5 tuổi đạt 92,4%; trẻ 5 tuổi đạt 98%; 100% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày.
100% đơn vị triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non; 164/165 trường mầm non với 839 lớp thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đạt 96%. Tỷ lệ trẻ mầm non học 2 buổi/ ngày đạt 100%, trẻ đi học chuyên cần đạt 95,6%.
* Giáo dục Tiểu học
Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, đáp ứng việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở 164 trường với 2.373 lớp, 54.241 học sinh đạt 85,7% (tăng 11.015 h/s so với năm học 2012-2013); thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở 444 lớp ghép cho 5.783 học sinh ở 109 trường.
Thực hiện giảng dạy chương trình tin học đối với học sinh lớp 3,4,5 tại các trường có đủ điều kiện về giáo viên và phịng máy tính, với 359 lớp 9.244 học sinh (tăng 82 lớp 2011 học sinh so với năm học trước).
Thực hiện dạy học theo tài liệu thí điểm của Dự án Mơ hình trường tiểu học mới Việt Nam (GPE-VNEN) tại 10 huyện, thị xã, thành phố với 68 trường tiểu học với 1.418 lớp, 23.519 học sinh
Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học sát đối tượng, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học tích cực. Chú trọng cơng tác phân loại, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, bổ sung kiến thức cho học sinh yếu kém;
Công tác triển khai ôn thi tốt nghiệp lớp 12 THPT, ôn thi đại học, cao đẳng được tăng cường, nhất là các trường PTDTNT THPT, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Chú trọng công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, triển khai 201 lớp dạy nghề phổ thông cho 5.373 học sinh khối 11; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình học nghề.
Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục cấp THCS, THPT có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học lực giỏi cấp THCS là 7,44% (tăng 1% so với năm học trước), học lực yếu, kém là 2,96% (giảm 1,3% so với năm học trước). Tỷ lệ học lực giỏi cấp THPT là 5% (tăng 0,8% so với năm học trước), học lực yếu kém là 16,6% (giảm 0,7% so với năm học trước); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, tăng 0,3% so với năm học trước.
* Giáo dục thường xuyên
Hệ thống mạng lưới các cơ sở GDTX được củng cố, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường. 100% các trung tâm GDTX có cơ sở vật chất riêng, được xây dựng khang trang; 100% trung tâm có phịng máy, kết nối internet, 04 trung tâm GDTX đã xây dựng được Website riêng.
Tiếp tục ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dạy học bổ túc THCS và bổ túc THPT. 100% học sinh Bổ túc THCS xếp loại học lực trung bình, khá, 77,55% học sinh Bổ túc THPT xếp loại học lực từ trung bình trở lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp BT THPT đạt 86,08 %, tăng 22,61 % so với năm học trước. Thực hiện có hiệu quả việc kết hợp dạy văn hóa với hướng nghiệp và dạy nghề, liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Các trường Cao đẳng và cơ sở liên kết đào tạo đã thực hiện tốt quy chế