Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 109)

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí được đề xuất được đề xuất

3.4.1. Quy trình khảo sát

Để kiểm chứng tính hiện thực và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Điện Biên, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ QLGD và quản lí lĩnh vực VH - XH trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong đó chủ yếu là tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Số người được hỏi ý kiến là 75 người, bao gồm:

- Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên: 3 người. - Lãnh đạo sở Giáo dục & Đào tạo: 3 người.

- Lãnh đạo các phòng chức năng văn phòng Sở GD&ĐT: 10 người. - Chuyên viên của một số phòng chức năng Sở GD&ĐT: 7 người. - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THPT: 33 người

- Trưởng phịng, Phó trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố: 14 người. Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

Cách tính điểm: Điểm theo 5 mức, điểm trung bình để nhận diện mức độ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1.

3.4.2. Tính cấp thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp

TT Tên biện pháp

Số lượng người cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT

0 0 0 20 50 4,71

2

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm

0 0 0 23 47 4,67

3

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT

0 0 0 15 55 4,82

4

Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT

0 0 5 15 50 4,78

5

Quan tâm thực hiện chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật đối với CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên

0 0 5 25 40 4,28

Điểm bình quân chung 4,65

Theo kết quả đánh giá cho thấy tất cả các biện pháp đều được đánh giá ở mức Khá, Tốt. Trong số các biện pháp, biện pháp 4 và 5 mỗi biện pháp đều có số người đánh giá ở mức trung bình (từ 4-5 người) cịn lại đều cho từ khá trở lên.

Như vậy có thể khằng định rằng cả 5 biện pháp trên đều được đánh giá là cần thiết.

3.4.3. Tính khả thi

Số lượng người khảo sát và cách tính điểm được thực hiện tương tự như phần khảo sát mức độ cần thiết cho các biện pháp. Đánh giá về tính khả thi được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp

Số lượng người cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT

0 0 0 32 38 4,54

2

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm

0 0 3 40 30 4,42

3

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT

0 0 5 20 50 4,71

4

Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT

0 0 3 25 45 4,64

5

Quan tâm thực hiện chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật đối với CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên

0 0 7 40 30 4,42

4,71 4,67 4,82 4,78 4,28 4,54 4,42 4,71 4,64 4,42 4 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 4,9

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Biện Biên đã đề xuất

Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy các biện pháp quản lý đều có tính khả thi cao (điểm trung bình đạt 4,54).

Như vậy, kết quả nghiên cứu trên đây đã khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên đề xuất.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Đề án phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Qua các biện pháp đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các Phòng chức năng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, của các đơn vị liên quan theo phân cấp quản lí hiện hành.

Qua kết quả khảo sát, trưng cầu ý kiến các khách thể cho thấy, các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết, có tính khả thi, phù hợp với thực tế giáo dục tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu về cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung, của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên nói riêng, giáo dục THPT rất cần một đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết.

Hiện trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên đa số được bổ nhiệm từ giáo viên đơn thuần, bản thân chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lí nhà nước, quản lí giáo dục. Đó cũng là những thách thức khiến họ phải tăng cường tự học và tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trong cơng tác quản lí của mình.

Với kết quả nghiên cứu nêu ra trong luận văn, có thể xem “Phát triển

đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay” là

luận chứng khoa học về công tác phát triển đội ngũ; được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành, là tầm nhìn có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT của tỉnh.

2. Khuyến nghị

Để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, nhằm thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với UBND tỉnh Điện Biên

- Có văn bản chỉ đạo các Sở liên quan như: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Nội vụ... phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT đẩy mạnh công tác XHHGD, tăng thêm các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

- Có chính sách động viên những CBQL có thành tích cao trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy và học; có chính sách khen thưởng; hỗ trợ kinh phí tham quan; học tập kinh nghiệm các cơ sở giáo dục điển hình trong và ngoài tỉnh, kể cả tham quan, học tập nước ngồi. Tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp, thỏa đáng đối với CBQL và GV đi học thạc sỹ và tiến sỹ.

2.2. Đối với Sở GD& ĐT tỉnh Điện Biên

- Tích cực tham mưu với UBND đáp ứng kịp thời về kinh phí để triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2013-2020”. Có chế độ ưu đãi, động viên, khuyến khích đối với những CBQL và GV đi học thạc sỹ và tiến sỹ.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương trong công tác, kiểm tra, đánh giá, đề bạt, tuyển chọn, luân chuyển, bổ nhiệm đối CBQL trường THPT. Thực hiện luân chuyển đối với CBQL có năng lực, đã có thời gian dài công tác ở vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn đến cơng tác ở vùng thuận lợi, để họ có cơ hội cọ sát và trải nghiệm, đồng thời tạo sự cơng bằng trong thực hiện chính sách đãi ngộ.

- Phối hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ, hình thức tập trung và khơng tập trung; Có biện pháp khen thưởng và chế tài đối với công tác tự đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học đối với CBQL trường THPT đương nhiệm và cán bộ nguồn.

2.3. Đối với đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lí trường học. Mỗi người cần xây dựng cho bản thân kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp. Tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, trình độ lí luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục trong giai đoạn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội,

2004.

2. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Tập bài giảng cho

lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội, 2011.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học

cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội, 2009.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT Hướng dẫn

thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,

ngày 15 tháng 3 năm 2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội, 2010

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 93/2010/NĐ-CP,

ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức, Hà Nội, 2010

8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục

Việt Nam giai đoạn 2009-2020, Hà Nội, 2009.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP

ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về Giáo dục, Hà Nội, 2010

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục

Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội, 2011

11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lí,

12. Nguyễn Đức Chính. Bài giảng Chất lượng và Kiểm định chất lượng giáo

dục, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 2011.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết Hội

nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Hà Nội 2013.

14. Đặng Xuân Hải. Bài giảng Quản lý sự thay đổi vận dụng cho quản lý các

trường. ĐHQG Hà Nội, 2010.

15. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam; 2012.

16. Đặng Xuân Hải - Đào Phú Quảng. Bài giảng Quản lý hành chính Nhà

nước về giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 2008.

17. Nguyễn Trọng Hậu. Bài giảng Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Hà

Nội, 2009.

18. Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI -

Chiến lược phát triển. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Quản lý nguồn nhân lực. 2014

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 2005

21. Sở Giáo dục và đào tạo Điện Biên. Báo cáo tổng kết năm học 2003-

2004. Niên giám thống kê ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên năm 2011, 2012, 2013, 2014

22. Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên. Đề án xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2013-2020, 2013

23. Tỉnh uỷ Điện Biên. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên

lần thứ XI, 2011.

24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Quyết định phê duyệt Đề án phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)