chun mơn vững vàng, đa số có tuổi đời trẻ, sẵn sàng cống hiến cho giáo dục dân tộc vùng cao. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên.
2.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên cịn gặp những khó khăn sau:
- Việc xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, đời sống của nhân dân các dân tộc vùng cao, biên giới nói chung và của GV, CBQLNT nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn, động lực cho sự phát triển chưa nhiều.
- Đội ngũ cán bộ quản lí đa số tuổi đời cịn trẻ, nhất là số CBQL ở các trường vùng khó khăn, thiếu kiến thức về quản lí nhà nước, quản lí tài chính. Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBQL cịn nhiều hạn chế.
2.6. Đánh giá cơng tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên Biên
2.6.1. Ưu điểm
- Sở GD&ĐT Điện Biên đã quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ CBQLNT, thực hiện quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Sở Nội vụ. Hằng năm, tiến hành khảo sát, rà soát thực trạng đội ngũ CBQL để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo sự phù hợp với năng lực và nguyện vọng.
- Đã xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng theo Thơng tư 29/2009/TT-BGDĐT; trên cơ sở đó thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm theo quy định.
- Trong những năm gần đây Sở GD&ĐT đã giao phòng Tổ chức cán bộ, phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cho CBQL đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng tại chỗ. Quan tâm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để CBQL tham gia các lớp đào tạo sau đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.
- Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá được hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường THPT. Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng kế hoạch, phân công sử dụng đội ngũ, quản lí các hoạt động dạy và học, quản lí tài chính, việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, học sinh. Thông qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh được những yếu kém trong cơng tác quản lí của CBQL các trường THPT, nhất là việc quản lí tài chính, tài sản. Việc kiểm tra, đánh giá đều căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, xếp loại cụ thể, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của đội ngũ CBQL.
-Về cơ bản đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL như: chế độ thu hút đối với CBQL công tác ở vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, xây dựng nhà cơng vụ cho cán bộ, nhà giáo. Có những hình thức khen thưởng kịp thời để động viên đội ngũ CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.6.2. Hạn chế
-Công tác bổ nhiệm CBQL trường THPT ở một vài đơn vị chưa đảm bảo các tiêu chí đã đề ra, cá biệt, có CBQL được bổ nhiệm với số phiếu tín nhiệm của tập thể cịn thấp, chưa thực sự tạo được uy tín trong tập thể sư phạm.
-Tỷ lệ CBQL có trình độ Cao cấp lí luận cịn q ít. Hầu hết, CBQL đều chưa qua các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lí nhà nước nói chung và QLHCNN về GD và nghiệp vụ QL nhà trường nói riêng. Phần lớn CBQL trường THPT của tỉnh Điện Biên không biết sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Trong những năm qua, Ngành chưa mở được các lớp bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là do CBQL tự học).
- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa có những điều chỉnh tích cực sau thanh tra, kiểm tra. Việc đánh giá, xếp loại cịn tình trạng nể nang, né tránh, thiếu tính dân chủ; tính khách quan chưa cao.
- Chưa huy động được các nguồn lực về vật chất để thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với CBQL, còn hạn chế trong việc kết hợp giữa đãi ngộ vật chất, khen thưởng với việc bổ nhiệm CBQL.
2.6.3. Nguyên nhân
- Các nội dung của phát triển đội ngũ đã bước đầu được vận dụng nhưng chưa thật khoa học. Chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới, chưa bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nhà trường đối với người CBQLNT.
- Công tác bồi dưỡng tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả cịn thấp. Kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị gặp nhiều khó khăn; khả năng tự học để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp của đội ngũ HT cịn hạn chế.
- Cơng tác thi đua khen thưởng còn bị ràng buộc quá nhiều ở chỉ tiêu trên giao, do đó chưa động viên, khuyến khích được sự cống hiến của đội ngũ.
Tiểu kết chương 2
Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi nhận thấy:
1. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên bên cạnh những mặt được còn một số bất cập từ việc quy hoạch cho đến sử dụng và tạo môi trường cho việc thăng tiến đối với đội ngũ CBQLNT. Các nội dung cơ bản của công tác phát triển đội ngũ CBQLNT về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục của Điện Biên. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ CBQL vẫn còn những điểm hạn chế, những mặt yếu như đã nêu ở trên.
2. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt tồn tại, phát huy những mặt mạnh, ngành giáo dục cần phải triển khai có hiệu quả phát triển
đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên bám sát định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2014- 2020.
3. Đề quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên phù hợp với lí luận đã trình bày ở chương 1 và thực trạng đã khảo sát ở chương 2 cần có những biện pháp cụ thể cho phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Để đề ra được các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên phù hợp với lí luận đã trình bày ở chương 1 và thực trạng đã khảo sát ở chương 2 cần bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay nói chung và của tỉnh Điện Biên nói riêng, bám sát mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kì cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ quản lý giáo dục THPT tỉnh Điện Biên
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. Các biện pháp phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và đặc thù phát triển GD của Điện Biên nói riêng.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất. Các biện pháp
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải đảm bảo tính thống nhất giữa lí luận và thực tế, các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp đề ra
phải thật sự cần thiết và có tính cụ thể, chỉ rõ điều kiện và cách thực hiện trong thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.