2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên
2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên
* Lĩnh vực kinh tế:
Dự ước tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 8,55%. Trong đó: Nơng lâm nghiệp tăng 4,95%; cơng nghiệp xây dựng tăng 5,56%; các ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 20,41 triệu đồng/người/năm. Dự ước cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,76%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%.
Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh giảm xuống cịn 35,06%. Riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, hộ nghèo giảm xuống cịn 50,06%. Các chương trình, dự án giảm nghèo được triển khai tích cực.
* Văn hố, xã hội
Năm học 2013-2014, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo; củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; rà soát sắp xếp hệ thống trường lớp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tồn diện; đẩy mạnh phổ cập giáo dục xóa mù chữ; xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia.
Tỉnh đã có 106/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi chiếm 81,5% tổng số xã phường thị trấn của tỉnh; 75/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, chiếm 57,7% tổng số xã phường thị trấn của tỉnh. Phổ cập Giáo dục trung học cơ sở được duy trì vững chắc.
Triển khai đồng bộ các mục tiêu chương trình y tế quốc gia. Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từng bước được nâng lên. Tổng số lượt khám
bệnh trong năm đạt 914.140 lượt người, đạt 100% kế hoạch; điều trị nội trú cho 69.240 lượt người, đạt 100% kế hoạch; điều trị ngoại trú cho 5.420 lượt người, đạt 89,7% kế hoạch. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 90%.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tiếp tục được triển khai thực hiện. Nội dung các đề tài, dự án tập trung vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống, văn hóa; ưu tiên ứng dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.