.Quan tâm hình thành những tri thức về kí hiện đại cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy học kí hiện đại việt nam (ngữ văn 12) (Trang 52 - 55)

2.1 .Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

2.2. Các biện pháp phát triển năng lực CTVH cho HS trong dạy học kí

2.2.2 .Quan tâm hình thành những tri thức về kí hiện đại cho HS

2.2.2.1. Xác định những tri thức HS cần huy động khi đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam

a. Tri thức về thể loại a.1. Tùy bút

- Tùy bút: là tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ nhỏ, có cấu trúc phóng túng, nhà văn viết về một “sự thực” nào đó để thể hiê ̣n những ấn tượng suy nghĩ cá nhân về những sự viê ̣c, những vấn đề cụ thể và thể hiện quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống.

- Đặc điểm của tùy bút:

+ Tùy bút thiên về biểu cảm , chú trọng thể hiện cảm xúc , tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống.

+ Trong tuỳ bút, cái tôi tác giả đa dạng, tài hoa, nên thể loại nào, tác phẩm nào cũng có những nét đơ ̣c đáo riêng.

+ Ngơn ngữ của tuỳ bút giàu hình ảnh và giàu chất thơ.

- Đặc điểm tùy bút Nguyễn Tuân

Thể loại tùy bút mang đặc điểm nổi bật trong phong cách viết kí của Nguyễn Tuân đúng với quan niệm của nhà văn: “Đời là một trường du hí”, “sống là chơi mà viết cũng là chơi”. Với Nguyễn Tuân “viết” là một hình thức chơi văn độc đáo và Nguyễn Tuân đã đóng dấu “cái tơi độc tấu” của mình lên thể loại này. Ơng là nhà văn đem đến cho tùy bút những phẩm chất nghệ thuật mới theo cách nói vui vui của ơng: “Tùy bút là tùy vào bút mà viết”. Tùy bút của Nguyễn Tuân có những đặc điểm nổi bật in đậm cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, khi dạy VB, GV cần hướng dẫn HS lưu ý một số đặc điểm nổi bật trong tùy bút Nguyễn Tuân:

+ Tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí. Ghi chép sự thật và thơng tin thời sự, chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân. Cũng do quan niệm đi, sống và viết, xê dịch nên tùy bút của ơng pha chút du kí, kí sự hay phóng sự điều tra. Chính nét riêng này khiến tùy bút của ơng có lượng thơng tin đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu.

+ Tùy bút của Nguyễn Tn giàu tính trữ tình. Những trang viết của Nguyễn Tuân giàu tính cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của nhà văn, thông qua cái “Tôi” chủ quan mà phản ánh hiện thực cuộc sống.

+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tịi sáng tạo về cách diễn ý, tả cảnh, dùng từ, đặt câu... Câu văn trong tùy bút của Nguyễn Tuân có kiến trúc đa dạng, giàu nhạc tính, giàu giá trị tạo hình.

+ Tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết tinh tài hoa và uyên bác, khi tập trung miêu tả “sự thực” bằng sự huy động vốn liếng tri thức chuyên mơn cực kỳ giàu có của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, quân sự, võ thuật, vũ đạo, văn chương, hội họa, điêu khắc âm nhạc, điện ảnh…).

a.2. Bút kí

- Bút kí: kết hợp việc ghi chép con người, sự kiện cùng với việc bày tỏ

cảm xúc, suy nghĩ của người viết.

- Đặc điểm bút kí:

+ Thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thật của người viết.

+ Thường được xem là thể loại trung gian giữa phóng sự và tùy bút.

- Đặc điểm bút kí Hồng Phủ Ngọc Tường

+ Kí Hồng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác: Nhà văn hiểu tường tận những gì mà mình viết. Với lượng thơng tin giàu có nên đọc các tác phẩm của ơng, người đọc như được tiếp xúc với một kho kiến thức phong phú với sự am hiểu sâu sắc về văn hóa, triết học, lịch sử, địa lý, âm nhạc, điện ảnh, mỹ thuật, văn chương,…

+ Kí Hồng Phủ Ngọc Tường đậm chất tùy bút. Đọc những trang kí của Hồng Phủ Ngọc Tường cảm nhận về bút kí có sự thay đổi thú vị. Thể loại chuyên ghi chép các sự kiện xác thực qua ngịi bút Hồng Phủ Ngọc Tường lại thấm đẫm chất trữ tình. “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”, “Hoa trái quanh tôi”, “Những ngọn núi ảo ảnh”, “Miền cỏ thơm”,…chính là sản phẩm của một phong cách kí độc đáo, với những trang viết vừa trí tuệ, vừa nặng trĩu suy tư và đậm đà chất Huế.

+ Kí của Hồng Phủ Ngọc Tường có chất tự do, tản mạn. Sự kiện đôi khi chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình.

+ Xuyên suốt các tác phẩm kí của Hồng Phủ Ngọc Tường là lịng u q hương đất nước, là tâm huyết với tinh hoa, văn hóa dân tộc. Những trang kí của Hồng Phủ Ngọc Tường, dù viết về vùng nào, đối tượng nào, dù viết về những năm tháng chiến tranh hay cuộc sống đương đại, đều lấp lánh niềm tự hào về những nét đẹp của quê hương đất nước.

b. Tri thức về tác giả và tác phẩm

b.1.Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đị sơng Đà

- Nguyễn Tuân được mệnh danh là “người nghệ sĩ suốt đời đi săn tìm cái Đẹp”, gây ấn tượng sâu sắc với độc giả bằng phong cách nghệ thuật độc

đáo: phóng túng, tài hoa và uyên bác. Với Nguyễn Tuân, viết tùy bút như một lối chơi độc tấu và nhà văn rất thành công với thể loại này.

- Tùy bút Người lái đị sơng Đà là kết quả nhiều dịp Nguyễn Tuân đến

với Tây Bắc, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958 của ông. Mối duyên kỳ ngộ khiến Nguyễn Tn nặng lịng với con sơng nơi thượng nguồn Tây Bắc. Và dù không phải là dịng sơng q hương nhưng vẫn được nhà văn quan sát và miêu tả bằng tất cả niềm say mê và niềm yêu tha thiết. Con sông Tây Bắc đã trao tên cho nhà văn Nguyễn Tuân để làm nên một trong những tuyệt tác của văn học Việt Nam hiện đại – tùy bút Người lái đò sơng Đà.

b.2. Hồng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? - Từng ao ước được vẽ lại đời mình bằng màu nước sơng Hương, Hồng Phủ Ngọc Tường là người con của xứ Huế thơ mộng. Tâm hồn ông thấm đẫm chất trầm tư, diễm ảo của xứ sở “ lắm sương, nhiều nắng” này với phong cách hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa.

- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? là bút kí viết về Huế năm 1983 mà nhân tố quan trọng làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm là màu sắc văn hóa rất đậm nét của một cái Tôi thẳm sâu chất tâm linh Huế khơng thể lẫn. Khơng có lời nào có thể nói hết về giá trị, về những lóng lánh tài hoa trên trang kí của Hồng Phủ

Ngọc Tường với những “phút linh” không trở lại...khi miêu tả vẻ đẹp mn màu của hình tượng sơng Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế.

2.2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động hướng dẫn HS hình thành tri thức đọc hiểu văn bản kí

a. GV đề xuất các câu hỏi, bài tập

Để hình thành những tri thức về thể loại, về tác giả và VB như là yêu cầu đầu tiên nhằm mục đích tạo hứng thú cũng như sự tò mò, say mê khám phá cho HS trước giờ học đọc hiểu VB kí, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho HS chuẩn bị ở nhà. Dưới đây là hệ thống câu hỏi và bài tập minh họa:

Câu 1: Thế nào là tùy bút và bút kí? Chỉ ra điểm nổi bật nhất trong đặc điểm tùy bút của Nguyễn Tuân và bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường?

Câu 2: Sưu tầm các đánh giá, nhận xét, lời bình có giá trị và uy tín về văn bản, về vẻ đẹp con người cũng như tài năng viết kí của Nguyễn Tn và Hồng Phủ Ngọc Tường?

Câu 3: Hãy tìm một số tranh, ảnh, clip liên quan đến văn bản và thuyết minh ngắn gọn cho cả lớp cùng nghe.

Câu 4: Đọc kĩ văn bản, xác định bố cục và nội dung chính của văn bản. Câu 5: Nhận định ban đầu về giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa nhân sinh của VB.

b. HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, HS buộc phải huy động tri thức về thể loại đã được học ở THCS, sưu tầm qua sách, báo hoặc internet,...Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ này, HS bước đầu đã có sự khám phá, hiểu biết và những rung động nhất định về văn bản.

Sau đó, HS báo cáo sản phẩm trên lớp hoặc được GV tổ chức cho tìm hiểu phần Tiểu dẫn trong SGK và trình bày, hoặc kết hợp cả hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy học kí hiện đại việt nam (ngữ văn 12) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)