Thực trạng dạy học kí hiện đại Việt Nam trong trường THPT hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy học kí hiện đại việt nam (ngữ văn 12) (Trang 37 - 49)

1.2.1 .Văn bản kí hiện đại trong CT và SGK Ngữ văn THPT hiện nay

1.2.2. Thực trạng dạy học kí hiện đại Việt Nam trong trường THPT hiện nay

1.2.2.1. Yêu cầu của CT và SGK Ngữ văn

thấy CT giáo dục phổ thông xác định mục tiêu chung của các VB kí trong CT

Ngữ văn 12 như sau:

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn tác phẩm kí Người lái đị Sơng Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sơng?(Hồng Phủ Ngọc Tường): vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con

người và quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn. - Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Biết cách đọc hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.

- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc làm bài văn nghị luận văn học. GSK Ngữ văn12 xác định mục tiêu cụ thể của các VB kí như sau:

a. Mục tiêu dạy học văn bản Người lái đị Sơng Đà.

- Phân tích được vẻ đẹp đa dạng của con Sơng Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ tình” cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đị trên dịng sơng ấy. Từ đó thấy được tình u, sự đắm say của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.

- Hiểu và yêu mến tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc khắc họa những kì cơng của tạo hóa, những kì tích lao động của con người.

b. Mục tiêu dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dịng sơng?

- Phân tích được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sơng Hương qua ngòi bút tài hoa của Hồng Phủ Ngọc Tường và tình u, niềm tự hào của tác giả với dịng sơng q hương, với xứ Huế thân thương và cũng là cho đất nước.

- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường.

Bảng: 1.2. Hệ thống câu hỏi trong mục hướng dẫn học bài

Ngƣời lái đị sơng Đà

(Nguyễn Tuân)

Ai đã đặt tên cho dịng sơng

(Hồng Phủ Ngọc Tường)

Câu hỏi hướng dẫn học bài:

Câu 1. Chứng minh rằng Nguyễn Tuân

đã quan sát cơng phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sơng Đà và người lái đị sơng Đà

Câu 2. Trong thiên tùy bút, tác giả đã

dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa được một cách ấn tượng hình ảnh của một con sông Đà hung bạo?

Câu 3. Cách viết của nhà văn đã thay đổi

như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sơng Đà như một dịng chảy trữ tình?

Câu 4. Phân tích hình tượng người lái đị

trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó hãy cắt nghĩa vì sao trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?

Câu hỏi hướng dẫn học bài:

Câu 1. Sông Hương vùng thượng lưu

được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?

Câu 2. Đoạn tả sông Hương chảy

xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó?

Câu 3. Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dịng sơng cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dịng sơng?

Câu 4. Tác giả đã tô đậm những

phẩm chất gì của sơng Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?

Câu 5. Chọn phân tích một số câu văn thể

hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Câu 5. Qua đoạn trích, anh chị có

nhận xét gì về nét riêng trong văn chương của tác giả?

Luyện tập:

1. Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đị sơng Đà.

2. Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút.

Luyện tập:

1. Anh (chị) tâm đắc nhất với đoạn văn nào trong bài bút kí? Qua đoạn văn đó, hãy phân tích những nét đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả.

Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy:

- CT đã có sự quan tâm đến loại hình VB kí so với các loại hình VB khác như tự sự, trữ tình,... nhưng kí chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Riêng kí hiện đại Việt Nam thì đến lớp 12 HS mới được học, còn lớp 10 và 11 các em không được học một VB nào.

- Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK đặt ra ở mỗi bài cũng khác nhau,

khơng có mơ hình câu hỏi cụ thể cho từng thể loại nhất định trong khi GV phải dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Các câu hỏi mà người soạn SGK đưa ra đều mang tính “cá nhân” khi thể hiện những điều mà người viết sách tâm đắc, hệ thống câu hỏi rời rạc, vụn vặt, chưa đạt đến sự khái quát theo đặc trưng thể loại trong dạy học Ngữ văn. Khơng có loại hình câu hỏi nên mỗi bài (dù giống nhau về thể loại) lại dạy theo một kiểu khác nhau, từ đó khơng hình thành được PPDH cho GV và HS.

- Câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài quan tâm nhiều tới nội dung

kiến thức mà chưa chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học theo định hướng đổi mới giáo dục.

1.2.2.2. Thực trạng dạy học của GV và HS

Để có thêm cơ sở thực tiễn về dạy học kí theo định hướng phát triển năng lực CTVH cho HS, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học kí hiện đại Việt Nam cho HS ở các trường THPT thuộc địa bàn huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định thơng qua hình thức sử dụng phiếu hỏi đối với GV dạy 12 toàn tỉnh trong Hội nghị tập huấn GV cốt cán tại Sở GD&ĐT; dùng phiếu thăm dò ý kiến đối với HS ở các trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là các trường THPT Đại An, THPT Phạm Văn Nghị, THPT Lý Nhân Tơng.

a. Khảo sát tình hình học kí hiện đại của GV ở trường THPT

- Số GV được phỏng vấn: 135. - Thời gian phỏng vấn: 1/8/2016

- Địa điểm: Sở GD&ĐT Nam Định (Tại một hội nghị tập huấn GV). - Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế dạy học văn bản kí hiện đại của GV hiện nay ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh Nam Định để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

- Nội dung khảo sát: (Phụ lục 1) - Kết quả khảo sát

Bảng: 1.3. Kết quả khảo sát GV ở câu hỏi từ 1- 7

Câu hỏi

Kết quả đánh giá của GV

A B C D SL % SL % SL % SL % 1 0 0 0 0 123 91,1 12 8,9 2 0 0 0 0 45 33,3 90 66,7 3 35 25,9 40 29,6 38 28,1 22 16,3 4 12 8,9 35 25,9 53 39,2 40 29,6 5 20 14,8 50 37 40 29,6 25 18,5 6 0 0 43 31,8 80 59,25 12 8,9 7 12 8,9 60 44,4 43 31,9 20 14,8

Theo kết quả khảo sát, ta có thể thấy:

Ở câu hỏi số 1: Khi đánh giá về mức độ cần thiết phát triển năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu các VB, 135 GV đều cho là cần thiết và rất cần thiết (chiếm 100%). Kết quả: khơng có GV tích vào các cột “Ít cần thiết” hoặc “Khơng cần thiết”. Chính nhận thức này của GV đã quyết định sự thành cơng của q trình dạy học ĐHVB ở nhà trường phổ thơng, bởi lẽ, có đánh giá đúng đắn vai trị và vị trí của phân mơn thì cả thầy và trị mới có tinh thần học tập tối đa và mong đạt được hiệu quả cao nhất.

Đối với câu hỏi số 2: Đánh giá về vai trị của dạy học VB kí hiện đại trong CT và SGK 12 có vai trị thế nào trong việc phát triển năng lực CTVH của HS, 100% GV cho là quan trọng và rất quan trọng. Khơng có GV nào xem nhẹ (bình thường) hoặc bác bỏ (không quan trọng). Đây sẽ là một trong những thuận lợi để tiến hành rèn luyện và phát triển năng lực CTVH của HS.

Ở câu hỏi số 3: Khi được hỏi thầy (cô) đánh giá như thế nào về sự nhạy cảm, tinh tế, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, nhập thân... vào thế giới nghệ thuật trong văn bản kí hiện đại của HS hiện nay, 16,3% GV được khảo sát khẳng định rất tốt, 28,1% cho là tốt. Có tới 55,5% GV cho là “Bình thường” hoặc “Khơng tốt”.

Đối với câu hỏi số 4: Khi khảo sát về việc soạn giáo án và thực hiện tiến trình dạy học trên lớp, GV có chú trọng PPDH kí theo đặc trưng thể loại khơng 34,8% GV cho biết khơng chú trọng hoặc ít chú trọng, 39,2% GV chú trọng và chỉ có 29,6% GV rất chú trọng. Điều đó cho thấy, cịn khá nhiều GV dạy đọc hiểu thể loại này theo kiểu ngẫu hứng, chưa bám sát đặc trưng của kí hiện đại để có cách thức soạn giáo án và hướng dẫn HS các hoạt động học phù hợp.

Ở câu hỏi số 5: Về việc có cung cấp tài liệu tham khảo, yêu cầu HS tìm hiểu thêm tri thức nền qua sách báo hoặc các đường link,...trước khi học đọc hiểu VB kí hiện đại khơng thì có 18,5% GV rất chú trọng, 29,6 GV thường

xuyên làm, có tới 51,9% GV thỉnh thoảng mới làm hoặc khơng khi nào. Như vậy, chính bản thân người dạy cũng chưa thực sự quan tâm tới tới việc bồi dưỡng năng lực tự học cũng như tạo niềm say mê, hứng khởi cho các em trước khi bước vào quá trình đọc hiểu VB.

Đối với câu hỏi số 6: hỏi về việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập trong các tiết học kí hiện đại để khuyến khích HS bộc lộ năng lực CTVH cho HS, có tới 59,25% chọn thường xuyên, 8,9% GV chọn rất thường xuyên, 31,8% Gv chọn thỉnh thoảng và khơng có GV nào khơng làm cơng việc này.

Đối với câu hỏi số 7: Khi khảo sát về việc tự mình xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực cảm thụ cho HS 8,9% GV cho đó là việc làm đơn giản, 44,4% cho đó là việc bình thường, đáng lo ngại là có tới 48,7% cho là khó và rất khó. Có lẽ đây là một bài tốn cịn bỏ ngỏ để cho nhiều GV và những ai quan tâm, trăn trở đến vấn đề này cùng suy nghĩ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung và kí hiện đại nói riêng nhằm phát triển năng lực người học theo định hướng đổi mới.

Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng về tình hình dạy kí hiện đại của 135 GV Ngữ văn trên địa bàn tỉnh Nam Định như trên, chúng tôi đưa ra nhận định: tất cả GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy kí hiện đại trong việc phát triển năng lực cho HS, trong đó có năng lực CTVH. Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít GV có cái nhìn đơn giản và hời hợt về vấn đề phát triển năng lực cho HS thông qua dạy học các VB kí, dẫn đến việc chưa chú trọng những yếu tố và các giải pháp thiết thực để cải thiện tình trạng “uể oải” trong dạy học hiện nay. Điều này cho thấy, muốn phát triển năng lực CTVH cho HS trong dạy học kí hiện đại, nhất thiết GV phải là người dẫn đường tích cực nhất trong quá trình này; quan trọng hơn, cần tăng cường trau dồi các kĩ năng cụ thể trong hoạt động đọc cho HS thông qua hệ thống biện pháp rèn luyện hợp lí, chi tiết. Có như vậy, hoạt động dạy học các VB kí mới gắn liền với định hướng phát triển năng lực người học, giúp các em tự tin hơn khi nghị

luận về một vấn đề văn học bằng chính cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm mang dấu ấn cá nhân của mình.

b. Khảo sát tình hình học kí hiện đại của HS ở trường THPT

Chúng tôi sử dụng 242 phiếu điều tra cho 06 lớp 12 ban khoa học cơ bản của 03 trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Tống Văn Trân, trường THPT Phạm Văn Nghị, trường THPT Đại An, cụ thể như sau:

Bảng: 1.4. Đối tượng khảo sát học sinh

STT Tên trường Lớp Số học sinh

1 Trường THPT Tống Văn Trân - Tỉnh Nam Định 12 A2 12 A6 40 39 2 Trường THPT Phạm Văn Nghị - Tỉnh Nam Định 12 A4 12 A7 40 41 3 Trường THPT Đại An - Tỉnh Nam Định 12 A3 12 A8 42 40 4 Tổng 6 lớp 242

- Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế học đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam của HS ở một số trường THPT hiện nay để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

- Nội dung khảo sát: (Phụ lục 2) - Kết quả điều tra khảo sát

Bảng: 1.5. Kết quả khảo sát HS

Câu hỏi Không Thỉnh

thoảng

Thường xuyên

1. Em biết các cụm từ“năng lực đọc hiểu”, “năng lực CTVH” khi xác định mục tiêu của các bài học không?

168 (69,4%) 52 (21,5%) 22 (9,1%)

2. Trước khi vào giờ học đọc hiểu các VB nói chung, VB kí nói riêng, các em có được yêu cầu chuẩn bị bài ở nhà không?

18 (7,4%) 150 (62%) 74 (30,6%)

3. Khi chuẩn bị bài ở nhà (nếu có), em có tìm thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link về bài học không?

120 (49,6%) 92 938%) 30 (12,4%) 4. Khi học đọc hiểu các VB kí, em có chú ý các kỹ năng đọc khơng? 22 (9,1%) 89 (36,8%) 131 (54,1%) 5. Trong quá trình tổ chức các hoạt động

đọc, thầy (cơ) có thường đặt các câu hỏi để khơi gợi cảm xúc và những liên tưởng, tưởng tượng cho các em không?

11 (4,5%) 151 (62,4%) 80 (33%)

6. Trong q trình học đọc hiểu VB kí, em có hay bình giá những hình ảnh, những chi tiết nghệ thuật hoặc các câu văn đặc sắc trong VB không? 25 (10,3%) 137 956,6%) 88 (36,4%) 7. Khi học đọc hiểu VB kí, em có chú ý đến việc liên hệ, so sánh, đối chiếu,… với các loại hình nghệ thuật khác không?

13 (5,4%) 177 (73,1) 52 (21,5%)

8. Khi học xong VB kí, em có làm các bài tập luyện tập trong SGK hoặc thầy (cô) giao về nhà không? 67 (27,7%) 130 (53,7%) 45 (18,6%)

Theo kết quả khảo sát, ta thấy:

Với câu hỏi số 1: có 168 phiếu (69,4%) khẳng định không, 52 phiếu (21,5%) khẳng định thỉnh thoảng và 22 phiếu (9,1%) khẳng định thường xuyên. Sở dĩ như vậy là vì theo đánh giá của các em, thầy (cơ) chưa quan tâm đến việc phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực CTVH cho các em trong thực tế giảng dạy kí hiện đại ở nhà trường phổ thơng.

Ở câu hỏi số 2: Được hỏi về việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi vào giờ học đọc hiểu các VB nói chung, VB kí nói riêng thế nào thì có 150 phiếu (62%) chọn thỉnh thoảng, cá biệt có 18 phiếu (7,4%) thừa nhận khơng bao giờ và đáng mừng là có 74 phiếu (30,6%) khẳng định thường xuyên làm nhiệm vụ này.

Đối với câu hỏi số 3: Khi được hỏi về việc chuẩn bị bài ở nhà, các em có tìm thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link về bài học khơng? Nhìn vào bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy chỉ có 30 phiếu (12,4%) xác nhận thường xuyên làm điều này, 92 phiếu (38%) khẳng định thỉnh thoảng và điều đáng buồn là tới 120 phiếu (49,6%) xác nhận không làm như thế bao giờ.

Ở câu hỏi số 4: Có tới 131 phiếu (54,1%) khẳng định thường xuyên chú ý tới các kĩ năng đọc, 89 phiếu 936,8%) chọn thỉnh thoảng và chỉ có 22 phiếu (9,1%) khơng chú ý bao giờ.

Với câu hỏi số 5: Có 151 phiếu (62,4%) xác định nhận ra các câu hỏi mà thầy cô hướng tới để phát triển năng lực cảm thụ cho người học, 80 phiếu (33%) khẳng định thầy (cơ) mình thường xuyên hỏi, cá biệt có 11 phiếu (4,5%) cho rằng chưa thấy bao giờ các kiểu câu hỏi này trong giờ học đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy học kí hiện đại việt nam (ngữ văn 12) (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)