Kết quả khám lại trên 6 tháng

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổ chức sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt bằng vạt tại chỗ (Trang 63)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.3.3. Kết quả khám lại trên 6 tháng

Turner (2010) cho rằng vạt tại chỗ có ưu điểm là chất liệu tạo hình tương đồng với tổn khuyết, tổn thương nơi cho vạt ít do đó ít gây ra biến dạng. Thật vậy, 100% các trường hợp khám lại trên 6 tháng của chúng tôi có màu sắc vạt tương tự như màu sắc da vùng tổn khuyết. Tỷ lệ vạt đạt kết quả tốt rất cao 19 vạt chiếm tỷ lệ 86,4% và chỉ có 3 vạt kết quả khá. Vạt dồn đẩy vẫn là vạt cho kết quả cao nhất với 8/9 vạt tốt, vạt chuyển là 8/10 vạt tốt và cả 3 vạt xoay đều cho kết quả tốt. Trong số 3 vạt đạt kết quả khá, 1 vạt dồn đẩy có sẹo gây co kéo góc mắt trong do bị hoại tử đầu xa vạt ngay sau phẫu thuật. 2 trường hợp còn lại chúng tôi đánh giá kết quả khá vì vạt tạo hình dày hơn so với tổ chức xung quanh. Theo chúng tôi, có sự khác nhau về kết quả của vạt là vì vạt dồn đẩy và vạt xoay hầu hết đều sử dụng tổ chức trong cùng một đơn vị giải phẫu vì vậy mà sự tương đồng của vạt với tổ chức xung quanh cũng cao hơn. Trong khi đó, vạt chuyển lại thường

được lấy từ một đơn vị giải phẫu khác (có thể là đơn vị lân cận) nên vẫn có thể có sự khác biệt dù là không nhiều.

AB B

A. Bóc vạt, B. 7 tháng sau phẫu thuật

Ảnh 4.11. Nguyễn Hồng V (Tạo hình bằng vạt dồn đẩy chữ H)

AB B

A. Tổn thương ban đầu, B. 8 tháng sau phẫu thuật Ảnh 4.12.Trương Xuân H (Tạo hình bằng vạt xoay O – Z)

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 33 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy ở vùng mặt về cả đặc điểm tổn thương cũng như phương pháp điều trị và tạo hình, chúng tôi có một số kết luận

1. Đặc điểm ung thư biểu mô tế bào đáy

• Lứa tuổi mắc ung thư biểu mô tế bào đáy chủ yếu là trên 60 tuổi (63,6%), từ 40 đến 60 tuổi là 37,1% và dưới 40 tuổi là 3%

• Tỷ lệ mắc của Nam/Nữ là gần như nhau: 0,94

• Vị trí ung thư biểu mô tế bào đáy: hay gặp nhất ở má (31,4%), tiếp theo là mũi (28,6%), mắt (14,3%), trán (11,4%). Có khá nhiều trường hợp tổn thương ung thư phát triển ở ranh giới của các đơn vị giải phẫu

• Kích thước tổn thương: đa phần là nhỏ hơn 2cm (68,6%), nhóm từ 2 đến 5cm có 28,6%, chỉ có một trường hợp lớn hơn 5cm

• Hình dạng và ranh giới: chủ yếu là dạng hình tròn (88,6%) và tổn thương có ranh giới rõ (85,7%)

• Triệu chứng hay gặp: ngứa (31,4%), loét (37,1%), chảy máu (45,7%) và tăng sắc tố (40%)

• Thể ung thư: đa phần là thể u (94,3%), 1 trường hợp thể xơ, và 1 trường hợp thể khổng lồ

• Giai đoạn ung thư: đa phần ở giai đoạn I và giai đoạn II (68,6% và 25,7%)

2. Đánh giá kết quả và lựa chọn chỉ định tạo hình bằng vạt tại chỗ

• Kết quả sau phẫu thuật 7 ngày: 85,7% đạt kết quả tốt, 14,3% đạt kết quả khá, không có vạt nào kết quả kém. Trong đó số vạt tốt của vạt dồn đẩy là 14/15, vạt xoay là 4/5 và vạt chuyển là 12/15

• Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng: có 12 vạt đạt kết quả tốt (80%) và 3 vạt kết quả khá.

• Kết quả sau phẫu thuật trên 6 tháng: có 86,4% đạt kết quả tốt (19 vạt), chỉ có 3 vạt kết quả khá. Trong đó, dù chỉ có 3 vạt xoay nhưng đều đạt kết quả tốt, 8/9 vạt dồn đẩy cũng cho kết quả tốt, vạt chuyển có tỷ lệ ít hơn là 8/10 vạt.

• Lựa chọn chỉ định: như vậy việc lựa chọn vạt dồn đẩy trong nghiên cứu này cho kết quả khá khả quan. Việc lựa chọn loại vạt tạo hình tùy thuộc vào vị trí và kích thước của tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư cũng như phụ thuộc vào tính chất của da tại chỗ ở vùng đó.

+ Vạt dồn đẩy: được sử dụng hiệu quả cho vùng má 7/11 tổn khuyết. Vạt này cũng đạt được kết quả khả quan cho tổn khuyết vùng trán, chúng tôi đã sử dụng vạt này cho 2/4 khuyết da trán. + Vạt xoay: dù được sử dụng ít nhưng vạt xoay lại cho kết quả rất

tốt. 3/5 vạt này được sử dụng cho vùng má, 2 vạt còn lại được huy động để che phủ khuyết tại vùng trán bên và vùng sống mũi + Vạt chuyển: là vạt sử dụng rất linh hoạt. Vạt được sử dụng nhiều

nhất cho vùng mắt với 4/5 tổn khuyết tại vùng mắt, tiếp theo là vùng mũi với 6/10 khuyết, tổn khuyết ở môi cũng được che phủ bằng vạt chuyển với 2/3 trường hợp.

1. Trịnh Quang Diện (1999), Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh ung thư da không kể u hắc tố ác tính. Thông tin Y Dược. 11. 128-131. 2. Đoàn Hữu Nghị (2001), Ung thư da, Ung thư học, Nhà xuất bản y

học, 223-229.

3. A. Lomas, J. Leonardi-Bee, F. Bath-Hextall (2012), A systematic review of worldwide incidence of nonmelanoma skin cancer. British Journal of Dermatology. 166(5). 1069-1080.

4. Nguyễn Chấn Hùng (12/1998), Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. số đặc biệt chuyên đề ung thư học. 11-19.

5. Bùi Xuân Trường, Trần Văn Thiệp, Phó Đức Mẫn (2005), Phẫu thuật cắt rộng - tạo hình điều trị ung thư đầu mặt cổ. Thông tin Y Dược. Hội thảo quốc tế ung thư phần mềm, ung thư da và các bệnh lý về da. 72-81.

6. Adam I. Rubin, Elbert H. Chen, Désirée Ratner (2005), Basal cell carcinoma. N Engl J Med. 353. 2262-2269.

7. Keyvan Nuori (2008), Basal cell carcinoma, Skin cancer, The McGraw - Hill 61-85.

8. Sajjad Rajpar,Jerry Marsden (2008), Basal cell carcinoma, ABC of Skin cancer, Blackwell, 23-26.

9. Reinhard Dummer, et al. (2011), Skin cancer - A world wide perspective, Springer. 398

10. Keyvan Nuori (2012), Mohs Micrographic Surgery Springer. 563 11. Bạch Quang Tuyến, Nguyễn Huy Thọ, Nguyễn Quang Đức

(2009), Sử dụng tổ chức tại chỗ trong điều trị ung thư da vùng đầu mặt cổ. Y dược lâm sàng 108. 2. 102-107.

13. Trịnh Bình (2004), Mô học, Nhà xuất bản y học. 743

14. Maria Z. Siemionow,Marita Eisenmann-Klein (2010), Skin and andexa, Plastic and Reconstructive Sugery, John Lumley, Editor, Spinger, 161-219.

15. Phạm Cao Kiêm (2006), Đánh giá các phương pháp tạo hình bằng tổ chức tại chỗ trong điều trị ung thư tế bào đáy ở đầu mặt cổ theo phẫu thuật MOHS, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

16. Terese Winslow (2008), Skin Anatomy, National Cancer Institute 17. Trần Thiết Sơn,Nguyễn Bắc Hùng (2005), Phương pháp giãn da

trong phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ. Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học 18. BASF (2006), The skin's blood vessel system, http://www.skin-care-

forum.basf.com/en/author-articles/strategies-for-skin-penetration- enhancement/2004/08/90be1657-7c7f-4bba-8aa3-

633ea39e0dac/the-skin-s-blood-vessel-system/2006/01/19? id=9a7d8dcb-5f5d-4bce-92d8-4840cbd71a81&mode=Detail.

19. Krishna G. Patel,Jonathan M. Sykes (2011), Concepts in local flap design and classification. Operative Techniques in Otolaryngology- Head and Neck Surgery. 22(1). 13-23.

20. Peter M. Prendergast (2013), Anatomy of the Face and Neck, Cosmetic surgery: Art and Techniques, Springer, 29-45.

21. Boris Bentsianov,Andrew Blitzer (2004), Facial anatomy. Clinics in Dermatology. 22(1). 3-13.

22. Fabio Meneghini (2005), Clinical Facial Analysis, Springer. 182.44 23. Marc S. Zimbler,Jongwook Ham (2005), Aesthetic facial anlysis,

CUMMINGS OTOLARYNGOLOGY: Head and Neck Sugery, Mosby - Year Book 21.

25. Med - Art (2008), Facial aesthetic units, http://www.med- ars.it/galleries/aesthetic_units.htm.

26. Stephen M. Weber,Shan R. Baker (2009), Management of cutaneous nasal defects, Facial Plastic Surgery Clinics of North America, ELSEVIER, 395-417.

27. Gary C. Burget,Frederick J. Menick (1990), Plastic surgery: principles and practise, Mosby.1463-1505

28. Lương Thị Thúy Phương (2005), Đánh giá kết quả sử dụng vạt rãnh mũi má trong điều trị tổn khuyết phần mềm tầng giữa và dưới mặt, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại Y Hà Nội.

29. Yotsuyanagi Takatoshi, et al. (2000), Nasal Reconstruction Based on Aesthetic Subunits in Orientals. Plast Reconstr Surg. 106(1). 36-44. 30. Michael S Lehrer (2013), Skin cancer, www.emedicinehealth.com. 31. Australian Institute of Health and Welfare and Australasian

Association of Cancer Registries (2008), Cancer in Australia: an

overview, 2008,

http://www.health.gov.au/internet/skincancer/publishing.nsf/Content/fa ct-2.

32. C S M Wong (2003), Basal cell carcinoma. BMJ. 327(7418). 794-798. 33. Venura Samarasinghe, Vishal Madan, John T. Lear (2011), Focus

on Basal Cell Carcinoma. Journal of Skin Cancer. 2011. 1-5.

34. Vanessa Smith,Shernaz Walton (2011), Treatment of Facial Basal Cell Carcinoma: A Review. Journal of Skin Cancer. 2011. 1-7.

35. Graham Colver (2002), Skin cancer A practical guide to management, Martin Dunitz Ltd.25-43, 93-152, 174-180

37. Trần Thiết Sơn (2013), Ghép da trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học

38. Trần Thiết Sơn,Trần Lâm Hùng (2002), Một số kỹ thuật tạo hình ứng dụng trong ung thư đầu mặt cổ. Thông tin Y Dược. 11. 15-18. 39. Hilko Weerda (2001), Reconstructive Facial Plastic Sugery, Thieme. 148 40. G. C. Burget,Y. C. Hsiao (2012), Nasolabial rotation flaps based on

the upper lateral lip subunit for superficial and large defects of the upper lateral lip. Plast Reconstr Surg. 130(3). 556-60.

41. Anthony P Sclafani (2013), Rhombic flaps treatment and

management http://emedicine.medscape.com/article/879923-

treatment.

42. Vũ Ngọc Lâm, Lê Thị Thu Hải, Nguyễn Huy Thọ (2006), Nhận xét kết quả sử dụng vạt da chân nuôi tổ chức dưới da trong tạo hình vùng hàm mặt qua 55 trường hợp. Y dược lâm sàng 108. 1. 78-82. 43. Jay W. Granzow,J. Brian Boyd (2010), Grafts, Local and Regional

Flaps, Plastic and reconstructive sugery, Z.Siemionow Maria and Eisenmann-Klein Marita, Editors, Springer, 65 - 87.

44. Kenneth G.Gross (1999), Mohs Surgery, Mosby.1-287

45. Velda Ling Yu Chow, et al. (2011), Basal Cell Carcinoma of the Head and Neck Region in Ethnic Chinese. International Journal of Surgical Oncology. 2011. 1-7.

46. Ozan Luay Abbas,Huseyin Borman (2012), Basal Cell Carcinoma: A Single-Center Experience. ISRN Dermatology. 2012. 1-6.

47. Hamdy H. El-Marakby (2005), The versatile nasolabial flaps in facial reconstruction. Journal of the Egyptian Nat.Cancer. 17. 245- 250.

49. Partab Rai,et al (2009), Surgical excision and reconstruction of primary basal cell carcinoma of eyelid. Pak J Ophthalmol 25. 1-8. 50. Lê Văn Sơn (2009), Phẫu thuật điều trị ung thư tế bào đáy vùng mặt

và tạo hình bằng vạt tại chỗ. Thông tin Y Dược. 6. 15-18.

51. Jolieke C. van der Pols (2011), Epidemiology of Basal Cell and Squamous cell Carcinoma of the skin, Skin cancer - A world-wide perspective, Springer, I, 3 - 11.

52. N. R. Telfer, G. B. Colver, C. A. Morton (2008), Guidelines for the management of basal cell carcinoma. British Journal of Dermatology. 159(1). 35-48.

53. Omer Sefvan Janjua,Sana Mehmood Qureshi (2012), Basal Cell Carcinoma of the Head and Neck Region: An Analysis of 171 Cases. Journal of Skin Cancer. 2012. 1-4.

54. Walling HW,Fosko SW (2004), Aggressive basal cell carcinoma: presentation, pathogenesis and management Cancer Metastasis Rev. 23. 389 - 402.

55. Michael B. Colgan, Mark A. Cappel, et al (2011), Nonmelanoma skin cancer: Keratinocytic tumors Skin cancer - A world wide perspective, Springer, 89 - 120.

56. F.M. Muller, et al. (2009), Randomized comparison of Mohs micrographic surgery and surgical excision for small nodular basal cell carcinoma: tissue-sparing outcome. Dermatol Surg. 35. 1349–1354.

57. Cingi,Cemal (2012), Nonmelanoma Skin Cancer of the Head and Neck. Facial Plastic Surgery Clinics. 20(4).

Otolaryngol Head Neck Surg 124. 60-66.

59. Li JH, et al. (2006), Subcutaneous island pedicle flap: variations and versatility for facial reconstruction. Annals Plastic Surgery 53(3). 255-259.

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU UNG THƯ TẾ BÀO ĐÁY--- --- I. Hành chính: 1. Họ và tên 2. Tuổi ……… Giới 3. Nghề nghiệp 4. Địa chỉ

5. Số điện thoại liên lạc 6. Ngày vào viện

7. Ngày ra viện

II. Đặc điểm tổn thương ung thư

1. Thời điểm phát hiện bệnh

2. Diễn biến bệnh3. Tiền sử: 3. Tiền sử: Bản thân Gia đình 4. Vị trí ung thư Trán □ Mũi □

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổ chức sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy vùng mặt bằng vạt tại chỗ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w