- Năng lực giao lưu, giao tiếp.
5 Khả năng xử lý các tình huống sư
2.4.4. Thực trạng về công tác sử dụng đội ngũ giáo viên
Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên có 47,3% ý kiến đánh giá tốt, 20,9% ý kiến là tương đối tốt và 31,8% ý kiến là chưa tốt.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm sử dụng “đúng người, đúng việc” đã phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Định kỳ vào cuối năm học hàng năm, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp về sự sắp xếp, bố trí cơng việc/vị trí cơng tác cho từng giáo viên, để trước khi nghỉ hè mỗi giáo viên nhà trường đều biết được cơng việc/vị trí của mình cho năm học sau và thậm chí cho một vài năm tới. Tạo điều kiện cho họ chủ động trong việc chuẩn bị kế hoạch công tác (kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch đi học sau đại học, v.v.v). Trong q trình tổ chức thực hiện, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường những năm qua vẫn còn một số tồn tại. Biểu hiện cụ thể là:
- Phương án sử dụng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy hết được thế mạnh của đội ngũ giáo viên. Biểu hiện là, số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy các mơn địi hỏi phải có kĩ thuật và tay nghề cao cịn ít. Điều này đã tạo nên nhiều bất lợi cho cả phía giáo viên và
nhà trường. Về phía nhà trường rất khó khăn trong phân cơng dạy thay cho giáo viên môn chuyên.
- Chưa cân đối giữa tỷ lệ giáo viên tham gia giảng dạy với giáo viên đi học. Phụ lục 6 cho thấy, số lượng giáo viên đi học Cao học năm 2008 chiếm tỷ lệ tương đối cao (24%). Sự thiếu giáo viên môn chuyên và nhiều giáo viên đi học, dẫn đến có một bộ phận giáo viên phải dạy vượt định mức hoặc sự phân công giảng dạy phải điều chỉnh thường xuyên, đã có những tác động tiêu cực đến giáo viên, phụ huynh, học sinh và cả nhà trường. Về phía giáo viên chịu áp lực cao về thời gian và cường độ làm việc, phụ huynh và học sinh khơng n tâm khi có nhiều thay đổi trong giáo viên và nhà trường gặp khó khăn trong việc thanh toán chế độ thừa giờ.
- Mặt khác, hiện nay trường vẫn còn hiện tượng thừa/thiếu giáo viên cục bộ giữa các bộ môn, hiện tượng giáo viên có năng lực khơng đáp ứng yêu cầu của nhà trường thường phân cơng dạy ít giờ, những điều này dẫn đến không đảm bảo mặt bằng lao động, không tạo được động lực thi đua trong dạy học.