Chương 3 Tín Dụng
c/ Tín dụng nhà nước:
Là quan hệ tín dụng khi nhà nước đi vay để bù đắp chi tiêu thiếu hụt, đồng thời là người cho vay để thực hiện các chức năng của mình. Các bên tham gia trong quan hệ tín dụng nhà nước gồm nhà nước (là người đi vay/cho vay); dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngồi (người cho vay).
Tín dụng nhà nước cĩ hai chức năng chủ yếu là bù đắp thiếu hụt ngân sách và phân phối lại các nguồn vốn.
Tín dụng nhà nước cĩ các đặc điểm sau:
- Phạm vi hoạt động rất rộng, trong nước và nước ngồi - Hình thức phong phú: tiền, vàng, ngoại tệ.
- Phương thức huy động phong phú: Cơng trái, trái phiếu kho bạc…
3.4 Lãi suất tín dụng và tác động của nĩ trong nền kinh tế.
3.4.1 Phân biệt giữa lợi tức tín dụng và lãi suất tín dụng.
“Lợi tức tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất tín dụng quyết định”
Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay do việc sử dụng tiền vay. Thực chất lợi tức tín dụng là giá của khoản cho vay.
“Lãi suất tín dụng là sự cụ thể hố của lợi tức tín dụng, được biểu hiện bằng tỷ lệ giữa tiền lãi phải trả trên tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Lãi suất tín dụng là giá của quyền sử dụng tiền trong khoảng thời gian nhất định. Lãi suất tín dụng là giá cả tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTW ấn định một khung lãi suất chung, trong phạm vi khung này, các tổ chức tín dụng tự xác định lãi suất theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
Khung lãi suất là giới hạn tối đa của lãi suất cho vay và mức tối thiểu của lãi suất huy động. Khung lãi suất được NHTW cơng bố và thay đổi tùy thuộc vào giá cả thị trường, sức mua của đồng tiền, cung cầu tín dụng và chính sách của chính phủ.
3.4.2 Các loại lãi suất
Cĩ nhiều cách tính lãi suất phụ thuộc vào cách phân loại: