Bản chất của ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết tài chính (Trang 50 - 52)

Chương 5 Tài chánh nhà nước

5.1 Ngân sách nhà nước

5.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước

“Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nĩ phản ánh các quan hệ kinh tế thuộc lãnh vực phân phối trong xã hội cịn quan hệ hàng hố-tiền tệ và được sử dụng như một cơng cụ thực hiện các chức năng của nhà nước.”

Ngân sách nhà nước phản ánh hai nội dung sau:

- Thể hiện mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội.

- Quyền lực về ngân sách thuộc về nhà nước. Mọi khoản thu-chi của nhà nước do nhà nước quyết định nhằm mục đích thực hiện các chức năng của mình. Như vậy, ta cĩ thể xem ngân sách nhà nước là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chánh nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước.

Các quan hệ kinh tế này gồm:

- Giữa ngân sách nhà nước và doanh nghiệp

- Giữa ngân sách nhà nước và các tổ chức tài chánh. - Giữa ngân sách nhà nước và các tổ chức xã hội. - Giữa ngân sách nhà nước và hộ gia đình

- Giữa ngân sách nhà nước và thị trường tài chánh

5.1.3 Vai trị của ngân sách trong nền kinh tế thị trường.

a/ Là cơng cụ huy động nguồn tài chánh để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đây là vai trị lịch sử của ngân sách nhà nước. Việc huy động nguồn thu vào ngân sách phải chú ý đến ba vấn đề:

- Mức huy động đối với các thành viên trong xã hội qua thuế và các khoản thu khác phải hợp lý.

- Tỷ lệ huy động từ GDP phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp cĩ điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng.

- Các cơng cụ kinh tế để tạo nguồn thu và thực hiện các khoản chi. b/ Cơng cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.

Đây là một cơng cụ tài chánh rất quan trọng bởi vì nĩ tác động trên phạm vi rộng và mức độ lớn. Vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế của ngân sách nhà nước thể hiện ở các mặt như sau:

Về mặt kinh tế:

- Ngân sách cung cấp nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Hình thành các doanh nghiệp nhà nước để ổn định thị trường, chống độc quyền và cung cấp các hàng hố cơng cộng.

- Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp trong trường hợp tái cơ cấu hoặc định hướng phát triển mới.

- Thơng qua chính sách thuế sẽ định hướng đầu tư, khuyến khích hoặc hạn chế ngành kinh doanh nào đĩ.

- Tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế bằng các nguồn vay trong và ngồi nước.

Về mặt xã hội:

- Đầu tư để thực hiện các chính sách xã hội.

- Thơng qua thuế thu nhập, thuế lợi tức để điều tiết tạo cơng bằng xã hội. - Thơng qua thuế gián thu nhằm định hướng tiêu dùng hợp lý.

Về mặt thị trường:

- Ổn định giá cả, thị trường, chống lạm phát

- Bằng một ngân sách thắt chặt hay nới lỏng, cĩ thể tác động mạnh đến cung- cầu trong nền kinh tế.

- Lập nguồn dự trữ để bình ổn giá cả thị trường cho những mặt hàng nhạy cảm.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết tài chính (Trang 50 - 52)