Cán cân thanh tốn (balance of payment BOP):

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết tài chính (Trang 92 - 94)

Chương 8 : Quan Hệ Tài Chánh Quốc Tế

8.1 Hệ thống tài chánh quốc tế

8.1.2 Cán cân thanh tốn (balance of payment BOP):

Là bảng đối chiếu giữa tổng số tiền thanh tốn cho nước ngồi và tổng số tiền thu được từ nước ngồi trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nhất định. Trong cán cân thanh tốn gồm hai phần: Tài khoản thường xuyên (current account) bao gồm các giao dịch quốc tế liên quan đến hàng hố và dịch vụ thường xuyên. Trong tài khoản này bao gồm cán cân thương mại (balance of trade) là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị hàng xuất khẩu và tổng giá trị hàng nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Trong cán cân thương mại, nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu (thặng dư). Ngược lại gọi là nhập siêu (thâm hụt). Cán cân thương mại cĩ vai trị quan trọng tác động đến cán cân thanh tốn, việc xuất siêu sẽ làm cán cân thanh tốn bội thu, nhập siêu sẽ làm bội chi;

Phần thứ hai là Tài khoản vốn (capital account) thể hiện các luồng vốn di chuyển vào ra một quốc gia do mua bán tài sản như trái phiếu, chứng khốn, bất động sản. Trong tài khoản vốn cịn cĩ một khoản gọi là sai lệch thống kê thể hiện những sai

sĩt trong việc đo lường các giao dịch, chủ yếu là do buơn lậu và các luồng vốn bất hợp pháp.

Tổng của tài khoản thường xuyên và tài khoản vốn gọi là cán cân giao dịch dự trữ chính thức. Khi nĩi đến thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh tốn chính là sự thặng dư hay thâm hụt cán cân giao dịch dự trữ chính thức. Vì tài khoản của cán cân thanh tốn phải cân bằng nên cán cân giao dịch dự trữ chính thúc cho chúng ta biết số dự trữ quốc tế rịng phải di chuyển để tài trợ cho các giao dịch quốc tế. Sự di chuyển này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc cung ứng tiền tệ của một quốc gia. Các loại cán cân cĩ liên quan mật thiết với nhau. Cán cân thương mại nhập siêu hay xuất siêu sẽ ảnh hưởng đến bội chi, bội thu của cán cân thanh tốn, do đĩ muốn cải thiện cán cân thanh tốn thì phải cải thiện cán cân thương mại.

Bảng 8.1 Cán cân thanh tốn của Mỹ năm 1990 (đơn vị tỷ USD)

Thu (+) Chi (-) Số dư

Tài Khoản Thường Xuyên

(1) Xuất khẩu (2) Nhập khẩu

Cán cân thương mại (1) +(2) (3) Thu nhập đầu tư rịng

(4) Dịch vụ rịng (5) Chuyển tiền rịng

Số dư tài khoản thường xuyên (1)+… (5)

+389 +8 +23 -498 -21 -109 -99 Tài Khoản Vốn

(6) Luồng vốn ra nước ngồi (7) Luồng vốn từ bên ngồi vào (8) Sai lệch thống kê Số dư giao dịch dự trữ chính thức (1) +…(8) +56 +73 -59 -29 Phương Pháp Điều Chỉnh (9) Tăng dự trữ chính thức của Mỹ (10) Tăng tài sản ở nước ngồi

Tổng số điều chỉnh (9) +… (10) +31 -2

+29

Số dư cán cân thanh tốn (1) + … (10) 0

(F. Mishkin, The Economics of Money, Banking, and Financial Market, New York 1992)

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết tài chính (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)