1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.4. Những vấn đề cần phải giải quyết từ thực tiễn dạy Lịch sử ở
phổ thông
Thông qua điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, phần lớn GV đã sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường THPT, nhưng GV mới dừng ở mức độ minh họa cho HS trong bài giảng mà chưa xem đó là nguồn nhận thức. Mặt khác, việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS chưa thường xuyên, còn lúng túng ở khâu sưu tầm, lựa chọn tài liệu, phương pháp giảng dạy. GV nếu có sử dụng cũng mới chỉ dừng ở bài học nội khóa. Khi đưa tài liệu văn học vào do chưa có phương pháp nên khiến cho bài học càng thêm nặng nề, hoặc bị loãng do tài liệu cồng kềnh, giờ học LS bị biến thành giờ học văn. Đa số GV cịn chưa đầu tư cơng sức cho việc sưu tầm, lựa chọn, chưa chú ý vào việc hướng dẫn HS làm việc với nguồn tài liệu một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy - học môn LS ở trường THPT cịn thiếu, cơng tác sưu tầm chưa được nhiều.
Về phía HS, các em tỏ ra hứng thú khi GV sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS. Hiệu quả thể hiện ở việc các em cảm thấy bài học hấp dẫn, dễ hiểu. Điều này khẳng định vai trò của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường THPT. Tuy nhiên, một số em vẫn tỏ thái độ thờ ơ với môn LS, chưa biết vận dụng để ghi nhớ kiến thức. Nguyên nhân của thực trạng này là do mức độ sử dụng tài liệu văn học trong dạy - học LS của GV không thường xuyên, cách sử dụng chưa đạt hiệu quả. HS chưa hứng thú học tập môn LS do GV sử dụng tài liệu văn học còn sơ sài, mang tính chiếu lệ, thiếu hấp dẫn, tài liệu học tập của các em cịn ít, các em khơng có điều kiện tiếp cận với những nguồn tài liệu ngồi sách giáo khoa hoặc nếu có điều kiện thì lại lúng túng, khơng biết tiếp cận hướng nào.
Để khắc phục tình trạng này, trước tiên GV phải tâm huyết với nghề, đầu tư khai thác nguồn tài liệu, vận dụng sáng tạo vào từng giờ học. GV cần có sự đầu tư cho chun mơn thì HS sẽ khơng quay lưng lại với LS. Ngoài ra, các cấp lãnh đạo cũng phải thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV những phương pháp dạy học mới, cập nhật những xu hướng giáo dục mới ở trong nước và trên thế giới. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục, rút ngắn khoảng cách vùng miền, khoảng cách Việt Nam với thế giới.
Kết luận Chương 1
Tóm lại, trong DHLS việc sử dụng tài liệu nói chung và sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú học tập cho HS nói riêng có vai trị rất quan trọng. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường THPT không chỉ giúp làm phong phú kiến thức, cụ thể hóa kiến thức LS đang học, tạo biểu tượng LS cụ thể cho HS mà cịn góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát triển năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lí luận trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tơi tiếp tục tìm hiểu thực tiễn sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường THPT. Với tinh thần khách quan, trung thực, khoa học chúng tôi đã ghi nhận những mặt tích cực và hạn chế của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường THPT hiện nay. Từ đó, chúng tơi tìm ra những biện pháp sử dụng để gây hứng thú học tập cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn LS hiện nay. Những vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 2.
CHƯƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11-TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM