2.1.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử Việt Nam lớp 11 từ 1858 đến 1918 ở trường Trung học phổ thông Trung học phổ thông
Mục tiêu bộ môn LS ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, nội dung của mơn học và tình hình, nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong những điều kiện cụ thể.
Trong chương trình giáo dục phát triển LS của Bộ Giáo Dục và Đào tạo năm 2006 đã xác định mục tiêu của bộ môn LS Việt Nam ở trường phổ thơng
là: “Nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [5, tr. 5]. Theo đó, mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo ra những
con người có đầy đủ đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ, năng lực để tiếp nhận kiến thức khoa học một cách chủ động, sáng tạo, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Cũng như các môn khoa học khác ở trường phổ thông, môn LS góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ có cái nhìn chính xác về quá khứ, từ đó đánh giá đúng hiện tại và có định hướng cho tương lai. LS Việt Nam lớp 11 từ năm 1858 đến năm 1918 là những sự kiện tiêu biểu phác họa những giai đoạn chủ yếu của LS dân tộc qua các thời kì nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về LS dân tộc, góp phần
hình thành thế giới quan khoa học, tình yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động để có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Qua đó mà hình thành cho học sinh những kĩ năng học tập cần thiết như biết xem xét các sự kiện LS trong các quan hệ không gian, thời gian; biết làm việc với sách giáo khoa, các nguồn sử liệu, phát triển các thao tác tư duy cần thiết đối với việc học tập LS như so sánh, tổng hợp, phân tích, vận dụng kiến thức để đặt vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống và tiếp thu kiến thức mới.
Bồi dưỡng học sinh thái độ, tình cảm, tư tưởng đúng đắn, yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết trân trọng quá khứ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào Chủ nghĩa xã hội và thắng lợi trong công cuộc đổi mới đất nước.
2.1.2. Nội dung kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam lớp 11
Nội dung kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) lớp 11 bao gồm hai chương:
- Chương I: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
- Chương II: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918).
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 có vị trí quan trọng. Đây là giai đoạn đánh dấu sự hồn thành q trình xâm lược lần thứ nhất và đặt ách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Trong từng giai đoạn có những vấn đề sau:
+ Giai đoạn Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Khi chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng, những mâu thuẫn xã hội nảy sinh, nền kinh tế tiểu nông lỗi thời và lạc hậu. Yêu cầu LS lúc này là thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển. Giữa lúc đó, các thế lực phương Tây trên con đường phát triển TBCN ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.
Giữa thế kỉ XIX, Pháp mới có điều kiện tập trung lực lượng, tổ chức cuộc tấn công đánh chiếm Việt Nam. Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Trái với thái độ hèn yếu của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân đã đứng dậy chiến đấu chống thực dân Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp với tinh thần dũng cảm vô song… đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm chúng mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự và thiết lập nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
Cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục nổ ra: phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương.
+ Giai đoạn Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918): Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mơ, có hệ thống trên tồn cõi Đông Dương. Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những nhân tố mới:
▪Về kinh tế: Đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế TBCN.
▪Về xã hội: Cơ cấu xã hội biến động, xuất hiện một số tầng lớp mới: công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị. Bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa.
Xuất hiện những cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như Đông du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân…
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.