2.2. Nội dung tài liệu văn học cần sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt
2.2.3. Các tác phẩm phản ánh đời sống các giai tầng trong xã hội Việt
“Ở đây (Hải Phịng) cũng có những cuộc bãi cơng của thủy thủ. Chẳng hạn như ngày thứ năm (15/8), hai chiếc tàu biển nhổ neo để chở một số lính khố đỏ An Nam đi Xyri.
Nhưng thủy thủ khơng chịu đi, vì người ta khơng chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông Dương. Theo giá thị trường, một đồng Đông Dương bằng 10 phrăng, chứ không phải 2 phrăng 50. Thế mà các công ty hàng hải lại làm một việc hà lạm trắng trợn là định trả lương cho thủy thủ bằng phrăng, chứ không trả bằng tiền Đông Dương như trả cho công chức.
Thế là người ta liền xua tất cả mọi người ở dưới tàu lên, rồi lập tức bắt hết các thủy thủ…
… Ở Đông Dương người ta sống dưới sự “bảo hộ” của nước Pháp. Bảo hộ có nghĩa là che chở. Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em chúng ta chết đói, trong khi đó, hàng nghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm bia đỡ đạn” [32, tr.20].
+ Tác phẩm Tình cảnh nơng dân An Nam
“Người An Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp. Người nơng dân An Nam nói riêng, lại càng phải è cổ ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản… … Xưa kia, dưới chế độ An Nam, ruộng đất được chia thành nhiều hạng tùy theo tốt xấu. Thuế đánh theo sự phân hạng ấy. Dưới chế độ thuộc địa hiện nay, tất cả những cái đó đều thay đổi. Khi cần kiếm tiền các quan cai trị người Pháp chỉ việc bắt thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần kì là họ biến một đám ruộng xấu thành ruộng tốt. Thế là người dân cày An Nam buộc phải nộp thuế cho đám ruộng của mình nhiều hơn số họ thu hoạch được.
Như thế vẫn chưa hết. Người ta còn tăng diện tích ruộng đất một cách giả tạo bằng cách rút ngắn đơn vị đo đạc. Bằng cách đó, thuế lập tức tăng lên, nơi thì một phần ba, nơi thì hai phần ba. Điều đó chưa đủ để thỏa mãn lịng tham khơng đáy của Nhà nước bảo hộ cứ mỗi năm lại tăng mãi thuế lên. Thí dụ, từ năm 1890 đến năm 1896, thuế đã tăng gấp đôi. Từ năm 1896 đến năm 1898 lại tăng lên một nửa và cứ như thế mà tăng lên mãi. Người An Nam cứ chịu róc thịt mãi như vậy và các quan lớn bảo hộ nhà ta thì quen ăn bén mùi cứ tiếp tục giở trò xoay xở mãi” [32, tr. 227-228].