sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 (chương trình chuẩn)
Hiệu quả của bài học nói chung, bài học LS nói riêng và nhất là trong dạy học LS, GV sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho HS cần phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu sau đây:
2.3.1. Tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng
Lịch sử là bản thân cuộc sống mà loài người phải trải qua. Hiện thực LS là khách quan, chỉ có một nhưng nhận thức LS lại có nhiều, tùy theo trình độ, tính u cầu, quyền lợi, con người tìm hiểu LS. Trong những nhận thức khác nhau về LS chỉ có một nhận thức đúng, đó là nhận thức phản ánh LS khách quan đúng như nó tồn tại trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản.
Sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là không xuyên tạc lịch sử, khơng hư cấu phóng đại LS. Ln đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao.
2.3.2. Sử dụng tài liệu văn học phải phát triển năng lực học tập của học sinh Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [tr.17].
Như vậy, khái niệm “phát triển” được hiểu một cách đầy đủ về nhiều
mặt. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển trong dạy học bộ mơn LS nói chung và sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS phải phát triển năng lực học tập của
HS nói riêng thì cần phải gắn học với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp trong cuộc sống [13, tr.24].
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh competentia. Ngày nay
khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một cơng việc. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.
Muốn được như vậy, cần phải phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong việc nhận thức, khắc phục việc giảng dạy giáo điều, nhồi sọ, không phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành của HS.
Trong thế giới ngày nay, với việc phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa, việc giáo dục cần chú ý rèn
luyện cho HS bốn điều cơ bản mà UNESCO gọi là 4 cột trụ của giáo dục. Đó là “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” [20, tr.10]. Đây là những nguyên tắc chung được nêu cho các dân tộc,
các môn học, nhưng việc vận dụng phải tiến hành trên cơ sở khoa học, quan điểm tư tưởng của mỗi dân tộc, mỗi mơn học. Bộ mơn LS có thể và cần thiết góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển theo phương hướng trên với việc quán triệt quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.3.3. Sử dụng tài liệu văn học phải phản ánh nội dung cơ bản của kiến thức Lịch sử thức Lịch sử
Trong quá trình dạy học, GV phải xác định kiến thức cơ bản, chuẩn trong chương trình, trong mỗi tiết học. Từ đó, GV định hướng trong khuôn khổ thời gian, yêu cầu nội dung của một tiết học, giúp HS tiếp nhận kiến thức cơ bản mà không bị lan man. Trong quá trình dạy học, GV sử dụng tài liệu văn học để minh họa một sự kiện LS cho học sinh thì tài liệu đó phải phản ánh nội dung kiến thức cơ bản của kiến thức LS. Nếu khơng khéo léo lựa chọn tài liệu thì GV rất dễ biến giờ dạy LS thành giờ giảng văn cho HS. Trình độ và tài nghệ sư phạm của GV thể hiện ở chỗ nắm và điều khiển việc trình bày, tiếp nhận kiến thức cơ bản mà không đi lệch trọng tâm, lan man hoặc quá nông.
Trong một giờ học, GV không thể liệt kê các tài liệu văn học có liên quan đến kiến thức bài học bởi nó khơng đảm bảo về mặt thời gian, làm cho giờ học thêm nặng nề, trọng tâm kiến thức bị loãng. Tránh sử dụng những tài liệu văn học “gây sốc” cho HS bằng chi tiết văn học không cần thiết hoặc biến giờ Lịch sử thành giờ Ngữ văn. Đó khơng phải là biện pháp tốt để tạo hứng thú học tập cho HS. Bởi vậy, chúng ta phải xác định kiến thức trọng tâm cho một mục, một bài cụ thể.
Tài liệu văn học được coi là kiến thức mà nguồn kiến thức này có số lượng và thể loại vơ cùng phong phú. Vì thế, giáo viên phải chọn những tài liệu văn học có chủ đề, có giá trị về tư tưởng, thẩm mĩ…và làm rõ kiến thức đang học. Nội dung tài liệu chỉ có khối lượng sự kiện, hiện tượng… Điều này thể hiện tính mục đích, tránh trình bày dàn trải mà hướng cho HS làm việc với các nguồn tài liệu để rút ra những hiểu biết cần thiết, nắm vững kiến thức, khái niệm, bài học và quy luật lịch sử.
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều ý kiến nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nội dung sách giáo khoa với bài giảng của giáo viên, giữa sách giáo
khoa với việc tự học của học sinh. Tiến sĩ N.G. Đairi bằng kết quả thực nghiệm nhiều năm đã đề xuất cách sử dụng sách giáo khoa trong dạy học như sau:
1 2
2 3
Theo N.G. Đairi, con số 2 (trong sơ đồ) chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng, vừa có trong sách giáo khoa. Đó là những vấn đề cơ bản nhất, khó nhất. Nắm vững những vấn đề này một cách sâu sắc, vững chắc là nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu.
Con số 1 chỉ phần tài liệu khơng có trong sách giáo khoa, GV đưa phần này vào bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của sách giáo khoa.
Con số 3 chỉ nội dung của sách giáo khoa không giảng ở trên lớp, mà học sinh sẽ tự học ở nhà. Thường thường đây là phần tài liệu có ít ý nghĩa mặc dù đơi khi cũng rất quan trọng nhưng khơng có đủ thời gian để trình bày trên lớp.
Sơ đồ này có ý nghĩa lí luận về thực tiễn, song việc sử dụng cần rất linh hoạt không công thức, tùy theo nội dung bài giảng và trình độ học sinh, điều kiện cụ thể của việc dạy học. Nhờ đó mà GV điều chỉnh một cách phù hợp giúp cho bài học đạt được hiệu quả cao.