2.4. Các biện pháp và hình thức sử dụng tài liệu văn học để gây hứng
2.4.1. Trong dạy học nội khóa
2.4.1.1. Sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho bài giảng
Sử dụng phương pháp này khi GV giảng bài, GV đưa vào bài giảng một đoạn văn hoặc đoạn thơ để minh họa cho những sự kiện LS đang học, giúp cho bài học thêm phong phú, sôi động, lôi cuốn và hấp dẫn HS. Từ đây, GV khơi dậy lòng ham mê và tạo hứng thú học tập cho các em, và hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) phần I, mục 3, giảng về chiến sự
ở Đà Nẵng năm 1858 để thấy được thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhanh chóng ra sao, ngồi việc GV và HS cùng nghiên cứu những kiến thức trong sách giáo khoa thì GV có thể minh chứng cho HS thấy được giặc Pháp tiến đánh nước nhanh như thế nào khiến cho nhân dân ta không kịp trở tay qua bài
thơ Chạy giặc:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay!
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất tổ bầy chim dáo dác bay, Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” [16, tr. 22].
Hai câu thơ đầu tác phẩm đã diễn tả một cách chân thực khung cảnh
quê hương đất nước khi rơi vào tay giặc. Tan chợ là lúc mọi người về nhà
sum họp, chuẩn bị quây quần bên gia đình, bên mâm cơm đầm ấm. Vậy nhưng, ngay khi thực dân Pháp xuất hiện với bao súng ống, lưỡi lê, ngay tức khắc chúng đã tước đi cuộc sống yên bình bấy lâu nay của nhân dân ta. Tình thế bất ngờ lật ngược được nhà thơ mù xứ Đồng Nai diễn tả thật tài tình thơng
qua nghệ thuật ẩn dụ bàn cờ thế phút sa tay khiến chúng ta có thể hình dung
rõ nét một sự đổ vỡ trong phút chốc, không thể cứu vãn. Thảm hoạ bất ngờ ập
đến khiến những sinh linh bé nhỏ nhất, yếu ớt nhất như lũ trẻ, bầy chim hốt
hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng. Nhưng điều đáng nói là khung cảnh nhốn nháo, tan tác, chia lìa khơng chỉ diễn ra ở một khu chợ, một góc làng mà dường như ở khắp vùng Nam Bộ, ngay cả những nơi xưa nay nổi tiếng giàu
có, trù phú như Bến Nghé, Đồng Nai (Đồng Nai gạo trắng nước trong, Ai đi qua đó thời khơng muốn về)…
Hay để nói lên khí tiết chống giặc của nhân dân Nam Kì nói chung và
ba tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, khi dạy bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) phần III, mục 3; GV có thể trích một đoạn trong tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:
“Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong tre trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lịa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ” [43, tr.31].
Đoạn văn tái hiện trước mắt chúng ta hình ảnh người nơng dân nghĩa sĩ trước trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 tháng 12 năm 1861. Nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ, lầm lũi và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Nhưng, ngay khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ơng, trong họ đã có những chuyển biến sâu sắc về tình cảm, nhận thức và hành động. Lòng căm thù giặc dường như lúc nào
cũng thường trực trong những người nơng dân (ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ). Hơn khi nào hết, họ tự nhận thấy
ý thức trách nhiệm của mình trong sự nghiệp cứu nước (Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lịa, đâu dung lũ treo dê bán chó). Và khơng đợi ai địi bắt, họ đã tự nguyện hành động (ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ). Trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, đội quân áo vải ấy
đã trở thành những người anh hùng với khí thế tiến cơng dũng mãnh:
“Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xơ cửa xơng vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ” [43, tr.32].
Giáo viên đọc những áng văn học Việt Nam này lên, HS sẽ thấy lần đầu tiên trong lịch sử, một lời ca chứa chan tình anh em ruột thịt và lịng kính phục vô biên đối với những người nông dân nghèo khổ. Từ những người nông dân hiền lành, chất phác, họ trở thành những anh hùng với khí thế tiến cơng ngút trời. Dù không biết võ nghệ, không được học binh thư, trang bị vũ khí lại hết sức sơ sài nhưng khi lòng tự hào dân tộc lên cao thì những người nơng
dân nghĩa sĩ sẵn sàng “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. Thế mới biết tinh thần
chống Pháp quật cường thế nào khi giặc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ nhất.
2.4.1.2. Sử dụng tài liệu văn học để cụ thể hóa sự kiện
Với phương pháp này trong dạy học LS, sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một nhân vật, một sự kiện, một thời kì LS. Lịch sử diễn ra với rất nhiều những sự kiện, hiện tượng phức tạp, nếu GV dùng lí luận để giải thích thì HS sẽ khó tiếp thu và khó nhớ được sự kiện. Vì vậy, GV có thể dùng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn, súc tích, cơ đọng để giúp HS nhận thức được sự kiện đó đơn giản hóa và cụ thể hơn.
Ví dụ: Dạy bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), mục 1 tìm hiểu về
Phan Bội Châu và xu hướng cách mạng bạo động. Khi GV giảng về phong trào Đông du để giúp HS thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của ơng cùng với những thanh niên yêu nước của Việt
Nam lúc bấy giờ, GV đọc bài thơ Xuất dương lưu biệt của nhà yêu nước Phan
Bội Châu để giúp HS biết được tư thế quyết tâm hăm hở và những ý chí cao cả, mới mẻ của nhà yêu nước lãnh đạo cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước:
“Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai? Non sông đã chết sống thêm nhục, Hiền thánh cịn đâu học cũng hồi. Muốn vượt biển Đơng theo cánh gió, Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” [2, tr. 83].
Trong thực tế, đây là cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa Phan Bội Châu chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước mới chỉ le lói mơ ước, khát vọng. Vậy mà người đi vẫn hăm hở, tự tin, đầy khí thế. Giữa bức tranh hồnh tráng, con người là trung tâm, chắp cánh khát vọng hùng vĩ, vút bay cao cùng ngọn gió, ngọn sóng, lồng lộng giữa biển trời mênh mơng…
Với những áng thơ hùng hồn, đầy khí phách GV đã cụ thể hóa cho HS hiểu được bối cảnh của phong trào Đơng du, thấy được khí phách hào hùng của những thanh niên Việt Nam yêu nước đi theo tiếng gọi của tư tưởng dân chủ tư sản lúc bấy giờ.
2.4.1.3. Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với đồ dùng trực quan
Đặc điểm của việc học tập LS là không quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học LS. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện LS, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm LS quan trọng nhất. Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp HS nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức LS. Đồng thời cịn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ của HS. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, HS cũng thích nhận xét, phán đốn, hình dung q khứ LS được phản ánh, minh họa như thế nào.
Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 từ 1858-1918 được kết hợp như sau:
* Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, niên biểu... Đây là nhóm đồ dùng trực quan quy ước. Loại đồ dùng trực quan này tạo cho HS những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình LS, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống. Nó khơng chỉ là phương tiện cụ thể hóa sự kiện mà cịn là cơ sở để hình thành khái niệm cho HS.
Ví dụ: Dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, sau cuộc phản công quân Pháp tại kinh
thành Huế thất bại, một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới dưới danh nghĩa Cần Vương (giúp vua cứu nước) đã diễn ra sôi nổi, kéo dài đến năm 1896; để tái hiện lại diễn biến của phong trào Cần Vương ngoài việc khai thác lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào, GV trích dẫn
nội dung Chiếu Cần Vương nhằm giúp HS thấy được tinh thần chống giặc
Pháp càng sục sôi hơn khi nhân dân nghe được những lời kêu gọi, động viên,
điều: đánh, giữ, hịa mà thơi. Đánh thì chưa có cơ hội, giữ thì khó, hịa thì chúng địi hỏi khơng chán. Đang lúc sự thế mn vàn khó khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dùng quyền…
Nước ta gần đây vừa gặp nhiều biến cố. Trẫm trẻ tuổi nối ngôi, chưa kịp lo việc tự cường tự trị. Bọn phái viên của Tây hoành hành áp bức ngày một thậm tệ. Vừa rồi chúng tăng thêm binh thuyền, buộc ta những điều không thể làm theo được. Ta theo thường lệ khoản đãi, chúng khơng chịu nhận một tí gì, nhân dân kinh đơ náo động kinh sợ, nguy kiến sắp tới nơi. Các vị đại thần mưu quốc tìm kế giữ yên xã tắc, bảo vệ triều đình: cứ cúi đầu nó bảo gì nghe nấy, ngồi n để mất cơ hội thì sao khơng bằng đọ xem ý chúng muốn hành động mà đối phó trước? Ví thử việc chẳng phải chịu lịng, thì cịn có thể làm như ngày nay để mưu tính việc về sau cho ổn, ấy là tùy theo thời thế mà định ý kiến như thế. Phàm những ai chỉ biết lo việc nước, tất cũng dự biết như vậy, mà cũng đều nghiến răng căm phẫn, cái lòng giết thù nào ai chẳng có…
Trẫm đức mỏng gặp phải biến cố này, không thể hết sức chống giữ, để kinh thành bị hãm. Từ cung phải lên xe lánh nạn, tội ở mình trẫm tất cả, hổ thẹn vơ cùng. Nhưng mối luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớp nhỏ, chắc khơng nỡ xa bỏ trẫm, người trí giúp mưu, người dũng giúp sức, người giàu xuất của để giúp quân nhu, cùng nhau đoàn kết, chẳng ngại gian hiễm, làm cách gì mà có thể cứu nguy đỡ ngã, gỡ chỗ khó, giúp khi bí, thảy đều hết lòng hết sức. May mà trời cũng chiều người, chuyển loạn làm trị, chuyển nguy làm an, thu lại đất đai, phục lại bờ cõi, cơ hội này thật phúc cho nước nhà, tức là phúc cho thần dân, đã cùng nhau lo lắng thì cùng nhau yên vui, há chẳng tốt lắm ru?” [6, tr.16].
Hịch Cần Vương được khởi thảo đêm 23/5/ Ất Dậu và 9 ngày sau tức là ngày 02/6/ Ất Dậu mới gửi đi các tỉnh trên tồn quốc. Cơng việc chuyển hịch Cần Vương có tính cách khẩn trương và chu đáo. Đến nỗi, một tỉnh miền núi ở tận cùng miền Bắc của nước, mặc dù trong hồn cảnh giao thơng khó khăn
và sự ruồng xét của quân Pháp và bọn Việt gian đang giăng lưới cùng khắp; nhưng cũng 1 tháng 13 ngày. Hịch Cần Vương cũng đã đến với tỉnh Cao Bằng. Sau khi GV trích dẫn nội dung Hịch Cần Vương, HS sẽ rút ra phong trào Cần Vương là một điểm son trong lịch sử tranh đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Và có thể nói, đó là một trong những phong trào chống giặc ngoại xâm lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
* Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với hình vẽ, tranh ảnh, chân dung nghệ thuật, phim ảnh lịch sử, phim truyện. Đây thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình nó có giá trị như một tư liệu lịch sử. Ví dụ bức chân dung Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… phim
tư liệu Hành trình Pháp xâm lược Việt Nam.
Ví dụ: Dạy bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873), phần III, mục 1 và mục 3 tìm hiểu
về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông từ sau Hiệp ước 1862 và ba tỉnh miền Tây Nam Kì kháng chiến chống Pháp GV khai thác kênh hình 51 và hình 53. Để khai thác kênh hình có hiệu quả, ngồi việc GV u cầu HS đọc và tìm hiểu về anh hùng Trương Định và Thủ Khoa Hn thì GV có thể trích dẫn về truyền thuyết Trương Định và thủ khoa Huân như sau:
Về anh hùng Trương Định có truyện: “Sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn cho quân đột nhập căn nhà. Quản Định và những người tâm phúc chống trả quyết liệt. Một số nghĩa quân liều chết ở lại chặn đường đối phương, phần đơng ào ra các nẻo, tìm lối thốt. Quản Định ở giữa đám đơng này. Ơng cầm gươm chém cái nón của một tên mã tà rồi thúc gươm ngược lại, làm rớt súng một tên khác. Ông chưa bị thương tích chi cả và sắp ra tới phía khu rừng. Đội Tấn có ý muốn bắt sống quản Định, nhưng thấy tình thế nguy cấp, mới hô cả bọn bắn tới tấp. Chính y cũng bắn mấy phát. Đạn trúng vào xương sườn của Quản Định, ông ngã xuống.
Đội Tấn khép chặt vịng vây và nói:
- Bẩm quan lớn, tôi đem quan lớn về đầu Tây. Gió chiều nào, theo chiều ấy. Quan lớn đầu hoặc không đầu cũng bắt.
Trương Định trả lời. - Mày coi tao đầu nè Tấn!
Và liền rút gươm tử tiết” [9, tr.5].
Về Thủ Khoa Hn cũng có câu chuyện về ơng: “Biết không thể lung lạc, dụ hàng được Thủ Khoa Huân, rạng sáng ngày 19 tháng 5 năm 1875 (tức ngày 15 tháng 4 năm Ất Hợi) thực dân Pháp đưa ông về quê nhà để xử trảm. Chúng đưa ông xuống thuyền, từ ngã ba sơng Tiền (Mỹ Tho), xi dịng Bảo Định, xã Mỹ Tịnh An.
Tương truyền, trước lúc đao phủ xử tử ơng đã viết đơi câu đối: Có chí khơng bày, sá quản trăm năm bia miệng thế;
Dày công không đạt cũng liều chết đáp ơn vua. Năm ấy ông 45 tuổi.
Tục truyền, khi nghe Thủ Khoa Huân bị giặc bắt, dân chúng Tân An và Mỹ Tho đột nhiên kéo nhau băng đồng về chợ Mỹ Tho. Mỗi người đội trên đầu một tờ giấy bạch khơng có viết chữ, gọi là “trạng bạch” đòi Pháp trả tự do cho cụ Thủ Khoa Huân. Tất nhiên là Pháp khơng chấp nhận địi hỏi ấy.