Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 92)

Để kiểm nghiệm trong thực tế về hiệu quả và tính khả thi của một số biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT mà luận văn đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông. Thơng qua đó để khẳng định vai trị, ý nghĩa của những biện pháp sư phạm đã trình bày ở trên.

Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 11A6 và 11A7 trường THPT Ân Thi – huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên. Thời gian thực nghiệm vào tháng 4 năm 2014.

2.5.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, phản ánh thực chất, chính xác và khẳng định tính khả thi của đề tài, chúng tơi tiến hành thực nghiệm tồn phần

ở trường THPT qua bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) – tiết 2. Nội dung thực nghiệm gồm

một số công việc cơ bản sau:

- Chuẩn bị giáo án theo hai kiểu:

+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm có sử dụng những biện pháp như đã trình bày trong luận văn.

+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng theo phương pháp thường ngày, không sử dụng các tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cho HS.

- Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm cùng một đề kiểm tra trong 10 phút vào cuối tiết học đó.

2.5.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành dạy cùng một bài với hai giáo án khác nhau ở hai lớp: - Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn chi tiết trong đó tập trung vào vấn đề cần thực nghiệm là sử dụng tài liệu văn học cho HS trong quá trình tiến hành bài giảng.

- Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành theo phương pháp truyền thống, ít chú ý đến việc sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng.

Yêu cầu: HS được chọn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sĩ số và sức học ngang nhau, điều kiện học tập tương đồng. GV dạy cả thực nghiệm và đối chứng là cùng một người và phải có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

2.5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Địa bàn thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, chúng tôi chọn trường THPT Ân Thi – huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên.

Đây là trường đã đạt chuẩn quốc gia, HS có nề nếp, học tập đạt nhiều thành tích cao, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng chun mơn của GV. Về tình hình dạy và học mơn LS ở trường có nhiều điểm ghi nhận. Tồn trường hiện có 4 GV dạy Lịch sử, đều là đội ngũ giáo viên trẻ nhưng đã đạt những thành tích cao về giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh với các thứ hạng Nhì, Ba. Hằng năm, đội tuyển HS giỏi Lịch sử cấp tỉnh đi thi đều có giải, xếp thứ hạng cao trong những trường dự thi. Nhất là năm học 2014 – 2015, HS THPT Ân Thi dự thi HS giỏi tỉnh Hưng Yên đã đạt giải Nhì.

- Lớp thực nghiệm là lớp 11A6, lớp đối chứng là lớp 11A7. Hai lớp có sĩ số tương đương nhau là 44 HS, tỷ lệ khá giỏi, trung bình là tương đồng, khơng có HS học lực yếu.

Tất cả những yếu tố trên cho thấy đây là một môi trường dạy học tốt, phù hợp cho việc tiến hành bài giảng thực nghiệm theo tinh thần đổi mới phương pháp mà trong luận văn chúng tôi đề cập đến.

- Bài giảng thực nghiệm (phụ lục 1). Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng hai giáo án như đã chuẩn bị theo kế hoạch. Sau khi giảng xong bài ở hai lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra 10 phút sau tiết học đó để kiểm tra kết quả việc nắm kiến thức của HS. Câu hỏi kiểm tra hoạt

động nhận thức ở hai lớp hoàn toàn giống nhau, được soạn theo nội dung bài học (phụ lục 2).

- Tiêu chuẩn đánh giá: HS chọn đúng đáp án trong câu hỏi trắc nghiệm, trả lời đúng, đủ các ý trong câu tự luận. Điểm tối đa là 10. Những bài trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm, đủ ý, đúng trọng tâm câu hỏi tự luận, trình bày logic, sạch sẽ, hồn thành bài trong thời gian quy định đạt điểm 9 – 10 điểm (loại giỏi). Bài làm tương đối đúng, chưa đủ ý trong câu hỏi tự luận, chỉ số sai trong câu trắc nghiệm là 1 – 2 câu đạt 7 – 8 điểm (loại khá). Bài làm điền chưa chính xác 40 – 50% câu trắc nghiệm, hoặc đúng những câu trắc nghiệm nhưng sai câu tự luận đạt 5 – 6 điểm (loại trung bình). Trả lời câu hỏi tự luận không đúng, chỉ số sai câu trắc nghiệm 70 – 80% đạt điểm 4 trở xuống (loại yếu - kém). Đáp án cụ thể: Câu 1: (3 điểm) 1 2 3 4 5 6 B A C C D B Câu 2: (7 điểm)

Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp tục, thể hiện ý chí chiến đấu đến cùng:

- Một số sĩ phu, văn thân (tiêu biểu là Nguyễn Thông) đã đưa một lực lượng ra vùng Bình Thuận (Nam Trung Bộ), khai phá đất đai, làm ăn sinh sống, xây dựng căn cứ, mưu sự chiến đấu lâu dài.

- Một số sĩ phu khác bám trụ lại quê hương, tham gia phong trào chống Pháp như: Trương Quyền (con trai Trương Định), Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

2.5.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

được kết quả được xử lí theo tốn học thống kê. Dựa vào kết quả tổng hợp điều tra, chúng tơi tính trung bình cộng (X), độ lệch chuẩn (Sd), giá trị kiểm định (t) giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng như sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kê điểm số kết quả thực nghiệm

Lớp/ Số HS Điểm X Sd T 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN: 11A6 n = 44 00 00 01 06 07 11 12 05 02 7,13 1,44 3,36 ĐC:11A7 n = 44 00 03 05 08 10 09 07 02 00 6,05 1,6

Nhìn vào bảng thống kê điểm số kết quả thực nghiệm chúng ta thấy kết quả lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Để nhận biết rõ hơn kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi xin cụ thể bằng đồ thị sau:

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Đồ thị 2.1: Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC

Ở lớp thực nghiệm, GV sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy đã gây hứng thú học tập và khơi gợi tính tích cực, hăng say của các em, HS tiếp thu bài và nhớ bài nhanh, kết quả đạt được cao. Điểm số khá (7-8) chiếm số lượng nhiều, nhiều HS đạt điểm giỏi (9-10). Phổ điểm HS khá – giỏi rộng và số lượng đơng.

Trong khi đó ở lớp đối chứng, GV dạy theo phương pháp truyền thống, HS ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ, nhưng các em tiếp thu một cách thụ động, khơng khí lớp học trầm, hiệu quả giờ học khơng cao. Vẫn có HS bị điểm yếu - kém (2-3), nhiều HS bị điểm trung bình (5-6), số lượng HS được điểm giỏi (9-10) khơng nhiều. Điều đó chứng tỏ giả thuyết mà chúng tơi đưa ra trong luận văn là có giá trị về lí luận và thực tiễn.

Kết luận Chương 2

Có thể thấy rằng, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường THPT nói riêng đang trở thành xu hướng chủ yếu trong giáo dục hiện nay. Nội dung liên môn ngày càng phong phú, đa dạng. GV không chỉ sử dụng nguồn kiến thức của bộ môn Lịch sử mà cịn có thể mở rộng sang sử dụng tài liệu văn học, lấy đó làm một nguồn kiến thức cung cấp cho HS để phục vụ giảng dạy LS đồng thời gây hứng thú và tạo động lực học tập cho HS.

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ nêu một số biện pháp chủ yếu, có tính khả thi nhất để vận dụng vào dạy khóa trình LS (1858 - 1918) của dân tộc. Trong thực tế quá trình giảng dạy ở phổ thơng, GV có thể tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, từng đối tượng HS mà áp dụng linh hoạt và sáng tạo hơn để mang lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ở bất cứ thời đại LS nào việc học tập LS để hiểu biết quá khứ là rất

quan trọng. Khổng Tử từng dạy “ôn cố nhi tri tân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Do đó,

trong dạy học LS ở trường phổ thông, vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng để gây hứng thú, tạo hấp dẫn cho HS trong mỗi giờ học LS là rất quan trọng và cần thiết. Tài liệu văn học là nguồn kiến thức quý giá cho nên mỗi GV bộ môn phải biết khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý. Cùng với đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa thì việc sử dụng tài liệu văn học nhằm gây hứng thú học tập cho HS ở trường THPT là những điều kiện cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu bộ môn.

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của đề tài, kết quả nghiên cứu lí luận và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra kết luận sau:

- Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS sẽ cung cấp cho HS những hiểu biết sinh động, cụ thể về LS dân tộc; giúp các em hiểu được mối quan hệ qua lại giữa văn học với lịch sử; bài giảng LS trở nên hấp dẫn, thuyết phục, gây hứng thú và kích thích tình u LS cho các em. Qua đó, bồi dưỡng cho HS niềm tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông, về truyền thống yêu nước của Việt Nam từ hình thành từ thời kì dựng nước và giữ nước. Từ đó, các em sẽ nhận thấy trách nhiệm của mình với tổ quốc, với những giá trị truyền thống quý báu của cha ông để lại.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nguồn tài liệu văn học, GV cũng phải lưu ý bởi đây là loại tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loại. Do vậy trong mỗi tiết học GV nên có sự chọn lọc để đáp ứng mục tiêu bài học và thời gian quy định của chương trình, khơng “biến giờ Sử thành giờ Văn”,

vận dụng “sơ đồ Đairi” để lựa chọn tài liệu văn học. GV thực hiện được những yêu cầu trên GV là đã góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn LS.

- Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã bước đầu đưa ra 7 biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS nhằm gây hứng thú học tập cho HS ở trường THPT, qua đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn LS ở trường phổ thơng. Trong q trình dạy học, GV có thể sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động nội khóa để minh họa cho bài giảng, để cụ thể hóa sự kiện hay kết hợp với đồ dùng trực quan, cho HS thảo luận nhóm, dạy học dự án… Trong dạy học ngoại khóa sử dụng tài liệu văn học để kể chuyện lịch sử, dạ hội lịch sử, trị chơi lịch sử… Mỗi biện pháp này đều có một ưu thế riêng nhưng cũng ẩn chứa những hạn chế nhất định. Vì vậy, GV phải khéo léo, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sư phạm để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất, kích thích được tinh thần học tập của HS; tránh tình trạng ơm đồm, chất đống, làm nặng nề thêm kiến thức và biến giờ giảng sử thành giờ giảng văn.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh rằng những biện pháp sư phạm mà chúng tôi đề xuất là đúng đắn, hợp lí và có tính khả thi. Từ đó, chúng tơi khẳng định nếu GV thực hiện tốt những biện pháp này thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn LS, đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả đạt được bước đầu trong luận văn và từ thực tiễn dạy học hiện nay, chúng tơi có một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với GV bộ môn Lịch sử

Một là: Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường phổ

thông hiện nay chưa được quan tâm đúng mức bởi GV chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và ý nghĩa của nguồn tài liệu này. Do đó, chúng ta cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao phương pháp dạy học LS ở mỗi GV.

Hai là: Mỗi GV nên tập trung đầu tư nhiều hơn thời gian, công sức để

sưu tầm, lựa chọn, sắp xếp tài liệu theo hệ thống từng chương, bài và mỗi tiết học sao cho phù hợp với nội dung và kiến thức cơ bản trong SGK.

Ba là: GV nên đưa ra những yêu cầu cụ thể cho HS trong quá trình dạy

học của mình như sưu tầm tài liệu trước khi học bài mới.

2.2. Đối với HS

Một là: Ngoài những nội dung kiến thức SGK, HS cần sử dụng những

trích dẫn tài liệu văn học trong bài giảng, hoặc tìm hiểu, sưu tầm thêm những kiến thức của bộ môn ngữ văn để bổ sung khi làm bài kiểm tra và khắc sâu kiến thức trong các giờ học sử.

Hai là: Trong q trình học tập, tích cực phối hợp thực hiện những yêu

cầu của GV bởi vì bất cứ phương pháp dạy học nào muốn đạt hiệu quả cũng đòi hỏi sự tương tác giữa GV và HS.

2.3. Đối với các cấp quản lý

Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS có tác dụng lớn, nhưng hiện nay việc biên soạn SGK, tài liệu tham khảo chưa được chú ý. Việc đưa những trích dẫn tài liệu văn học còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do GV tự khai thác, sưu tầm theo ý kiến chủ quan của mình. Vì vậy, theo chúng tơi, SGK, SGV, tài liệu tham khảo nên bổ sung những trích dẫn tài liệu văn học và định hướng cách vận dụng vào từng bài cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương An (1983), Vè chống Pháp thất thủ Kinh đô, thất thủ Thuận An (1883 - 1885). Nxb Thuận Hóa, Huế.

2. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (1999), Văn 11, Phần Văn học Việt Nam. Nxb

Giáo dục.

3. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2000), Văn học 11 (tập 1), Phần Văn học Việt

Nam. Nxb Giáo dục.

4. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2005), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch Sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phát triển mơn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Phan Cành, Đào Đức Chương (1997), Thi ca Việt Nam thời Cần Vương 1885 - 1900. Nxb Văn học.

7. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. A.G.Cơvaliơp (1971), Tâm lí học cá nhân (tập 1). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Võ Phúc Châu (2010), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918). Nxb Thời đại.

10. Diễn ca của Thu Hà (1959), Khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Nxb Phổ thơng, Bộ văn hóa, Hà Nội.

11. N.G.Đairi (1973), Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. M.A.Đanilốp, M.N.Xcatkin (1980), Lí luận dạy học của nhà trường phổ

thông. Nxb Hà Nội.

13. Phạm Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục – đào tạo. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (2001), Tâm lý học

lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)