Cơ sở khoa học của lai kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1 (Trang 26 - 28)

I. Cơ sở khoa học của đề tài

3. Cơ sở khoa học của công tác lai tạo

3.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế

Các tính trạng năng suất của vật ni như khối lượng cơ thể, kích thước chiều đo, khối lượng trứng, sản lượng trứng…là những tính trạng do nhiều gen quy định, đồng thời chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Do vậy, trong chăn ni thường có hai hướng để nâng cao năng suất vật ni, đó là:

27 - Cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi - Cải tiến phương pháp chăn nuôi

Bên cạnh việc nhân giống thuần chủng để cải tiến bản chất di truyền của vật ni cịn có con đường lai tạo. Cho đến nay, việc tạo ra các loại sản phẩm như: thịt, trứng, sữa… phần lớn được sản xuất từ các giống lai tạo, nhằm sử dụng ƯTL làm cho sức sống của con vật, sức đề kháng đối với bệnh tật, cũng như các tính trạng về kinh tế được nâng cao.

Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [34] căn cứ vào mục đích lai tạo sử dụng nhiều phương pháp lai khác nhau: Lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến, lai cải tạo, lai phối hợp… trong đó lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất.

3.1.1. Khái niệm lai kinh tế

Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con đực và con cái khác dịng, giống, con lai được dùng vào mục đích thương phẩm (thu các sản phẩm như thịt, trứng, sữa) mà khơng dùng vào mục đích làm giống.

Lai kinh tế được gọi là lai cơng nghiệp vì con lai F1 có thể được sản xuất hàng loạt có chất lượng đồng đều trong thời gian tương đối ngắn. Lai kinh tế được tiến hành nhằm sử dụng ƯTL vì ƯTL làm tăng mức trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dịng thuần, nhất là những tính trạng số lượng, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố mẹ, có thể phối hợp được đặc tính của bố mẹ, có thể giữ ngun tính bảo thủ của một trong hai giống gốc.

3.1.2. Các phương pháp lai kinh tế

Tùy theo mục đích sử dụng và số lượng giống tham gia trong phép lai kinh tế, phân ra thành hai loại lai kinh tế là lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

Lai kinh tế đơn giản là hình thức lai chỉ có hai giống, dịng tham gia, thế hệ F1 đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống. Ở nước ta, trong chăn ni gia cầm đã tiến hành lai giữa các dịng như gà trống Leghorn dòng BVX với gà mái Leghorn dịng BVY,…Các con lai đều có năng suất cao, khả năng chống bệnh tốt và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi.

28

Lai kinh tế phức tạp là hình thức lai trong đó có từ 3 giống, dịng trở lên tham gia, tất cả các con lai đều dùng vào mục đích thương phẩm, khơng dùng làm giống. Ưu điểm của lai kinh tế phức tạp là lợi dụng triệt để ƯTL ở F1, kết hợp được đặc điểm tốt của 3 - 4 giống.

Hiện nay, công thức lai kinh tế 3 hoặc 4 giống được sử dụng rất phổ biến trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, tạo ra các đàn gia cầm có chất lượng thịt thơm, ngon, trứng có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong lai kinh tế phức tạp ngoài việc sử dụng ƯTL đối với gà thương phẩm người ta cịn lợi dụng được các tính trạng di truyền liên kết với giới tính để phân biệt trống, mái 1 ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông và màu lông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1 (Trang 26 - 28)