Khảo sát chất lượng trứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1 (Trang 76)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.Khảo sát chất lượng trứng

1. Một số đặc điểm sinh học của gà lai

3.3.Khảo sát chất lượng trứng

Để đánh giá sức sản xuất trứng của gà cũng như các loại gia cầm khác thì các chỉ tiêu chất lượng thường được quan tâm, bởi vì nó khơng chỉ mang ý nghĩa giống mà còn là giá trị thực phẩm. Cùng năng suất trứng, nhưng nếu chất lượng trứng của nhóm nào tốt hơn, sẽ biểu thị có năng suất cao hơn về giá trị làm giống cũng như giá trị thực phẩm. Chất lượng trứng có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ ấp nở và chất lượng gia cầm con. Chất lượng trứng của gia cầm thường được thể hiện qua các chỉ tiêu như khối lượng trứng, chỉ số hình thái trứng, tỉ lệ lòng đỏ, tỉ lệ lòng trắng, đơn vị Haugh.... Một số chỉ tiêu khảo sát chất lượng trứng được thể hiện ở bảng 10.

76

Bảng 10. Chất lượng trứng của các đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị D304 (n =30) HA1(n =30) DH1 (n =30) HD1 (n =30) X (g) Cv (%) X (g) Cv (%) X (g) Cv (%) X (g) Cv (%) Màu sắc vỏ trứng Trắng hồng Trắng hồng Trắng hồng Trắng hồng Khối lượng trứng g 60,16 4,93 51,03 5,11 55,03 5,31 53,58 5,42 Chỉ số hình dạng 1,34 2,34 1,29 2,57 1,32 2,68 1,30 2,98 Độ dày vỏ mm 0,29 9,21 0,31 7,49 0,32 8,28 0,30 8,75 Tỉ lệ lòng trắng % 65,18 6,32 62,54 7,00 61,46 7,44 61,23 7,21 Tỉ lệ lòng đỏ % 25,91 6,19 28,79 5,92 28,60 7,09 28,86 7,39 Haugh 84,47 9,69 86,06 8,14 84,92 7,28 85,11 7,45 Màu lòng đỏ 10,23 4,93 10,81 3,22 9,57 4,58 9,66 5,13 3.3.1. Hình thái trứng

Trứng gia cầm thường có hình oval hoặc hình e-lip, một đầu lớn và một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói và liên quan đến tỉ lệ ấp nở của trứng gia cầm. Những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỉ lệ ấp nở kém.

Kết quả ở bảng 10 cho thấy, chỉ số hình dạng trứng của các đàn gà thí nghiệm đạt 1,29 - 1,34. Như vậy, chỉ số hình dạng trứng của các đàn gà nằm trong giới hạn cho phép 1,25 - 1,35 của chỉ số hình dạng bình thường. Trứng gà DH1, HD1 có chỉ số

77

hình dạng xấp xỉ nhau (DH1: 1,32; HD1: 1,30). Trứng gà DH1, HD1 có hệ số biến dị thấp (2,68 - 2,98), chứng tỏ mức độ đồng đều của trứng cao, tăng tỉ lệ đạt trứng giống.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2011) [53] cho thấy chỉ số hình dạng của gà HI1: 1,33; gà HI2: 1,32; gà TM1: 1,33; gà TM2: 1,30. Như vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2011) và trứng đạt tiêu chuẩn giống tốt.

3.3.2. Màu sắc và chất lượng vỏ trứng

Màu sắc vỏ trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao h2 = 0,55 - 0,75 (Brandsch và Biilchel, 1978, Nguyễn Chí Bảo dịch) [4], đặc trưng cho mỗi giống. Màu sắc vỏ trứng không ảnh hưởng đến chất lượng trứng nhưng có ảnh hưởng đến kỹ thuật soi trứng khi ấp và thị hiếu của người tiêu dùng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, dịng, chế độ chăm sóc, …

Vỏ trứng gà DH1, HD1 có màu trắng hồng giống với màu của trứng gà D304, HA1. Với vỏ trứng màu trắng hồng, trứng gà lai bước đầu đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Vỏ trứng có tác dụng bảo vệ trứng tránh tác động cơ học và các vi khuẩn xâm nhập. Độ dày vỏ có tương quan với độ bền vỏ, do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở. Độ dày vỏ trứng gà biến động trong khoảng 0,2 - 0,4mm. Thường những trứng có vỏ quá dày hoặc quá mỏng đều có tỉ lệ nở kém. Ngồi ra, độ dày vỏ trứng cịn có ý nghĩa quan trọng trong q trình đóng gói, vận chuyển. Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là hàm lượng canxi, phospho, vitamin D, …, trong khẩu ăn và phụ thuộc mùa vụ nuôi gà. Chất lượng vỏ trứng được đánh giá qua độ dày vỏ. Kết quả ở bảng 10 cho thấy độ dày trung bình của vỏ trứng ở các đàn gà thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,29 - 0,32mm. Kết quả này nằm trong giới hạn độ dày vỏ của gia cầm.

Như vậy, trứng gà thí nghiệm có chất lượng tốt, vỏ dày giúp giảm tỉ lệ dập vỡ khi di chuyển, khi ấp, đồng thời cung cấp đủ canxi, khoảng cho phôi phát triển, giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn, đảm bảo sức sống cho gà con sau này.

78

3.3.3. Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp, những quả trứng có khối lượng xung quanh khối lượng trung bình của giống ln có kết quả ấp nở tốt nhất. Khối lượng trứng càng xa trị số trung bình thì tỉ lệ nở càng thấp. Trong một đời gà đẻ, khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi đẻ đỉnh cao thì ổn định, vì vậy để xác định khối lượng trứng của một dòng hay giống, nên xác định ở thời điểm 28 - 32 tuần tuổi đối với gà hướng trứng, 30 - 34 tuần tuổi đối với gà hướng thịt. Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái...

Qua bảng 10 thấy khối lượng trứng trung bình của các đàn gà thí nghiệm dao động trong khoảng 51,03 - 60,16g, trứng gà DH1, HD1 đạt giá trị trung gian lần lượt là 55,03g và 53,58g. Gà DH1, HD1 có khối lượng trứng trung bình cao hơn hẳn so với các giống gà nội: Gà H’ Mông: 43,37g, gà Ri: 41,8g [15] và một số gà hướng trứng: Gà HI1: 48,67g; HI2: 49,63g [53] nhưng thấp hơn gà Marhsall: 63,7 - 64,3g [31], gà TM1: 60,46g, TM2: 62,65g [53], gà Gonlai dòng B: 59g, Gonlai dòng D: 58g [31]. So với gà Hisex Whiter: 59,2g, gà Pologi: 57,5g thì khối lượng trứng gà DH1, HD1 đạt giá trị tương đương.

3.3.4. Tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ lòng đỏ

Lòng trắng chứa 85- 89% là nước, còn lại là các chất dinh dưỡng như đường, vitamin B2, …. Lịng trắng có vai trị cung cấp nước, khống và tham gia cấu tạo da, lơng trong q trình phát triển của phơi, là cái đệm để bảo vệ phơi và lịng đỏ khơng bị chấn động. Lịng đỏ là một tế bào khổng lồ được bao bọc bởi một lớp màng mỏng có tính đàn hồi lớn, là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho phơi. Tỉ lệ lịng đỏ phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể, thời gian bảo quản trứng.

Tỉ lệ lòng trắng : Tỉ lệ lòng đỏ của các đàn gà thí nghiệm đạt đều có giá trị xấp xỉ là 2 : 1 (gà D304: 65,18 – 25,91%; HA1: 62,54 : 28,79%, DH1: 61,46 - 28,6%; HD1: 61,23 : 28,86%) chứng tỏ trứng của các đàn gà trên sẽ cho tỉ lệ ấp nở khá tốt theo Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Hữu Đạt (2011) [11]. Tỉ lệ lòng đỏ

79

của gà lai DH1, HD1 khá cao (tỉ lệ lòng đỏ cao nhất ở gà HD1 cao hơn gà D304 tới 2,85%) điều này có thể do con lai đã kế thừa được đặc tính chất lượng tốt của trứng gà HA1.

So với trứng gà của các giống gà nội thì gà lai DH1, HD1 có tỉ lệ lịng đỏ thấp hơn, gà Ri 34,47%, gà H’Mông: 33,31%, gà Đông Tảo: 35,17% [18], giống gà lơng màu Huba dịng nhỏ:30,24%, Huba dòng trung 30,26% và cao hơn giống gà TM1: 26,05%, TM2: 26,15% [53], tương đương với giống gà nhập nội Sassao - X40: 27,77%, Sasso - A01:28,38% [31].

Nhìn chung, với tỉ lệ lòng đỏ cao chứng tỏ chất lượng trứng gà DH1, HD1 có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo cho sức sống của gà sơ sinh sau nở tốt.

Lòng trắng còn được xác định qua đơn vị Haugh. Đơn vị Haugh có tương quan với tỉ lệ nở. Đơn vị Haugh càng cao, chất lượng trứng càng tốt, thực nghiệm đã chứng minh rằng những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau. Theo Lê Hồng Mận và cs (1993) [35] trứng được coi là mới và bảo đảm chất lượng phải có đơn vị Haugh từ 75 trở lên. Đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái, bệnh tật, nhiệt độ, thay lông và giống.

Kết quả ở bảng 10 cho thấy đơn vị Haugh của các đàn gà thí nghiệm đạt cao và nằm trong khoảng từ 84,47 - 86,06. Theo Peniond Jkevich và cs (dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân, 1999) [7], chất lượng trứng rất tốt có chỉ số Haugh 80 - 100, tốt: 79 - 65, trung bình: 64 - 55 và xấu < 55. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất lượng trứng của các đàn gà thí nghiệm rất tốt.

Sự sai khác về các thành phần của trứng ở các đàn gà thí nghiệm được thể hiện ở hình 7.

80 0 20 40 60 80 100 120 D304 HA1 DH1 HD1 T ỷ lệ ( %) Giống gà TL vỏ TL lịng đỏ TL lịng trắng

Hình 7. Biểu đồ các thành phần của trứng ở các đàn gà thí nghiệm 3.4. Tỷ lệ trứng có phơi và ấp nở

Tỉ lệ thụ tinh là một tính trạng để đánh giá khả năng sinh sản của đời bố mẹ. Hệ số di truyền của tính trạng này h2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 0,3 - 0,4 [31]. Sự thụ tinh được thực hiện ngay tại loa kèn sau khi trứng rụng 15 đến 20 phút. Nếu trong thời gian đó trứng khơng gặp tinh trùng thì mất khả năng thụ tinh.

Tỉ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỉ lệ phần trăm số con con nở ra so với tổng số trứng vào ấp. Tỉ lệ nở cao có ý nghĩa kinh tế lớn. Nếu kết quả ấp nở kém thì tỉ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng sau này cao, chất lượng con giống không được đảm bảo.

Tỉ lệ ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Hình dạng trứng, khối lượng trứng, chất lượng bên trong trứng, cường độ đẻ, chế độ nuôi dưỡng,…

Trứng giống của các đàn gà thí nghiệm được đưa vào ấp trong cùng một máy ấp tại Trạm ấp của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi. Kết quả về thụ tinh và ấp nở của trứng ở các đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 11.

81

Bảng 11. Tỷ lệ phôi và ấp nở của trứng ở các đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị D304 HA1 DH1 HD1

Tổng trứng ấp quả 8800 8600 8900 8500 Số trứng có phơi quả 8175 8318 8408 8111 Tỉ lệ trứng có phơi % 92,90a 96,72b 94,47c 95,42b Số gà con nở con 7254 7406 7391 7154 Tỉ lệ nở/tổng trứng ấp % 82,43 86,12 83,04 84,16 Tỉ lệ nở/số trứng có phơi % 88,73 89,04 87,90 88,20

Số gà con loại I con 7040 7220 7300 6978

Tỉ lệ gà con loại I/ tổng

trứng ấp % 80,00 83,95 82,02 82,09

Tỉ lệ gà con loại I/số gà nở % 97,04 98,46 97,49 97,54

ƢTL về tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp (%) 0,05 0,14

* Chú thích: Theo hàng ngang những số mang chữ cái khác nhau thì sai số có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ngược lại.

Kết quả ở bảng 11 cho thấy tỉ lệ trứng có phơi ở các cơng thức lai tương đối cao, dao động trong khoảng 92,90 - 96,72%. Tỉ lệ trứng có phơi của gà ♂D304 X ♀HA1 là 94,47%, tỉ lệ trứng có phơi của gà ♂HA1 X ♀D304 là 95,42%, kết quả này cao hơn so với kết quả của công thức thuần ♂D304 X ♀D304 (92,90%). Điều này có thể giải thích do gà lai kế thừa được đặc tính chất lượng trứng tốt của gà HA1 (tỉ lệ trứng có phơi của gà HA1 cao 96,72%). Có thể do cường độ đẻ trứng tỉ lệ nghịch với tỉ lệ nở nên tỉ lệ nở/tổng trứng ấp biến thiên theo chiều: D304 (82,43%), DH1 (83,04%), HD1 (84,16%), HA1 (86,12%).

Tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp của gà HA1 đạt cao nhất: 83,95%, tương ứng ở gà HD1: 82,09%; gà DH1: 82,02%; thấp nhất là gà D304: 80,00%. Giá trị ƯTL về tỉ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp của hai tổ hợp lai DH1, HD1 đạt 0,05 - 0,14% chứng tỏ trứng gà lai có chất lượng tốt.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2011) [53] cho biết tỉ lệ phôi và ấp nở của gà HI1 và HI2 khá cao. Tỉ lệ trứng có phơi đạt 97,92 - 98,48%, tỉ lệ gà loại

82

I/tổng trứng ấp 88,98 - 90,76%. Theo Nguyễn Thanh Sơn và cs (dẫn theo Đào Đức Long (2004) [31]), tỉ lệ trứng có phơi của con lai ♂Kabia X ♀Ri là 95,15%, tỉ lệ gà loại I/tổng trứng ấp 87%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả trên.

3.5. Tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng

Trong giai đoạn sinh sản hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm được đánh giá qua chỉ tiêu TTTA để sản xuất ra 10 quả trứng. Chỉ tiêu TTTA/10 trứng là một trong hai chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà hướng trứng. TTTA/10 trứng càng giảm thì hiệu quả chăn ni càng cao, nó ảnh hưởng đến giá bán trứng và giá gà giống ra thị trường.

TTTA/10 trứng có xu hướng tỉ lệ nghịch với tỉ lệ đẻ. Do đó, muốn giảm TTTA/10 trứng thì phải có biện pháp kỹ thuật để làm tăng tỉ lệ đẻ của đàn giống. Kết quả nghiên cứu về TTTA/10 trứng được thể hiện ở bảng 12 và hình 8.

Bảng 12. Tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng của các đàn gà thí nghiệm

tt D304 HA1 DH1 HD1 19 – 20 4,92 5,61 5,51 5,62 21 – 22 3,26 3,34 3,64 3,66 23 – 24 2,35 2,33 2,49 2,37 25 – 26 1,83 1,78 1,87 1,7 27 - 28 1,57 1,51 1,59 1,47 29 - 30 1,38 1,32 1,31 1,28 31 - 32 1,27 1,19 1,15 1,15 33 - 34 1,31 1,21 1,15 1,23 35 - 36 1,38 1,26 1,18 1,23 37 - 38 1,36 1,29 1,23 1,28 39 - 40 1,38 1,30 1,24 1,31 41 - 42 1,41 1,33 1,27 1,33 43 - 44 1,42 1,35 1,28 1,32 45 - 46 1,48 1,37 1,32 1,44 47 - 48 1,51 1,42 1,38 1,37 49 - 50 1,53 1,46 1,42 1,38 Trung bình 1,84 1,82 1,81 1,82

83

Kết quả ở bảng 12 cho thấy trong giai đoạn từ 19 - 20 tuần tuổi, TTTA/10 trứng của các đàn gà thí nghiệm cao do tỉ lệ đẻ thấp (gà HA: 5,61kg; DH: 5,51kg; HD: 5,62kg, D304: 4,92kg). Từ tuần tuổi 21 trở đi tỉ lệ đẻ tăng nhanh và đạt đỉnh cao ở tuần tuổi thứ 31 - 32, do vậy TTTA/10 trứng giảm tương ứng chỉ cịn 1,27kg; 1,19kg; 1,15kg và 1,15kg.

Tính trung bình cho các đàn gà thì TTTA/10 trứng ở các đàn gà khá thấp: D304: 1,84kg; HA1: 1,82kg; DH1: 1,81kg; HD1: 1,82kg. Nếu so sánh 2 cơng thức lai với nhau thì gà DH1, HD1 có chỉ số TTTA/10 trứng xấp xỉ nhau nghĩa là hiệu quả sử dụng thức ăn tốt tương đương nhau.

TTTA/10 trứng của gà DH1, HD1 tương đương với gà nội Lơgo dòng X 1,6 - 1,8, dòng Y 1.7kg. Thấp hơn gà nhập nội thương phẩm như gà Kabia CT2: 3,396kg, Kabia CT3: 3,354kg [31]. Sự sai khác về TTTA/10 trứng của các đàn gà thí nghiệm từ 18 – 50 tuần tuổi được thể hiện ở hình 8.

0 1 2 3 4 5 6 19 - 20 23 - 24 27 - 28 31 - 32 35 - 36 39 - 40 43 - 44 47 - 48 Tuần tuổi T T T A /10 t r n g (k g) D304 HA1 DH1 HD1

84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6. Chi phí thức ăn cho một đời gà mái và chi phí cho 10 trứng

Để đánh giá bước đầu về hiệu quả kinh tế giữa các đàn gà chúng tôi đã theo dõi, ghi chép kết quả và ước tính chi phí thức ăn cho một đời gà mái chi phí cho 10 trứng. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 13 và bảng 14:

Bảng 13. Chi phí thức ăn cho một đời gà mái ở các đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi D304 HA1 DH1 HD1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1 (Trang 76)