Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1 (Trang 42)

1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học 1.1. Nghiên cứu ngoại hình gà lai 1.1. Nghiên cứu ngoại hình gà lai 1.2. Nghiên cứu tập tính

2. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng 2.1. Nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống 2.2. Nghiên cứu khối lƣợng cơ thể

2.3. Nghiên cứu tiêu tốn thức ăn giai đoạn gà hậu bị 3. Nghiên cứu khả năng sinh sản

3.1. Nghiên cứu tuổi thành thục sinh dục 3.2. Nghiên cứu tỷ lệ đẻ, năng suất trứng 3.3. Khảo sát chất lƣợng trứng

3.4. Nghiên cứu tỷ lệ trứng có phơi và ấp nở 3.5. Nghiên cứu TTTA/10 trứng

3.6. Chi phí thức ăn cho một đời gà mái, chi phí cho 10 trứng IV. Phƣơng pháp nghiên cứu

43

* Sơ đồ lai

Nguyên liệu ♂ D304 x ♀ D304 ♂HA1 x ♀HA1

F1 D304 HA1

Nguyên liệu ♂ D304 x ♀ HA1 ♂HA1 x ♀ D304

F1 DH1 HD1

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà con

(Chọn mái từ 1 ngày tuổi)

Lô/ Giống Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Gà D304 HA1 DH1 HD1

Số lượng / lần 300 300 300 300

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn gà sinh sản

Lơ/ Giống Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Gà mái D304 HA1 DH1 HD1

Số lượng / lần 200 200 200 200

2. Chế độ chăm sóc, ni dƣỡng

Trên cơ sở tập hợp, phân tích các tư liệu quy trình về chăn ni gà sinh sản chun trứng. Đề tài áp dụng chế độ chăm sóc, ni dưỡng giống nhau theo quy trình chăn ni của gà Ai Cập, có tham khảo tài liệu của hãng Dominant CZ cho tất cả 4 lơ thí nghiệm.

44 Bảng 2. Chế độ dinh dƣỡng Thành phần dinh dƣỡng Gà con Gà dò Gà hậu bị Gà đẻ 0 - 5 (tuần) 6 – 9 (tuần) 10 – 15 (tuần) 16 – 19 (tuần) >19 (tuần) ME (kcal/kg thức ăn) 2900 2850 2700 2750 2750 Protein thô (%) 22 19 15,5 16,5 17,5 Can xi (%) 1,1 1,0 1,0 2,6 3,3 Phospho (%) 0,7 0,7 0,6 0,65 0,7 Lyzin (%) 1,2 1,0 0,8 0,9 1,0 Methionin (%) 0,5 0,5 0,4 0,4 0,45 Bảng 3. Chế độ chăm sóc Loại gà Chế độ Gà con Gà dò Gà hậu bị Gà đẻ 0 - 5 (tuần) 6 - 9 (tuần) 10 - 15 (tuần) 16 - 19 (tuần) >19 (tuần) Mật độ 25 - 20 18 -12 10 - 6 6 - 5 5 - 4

Chế độ cho ăn Tự do Tự do ban

ngày Hạn chế Hạn chế Hướng theo tỉ lệ đẻ Chế độ chiếu sáng

24 giờ trong 7 ngày đầu, sau giảm dần đến ánh sáng tự nhiên Ánh sáng tự nhiên Bổ sung dần ánh sáng đến 16 giờ chiếu sáng/ngày Tỉ lệ trống/mái 1/10 – 1/12

3. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 3.1. Phương pháp xác định các đặc điểm sinh học

3.1.1. Ngoại hình

45

- Gà trống và mái: quan sát, mơ tả hình dáng và đặc điểm của mào, mỏ, chân, lông. Quan sát, đếm và thống kê về đặc điểm màu sắc của lông. Số liệu thu được để xác định số lượng và tỉ lệ các cá thể xuất hiện ứng với các mẫu của từng thời điểm quan sát trên tổng số gà khảo sát.

3.1.1. Tập tính

Tìm vị trí kín đáo thích hợp để quan sát tồn đàn gà khơng làm đảo lộn hồn cảnh quen thuộc và không gây trở ngại cho hoạt động của chúng. Quan sát bằng mắt để ghi lại các hành vi tập tính.

3.2. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng

3.2.1. Phương pháp xác định khối lượng cơ thể gà trong giai đoạn từ 0 - 18 tuần tuổi

Cân khối lượng từng con ở 01 ngày tuổi. Hàng tuần cân mẫu 30 con vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn.

- Dùng cân đồng hồ có độ chính xác 2g để cân gà giai đoạn 1 - 9 tuần tuổi. - Dùng cân đồng hồ có độ chính xác 5g để cân gà giai đoạn 10 - 18 tuần tuổi.

khối lượng tích lũy được xác định bằng khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của từng cá thể:

__

X(g) =

Σ P (g) n

Trong đó: X__: Khối lượng trung bình (g). P: Khối lượng gà (g).

n: Tổng số gà cân (con).

3.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ nuôi sống

Hàng ngày đếm chính xác số gà chết trong từng lơ thí nghiệm. Tỉ lệ ni sống được tính theo cơng thức:

Tỉ lệ nuôi sống (%) = = =

Số con cuối kỳ (con)

46

3.2.3. Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn

Giai đoạn 1 - 9 tuần tuổi cho gà ăn tự do. Cân chính xác lượng thức ăn cho ăn và ngày hôm sau cân lại thức ăn thừa trước khi cho ăn thức ăn mới. Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình hàng ngày được tính theo cơng thức:

Giai đoạn 10 – 18 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo quy trình ni gà sinh sản của Trung tâm. Trong giai đoạn gà dò và hậu bị, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là lượng thức ăn tiêu thụ để ni một gà hậu bị từ 10 – 18 tuần tuổi.

Trong giai đoạn sinh sản, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính như sau:

- CPTA /con (đồng) = TTTA/con x đơn giá thức ăn (đồng)

- CPTA/đời gà mái (đồng) = CPTA /con (gà con) + CPTA/con (gà dò, hậu bị) + CPTA /con (gà sinh sản)

3.3. Phương pháp xác định khả năng sinh sản

3.3.1. Phương pháp xác định tuổi thành thục sinh dục

- Tuổi đẻ quả trứng đầu: Là thời gian từ một ngày tuổi đến thời điểm gà mái trong đàn đẻ quả trứng đầu tiên (đơn vị tính: ngày tuổi).

- Tuổi đạt tỉ lệ đẻ 5%, 50% số gà mái đẻ trứng (đơn vị tính: ngày tuổi).

3.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ đẻ

Hàng ngày đếm chính xác lượng trứng đẻ ra, số trứng được chọn ấp và số gà

có mặt. Tỉ lệ đẻ được xác định theo công thức:

3.3.3. Phương pháp xác định năng suất trứng

Tỉ lệ đẻ (%) =

Tổng số trứng đẻ trong tuần (quả) Tổng số gà mái có mặt trong tuần (con)

X 100 TTTA/con/ngày (g) =

Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) Số gà có mặt (con)

TTTA/10 trứng (kg) = =

Lượng thức ăn thu nhận trong tuần (kg) Số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

47

Là số trứng đẻ ra trên số gà mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. Năng suất trứng được tính theo cơng thức:

3.3.4. Phương pháp xác định khối lượng và các thành phần của trứng

- Khối lượng trứng (g/quả): Cân từng quả trứng vào thời điểm thành thục sinh dục (toàn bộ số trứng đẻ ra, một tuần cân 1 lần vào một ngày nhất định) bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,01g (cân điện tử của Nhật Bản).

- Các chỉ tiêu về chất lượng trứng: Được xác định theo phương pháp của Auaas và Wilke (1978, Nguyễn Chí Bảo dịch) [4]. Các chỉ tiêu của chất lượng trứng được đánh giá như sau:

+ Chỉ số hình dạng: xác định bằng dụng cụ đo của Nhật Bản, có độ chính xác 0,01mm

Trong đó, D là chiều dài trứng và R là chiều rộng trứng. + Màu sắc vỏ trứng: Quan sát trực tiếp

+ Tỉ lệ lòng đỏ

+ Tỉ lệ lòng trắng

+ Độ dày vỏ: Đo bằng thước Palme với độ chính xác 0,01mm, đo tại 3 vị trí: Năng suất trứng = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

Số gà mái trung bình trong tuần (con)

Khối lượng trứng

(g) =

Khối lượng trứng cân được (g) Số trứng cân (quả) Chỉ số hình dạng trứng = = D (mm) R (mm) Tỉ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) Khối lượng quả trứng (g)

X 100

Tỉ lệ lòng trắng (%) (%) =

Khối lượng lòng trắng (g)

48 đầu lớn, đầu nhỏ và xích đạo (trung tâm).

+ Đơn vị Haugh: Là chỉ số của mối liên hệ giữa chiều cao của lòng trắng đặc và khối lượng trứng, được tính theo cơng thức của Haugh R (1930) :

Hu = 100log (H – 1,7 W0,37 +7,6) Trong đó : H: Chiều cao lịng trắng đặc (mm)

W: Khối lượng trứng (g)

+ Màu sắc lòng đỏ: Xác định bằng quạt màu của hãng Roche.

3.3.5. Phương pháp xác định tỷ lệ trứng có phơi và ấp nở

Tỷ lệ trứng có phơi được xác định thơng qua việc soi kiểm tra toàn bộ trứng ấp lúc ngày ấp thứ 6. Trứng có phơi được xác định bằng tổng số trứng ấp trừ đi số trứng không phôi.

3.4. Phương pháp tính ưu thế lai

Cơng thức tính ƯTL được áp dụng theo Lasley J.F (1974) [27]:

100 2 : ) ( 2 : ) ( 2 1 2 1 1      P P P P F X X X X X H(%)

Trong đó: H (%) là ƯTL của con so với trung bình bố mẹ XF1 là giá trị trung bình của tính trạng ở con lai F1 Xp1,XP2 là giá trị trung bình của tính trạng ở bố, mẹ.

3.5. Phương pháp xử lí số liệu

Xử lý bằng phần mềm Excel, xử lý bằng thống kê sinh học Tỉ lệ phơi (%) =

Số trứng có phơi (quả)

Số trứng vào ấp (quả) X 100 Tỉ lệ nở/tổng trứng ấp (%) = Số gà con nở (con)

Tổng số trứng vào ấp (quả) X 100

Tỉ lệ gà loại I /tổng trứng ấp (%) = Số gà con loại I

49

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Một số đặc điểm sinh học của gà lai

1.1. Ngoại hình

Ngoại hình là hình dáng bên ngồi mang đặc điểm của giống, phản ánh tình trạng sức khỏe, kết cấu các bộ phận bên trong cũng như thể hiện khuynh hướng, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế và là đặc điểm hình dáng đặc trưng phẩm giá của vật ni. Ngoại hình là một trong những tiêu chí đánh giá chọn lọc vật ni. Những kết quả nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà DH1, HD1 được chúng tơi trình bày ở bảng 4.

50

Gà D304 - 1 ngày tuổi

51

Gà HA1 - 1 ngày tuổi

52

Gà DH1 - 1 ngày tuổi

53

Gà HD1 - 1 ngày tuổi

54

Bảng 4. Ngoại hình gà lai DH1, HD1

1 ngày tuổi 6 tuần tuổi 18 tuần tuổi

Gà DH1 Gà DH1, HD1

Màu lông Chủ yếu gà có lơng màu đen xám, có vệt màu lông vàng chanh đỉnh đầu và 2 bên má chiếm 78,34%, gà màu đen chiếm tỉ lệ 17,33%, một số con có màu vàng chanh chiếm tỉ lệ ít (2,28%), một số gà có nhiều màu sắc chiếm 2,05%.

Trống: Màu lông hoa mơ giống gà HA1 nhưng màu lông sáng hơn.

Mái: Giống mái HA1 nhưng sáng màu hơn, một số màu trắng giống bố chiếm tỉ lệ 2,28%.

Có vóc dáng đặc trưng của gà hướng trứng, cơ thể có ngoại hình cân đối, dạng nêm, thân dài, rộng và sâu, ngực rộng, hơi nhơ về phía trước, bụng rộng, khoảng cách giữa hai chân rộng.

Giai đoạn này gà DH1, HD1 cùng có kiểu lơng hoa mơ nhưng tỷ lệ màu lông đen ở gà DH1 cao hơn gà HD1.

Màu da Vàng nhạt Vàng nhạt

Màu chân Màu trắng xám, màu chì và Màu vàng

Màu chì, màu trắng và màu vàng

Kiểu mào Mào đơn

Gà HD1

Màu lông Gà chủ yếu có màu lông xám nâu chiếm 61,47%; gà có màu lơng vàng chanh chiếm tỉ lệ 14,28%, màu lông đen chiếm tỉ lệ 14,02%, 10,23% là gà có nhiều màu sắc khác nhau.

Trống: màu hoa mơ giống HA2 nhưng sáng trắng hơn.

Mái: màu lông hoa mơ giống HA2 nhưng sáng màu hơn, một số ít có màu trắng giống mẹ chiếm tỉ lệ 14,28%. Màu da Vàng nhạt Vàng nhạt Màu chân trắng, chì và vàng chì, trắng đục và vàng.

55

Kết quả ở bảng 4 cho thấy gà lai DH1, HD1 chỉ khác nhau về màu lông là chủ yếu, cụ thể:

Vào giai đoạn một ngày tuổi gà lai có nhiều màu lơng khác nhau: Gà DH1 chủ yếu có lơng màu đen xám, có vệt màu lơng vàng chanh đỉnh đầu và 2 bên má chiếm tỉ lệ 78,34%. Màu đen, màu vàng chanh, đa màu được phân ly theo tỉ lệ 9:1:1, gà HD1 có màu lơng xám nâu chiếm 61,47%, ba màu còn lại được phân ly theo tỉ lệ 1:1:1.

Từ 6 tuần tuổi trở đi, màu sắc lơng đã có sự khác biệt giữa con trống và con mái. Con trống DH1 có màu lơng hoa mơ giống gà HA1 nhưng màu lông sáng hơn. Con mái có màu lơng giống mái HA1 nhưng sáng màu hơn, một số màu trắng giống bố chiếm tỉ lệ 2,28%. Con trống HD1 có màu hoa mơ giống HA2 nhưng sáng trắng hơn. Con mái có màu lơng hoa mơ giống HA2 nhưng sáng màu hơn, một số ít có màu trắng giống mẹ chiếm tỉ lệ 14,28%. Nhìn chung khi phân tích di truyền thấy chúng có màu sắc lơng di truyền theo dòng mẹ với gà DH1, theo dòng bố với gà HD1.

Bên cạnh sự khác biệt lớn về màu lơng, chúng cịn khác biệt về màu chân. Vào giai đoạn 1 ngày tuổi gà DH1 chân có màu trắng xám, màu chì và màu vàng, gà HD1 có 3 loại màu chân: màu trắng, màu chì và màu vàng. Giai đoạn 6 tuần tuổi gà DH1 chân có màu chì, màu vàng, màu trắng xám chuyển sang màu trắng. Gà HD1 ngược lại chuyển từ màu trắng sang màu trắng ngà, bên cạnh màu chì và màu vàng.

Đến giai đoạn trưởng thành cả hai giống gà lai DH1, HD1 đều có vóc dáng đặc trưng của gà hướng trứng, cơ thể có ngoại hình cân đối, dạng nêm, thân dài, rộng và sâu, ngực rộng, hơi nhô về phía trước, bụng rộng, khoảng cách giữa hai chân rộng. Giai đoạn này gà DH1, HD1 cùng có kiểu lơng hoa mơ nhưng tỷ lệ màu lông đen ở gà DH1 cao hơn gà HD1.

Gà DH1 và gà HD1 có cùng màu da vàng nhạt vào tất cả các giai đoạn, cùng có kiểu mào đơn.

56

Gà DH1 - 18 tuần tuổi

57

1.2. Tập tính

Tập tính động vật là những phản ứng, là cách mà cơ thể động vật trả lời với các tác nhân kích thích. Hay tập tính là mọi vận động, cử động hoặc ngừng cử động có thể quan sát trực tiếp trong đời sống hàng ngày của con vật. Ở gà lai DH1, HD1 chúng tôi đã quan sát một số tập tính và thu được kết quả dưới đây:

Tập tính ăn: Là tất cả các hoạt động của vật ni nhằm tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn. Trong tất cả các loại tập tính của vật ni thì tập tính ăn có ý nghĩa lớn nhất với thực tiễn chăn ni. Nghiên cứu tập tính ăn có nhiều ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn vì đây là cơ sở khoa học giúp người chăn nuôi xác định được loại thức ăn, phương pháp chế biến thức ăn và kỹ thuật cho ăn phù hợp để nâng cao hiệu qủa sử dụng thức ăn và năng suất vật nuôi.

Phương pháp chăn nuôi công nghiệp đã tạo cho gà D304, HA1 và con lai giữa chúng hình thành phản xạ cứ đến khoảng 7 - 8 giờ sáng hay 2 - 3 giờ chiều lại dáo dác đòi ăn. Chúng thường kêu réo, quây tụ quanh máng ăn, cố gắng mổ những bụi cám cịn sót lại trong máng.

Tập tính bới tìm mồi của gà được thể hiện qua việc chúng có thói quen bới chất độn chuồng nhằm nhặt nhạnh những thức ăn còn rơi vãi xung quanh máng hoặc rơi sát nền chuồng, đặc biệt chúng tỏ ra rất thích bới những nơi ẩm ướt để tìm kiếm thức ăn.

Do vậy, trong chăn nuôi tránh cung cấp lượng thức ăn lớn gà không ăn hết rơi vãi ra nền chuồng, dẫn đến ơi thiu làm mất tính thèm ăn của gà. Hơn nữa thức ăn cho nhiều dẫn đến rơi vãi lẫn với chất độn chuồng, gây xuất hiện nấm mốc, hậu qủa gà ăn vào sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng. Bên cạnh đó, chúng cịn rướn cao cổ nghe ngóng xung quanh, thấy người chăn ni từ bên ngồi đi vào chuồng thì vội vã chạy theo. Tuy nhiên, với gà lai có nguồn gốc từ gà Ai Cập như gà DH1, HD1 chúng vẫn tỏ ra khá nhút nhát khi gặp người lạ vào trong chuồng hoặc người chăn nuôi thay đổi trang phục hàng ngày.

Việc thay đổi thức loại thức ăn hàng ngày khiến chúng tỏ ra rụt rè. Chỉ một số con tới mổ thử thức ăn mới với thái độ thận trọng. Sau đó, chúng mới tăng dần tốc độ mổ và số lượng con trong đàn tới máng ăn.

58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)