CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Một số đặc điểm sinh học của gà lai
2.3. Tiêu tốn thức ă nở giai đoạn gà hậu bị
TTTA (hiệu quả sử dụng thức ăn) là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn ni gia cầm, nó quyết định giá thành sản phẩm và hiệu qủa sản xuất. Trong chăn ni hàng hóa, thức ăn chiếm 65 - 70% giá thành các loại sản phẩm động vật. Do vậy, nếu TTTA lớn thì hiệu quả kinh tế thấp và ngược lại. Kết quả nghiên cứu lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm cộng dần đến 18 tuần tuổi được thể hiện ở bảng 7.
66
Bảng 7. Tiêu tốn thức ăn của các đàn gà thí nghiệm giai đoạn gà con, dị, hậu bị
D304 (n= 300) HA1 (n= 300) DH1 (n= 300) HD1 (n= 300)
tt g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần
1 10,67 74,69 11,12 77,85 11,61 81,27 11,93 83,53 2 17,89 125,25 18,06 126,42 18,15 127,06 18,01 126,08 3 22, 67 158,69 20,88 146,18 20,66 144,61 21,04 147,28 4 30,69 214,86 29,20 204,38 29,76 208,30 29,19 204,31 5 36,89 258,24 37,78 264,44 36,73 257,10 37,04 259,26 6 41,36 289,50 44,91 314,37 42,46 297,25 42,34 296,38 7 47,94 335,57 48,02 336,11 48,08 336,54 47,68 333,78 8 54,34 380,36 54,97 384,76 55,20 386,39 55,10 385,69 9 56,81 397,65 57,26 400,79 58,15 407,06 57,14 400,00 10 59 413 60 420 60 420 60 420 11 64 448 65 455 65 455 64 448 12 67 469 65 455 68 476 67 469 13 70 490 70 490 70 490 70 490 14 72 504 70 490 72 504 72 504 15 75 525 75 525 74 518 75 525 16 77 539 75 525 76 532 77 539 17 79 553 80 560 78 546 78 546 18 82 574 80 560 80 560 80 560 10 -18 tt 4515 4480 4501,00 4501,00 0 - 18 tt 6749,80 6735,31 6746,57 6737,31
66 - Giai đoạn gà con (sơ sinh - 9 tuần tuổi):
Giai đoạn này gà được ăn tự do nhằm phát huy tối đa khả năng sinh trưởng của cơ thể gà. Ở tuần tuổi đầu gà tiêu thụ thức ăn rất ít 10,67 - 11,93g/con/ngày, những tuần tiếp theo mức TTTA/con/ngày tăng dần lên. Đến 5 tuần tuổi, TTTA/ngày ở các đàn gà đều tăng gấp ba lần tương ứng lần lượt là 36,819g; 37,78g; 36,73g; 37,04g. Đến 9 tuần tuổi, tổng lượng thức ăn cho mỗi giống là: gà D304: 2234,81g/con; gà DH1: 2245,58g/con; gà HD1: 2236,31g/con và cao nhất là gà HA1: 2255,3g/con.
Kết quả này phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển chung của gia cầm vì khối lượng tăng lên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh nên nhu cầu về các chất dinh dưỡng cũng tăng lên, dẫn đến gà phải ăn nhiều để tăng lượng thức ăn thu nhận đáp ứng nhu cầu về sinh trưởng. Gà có tốc độ sinh trưởng càng nhanh, khối lượng lớn thì lượng thức ăn thu nhận cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn càng lớn.
- Giai đoạn gà hậu bị (10 - 18 tuần tuổi):
Để giữ được mức độ tăng trọng hợp lý của gà ở giai đoạn này, chúng tôi luôn kiểm tra khống chế lượng thức ăn theo các tuần tuổi để gà phát dục đều, có khối lượng phù hợp khi bước vào tuổi thành thục sinh dục. Đàn gà khi vào đẻ không bị quá béo hoặc quá gầy, ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng sau này. Đến giai đoạn này lượng thức ăn tiêu thụ/con của gà lai DH1 và HD1 đều có giá trị 4501,00g/con tương đương với gà D304 (4515,00g/con), gà HA1 (4480,00g/con).
Theo Nguyễn Thị Dung (2009) [7], lượng thức ăn thu nhận giai đoạn 0 - 18 tuần tuổi của gà TT12: 9209,34g/con; TL 12: 9116,38g/con. Nguyễn Thị Kim Oanh và cs (2011) (dẫn theo Phùng Đức Tiến (2011) [53]) nghiên cứu trên đàn gà TMH1, TMH2 thấy lượng thức ăn thu nhận đến 18 tuần tuổi đều là 6620g. Sự sai khác về kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trên được thể hiện qua hình 4.
67
Hình 4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của một số giống gà lai giai đoạn 0 - 18 tuần tuổi
Qua hình 4 thấy lượng TTTA/con/tuần của gà DH1, HD1 có giá trị tương đương với gà TMH1, TMH2, thấp hơn gà TT12, TL12.
3. Khả năng sinh sản