Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 27 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề lí luận tâm lí học về kỹ năng thích ứng xã hội của

1.3.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS là một giai đoạn phát triển phức tạp. Ở lứa tuổi này, do sự phát triển nhanh về tâm, sinh lý dẫn đến sự không tương xứng giữa tốc độ phát triển về mặt tâm, sinh lý và sự phát triển về mặt xã hội.

1.3.1.1. Đặc điểm sinh lý

Đây là lứa tuổi có sự nhảy vọt về mặt phát triển sinh lý, các em bắt đầu bước vào giai đoạn phát dục nên ít nhiều sẽ mất cân bằng giữa sự hiểu biết về cơ thể và thực tế cơ thể của các em. Một đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển sinh lý ở lứa tuổi thiếu niên đó là tính chất mất cân đối tạm thời. Cụ thể về mặt phát triển thể chất của các em. Sự phát triển không đồng đều của hệ xương, chủ yếu là các xương chân, xương tay rất nhanh nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế, ở lứa tuổi này các em khơng mập béo mà cao, gầy, thiếu cân đối, các em có vẻ lóng ngóng vụng về, khơng khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ…

Một đặc điểm nữa là quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt hơn quá trình ức chế, đồng thời với sự hạ thấp khả năng ức chế của não đối với vỏ não càng gây ra những hiện tượng mất cân đối, khó thở, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh thường dẫn đến sự rối loạn của hệ thần kinh. Do đó các em dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng và dễ nảy sinh những thay đổi tình cảm, nhanh chóng chuyển từ trạng thái buồn bã sang trạng thái tươi vui…

Hiện tượng dậy thì ở lứa tuổi học sinh THCS đánh dấu một quá trình thay đổi sâu sắc vì đơi khi tạo ra những khủng hoảng, lo lắng của các em trước những thay đổi mới mẻ trong bản thân mình.

1.3.1.2. Đặc điểm tâm lý

Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản của sự khác biệt lứa tuổi học sinh THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội…

Giao tiếp bạn bè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của thiếu niên. Sự liên hệ với bạn cùng giới và khác giới trong thời niên thiếu mở đầu cho cuộc sống trưởng thành ngồi xã hội. Chính sự giao tiếp với bạn đã đem lại cho thiếu niên sự thỏa mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn và giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Học sinh THCS coi quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của những cá nhân. Các em cho rằng các em có quyền hành độc lập trong quan hệ này và bảo vệ quyền hạn đó của mình. Nếu có sự can thiệp thơ bạo của người lớn, khiến các em cảm thấy bị xúc phạm, thì các em chống đối lại.

Nếu như quan hệ của các em với người lớn càng khơng thuận hịa, thì sự giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi càng tăng và ảnh hưởng của bạn bè đến các em càng mạnh mẽ.

Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với các em một cách bình đẳng, khơng muốn người lớn coi chúng như trẻ con trước đây nữa. Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.

Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, khơng phực tùng xem như là phương tiện để thay đổi kiểu quan hệ cũ bằng kiểu quan hệ mới. Sự nảy sinh ở lứa tuổi này cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận các em là

người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau cần phải thay đổi.

Tuy nhiên, không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu cần phải thay đổi kiểu quan hệ với các em. Điều này mâu thuẫn với xu thế “vươn lên làm người lớn” của các em, là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn.

Những quan hệ xung đột giữa các em với người lớn làm nảy sinh những hành vi tương ứng ở các em: xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, cho rằng người lớn không hiểu các em và khơng chịu hiểu các em, khó chịu một cách có ý thức với những yêu cầu, đánh giá của người lớn. Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút.

Nhưng những mâu thuẫn, xung đột này có thể được giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tơn trọng nhau, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau.

Nhân cách của lứa tuổi này có những biến đổi đáng kể. Các em đang trong quá trình hình thành những vấn đề lớn của nhân cách như ý thức, tự ý thức…Ở lứa tuổi học sinh THCS đã bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình. Ở các em đã xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

Nhu cầu tự ý thức được nảy sinh từ nhu cầu cuộc sống, từ hoạt động thực tiến, từ yêu cầu mong muốn của người lớn, của tập thể quy định.

Sự tự ý thức của lứa tuổi này bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình. Lúc đầu các em tự nhận thức hành vi riêng lẻ, sau đó là tồn bộ hành vi của mình. Cuối cùng các em nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.

Sự hình thành tự ý thức của các em là một quá trình diễn ra dần dần. Cơ sở đầu tiên của sự tự ý thức của các em là sự nhận xét, đánh giá của người khác, nhất là người lớn. Tuổi các em càng nhiều, các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá nhân cách mình hơn.

Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kĩ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Trên cơ sở đó nảy sinh những xung đột do mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.

Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức của lứa tuổi học sinh THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn. Mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lịng tự tin vào sự đánh giá của mình là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em, nguyện vọng tìm kiếm một vị trí trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đúng đắn với các em, cũng đồng thời giúp cho các em phát triển mặt tự ý thức của chính mình.

Về sự hình thành tình cảm, đời sống tình cảm của thiếu niên sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học. Một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng tình cảm cịn mang tính bồng bột, hăng say. Đặc điểm này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh khơng cân bằng, thường q trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, mà khiến các em khơng tự kiềm chế nổi. Tính dễ kích động của các em đôi khi dẫn đến những xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rũ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Do sự thay đổi tình cảm dễ dàng như thế, nên trong tình cảm của các em đơi lúc cũng mâu thuẫn.

Tình cảm bạn bè, tình tập thể ở lứa tuổi này cũng được phát triển mạnh. Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú sở thích như nhau.

Các em đối với nhau chân thành, cởi mở, sẵn sằng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Các em tin tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của mình. Các em sống khơng thể thiếu bạn, xa bạn.

Một nét đặc biệt trong đời sống tình cảm của thiếu niên là ở các em đã xuất hiện tình bạn khác giới, những rung cảm đầu đời của thứ gọi là tình yêu. Trong tình bạn khác giới các em vừa hồn nhiên, vô tư lại vừa cỏ vẻ thận trọng, kín đáo…

Nhìn chung, những xúc cảm của các em là trong sáng, là động lực thúc đẩy các em tự hồn thiện mình. Nhưng khơng phải tất cả thiếu niên đều có những rung cảm như vậy. Một số em bị cuốn hút vào con đường yêu đương. Nhiều khi các em cũng khơng hiểu rõ tình cảm của mình và điều này có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập nói riêng và cuộc sống của các em nói chung.

Tóm lại, trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Sự phát triển tâm lý của thiếu niên chịu ảnh hưởng chi phối của tuổi dậy thì. Nhưng các ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là mối quan hệ giữa thiếu niên với người lớn. Đây là lứa tuổi khơng cịn trẻ con nữa nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em cần được tơn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Tuổi thiếu niên là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và bản sắc. Đây cũng là giai đoạn nhiều thiếu

niên tham gia vào cuộc sống xã hội và có những đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)