8. Cấu trúc của luận văn
3.2. So sánh sự khác biệt hành vi thích ứng xã hội của học sinh THCS
3.2.3. Sự khác biệt theo tiêu chí khối lớp
Kết quả so sánh điểm hành vi thích ứng xã hội theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) giữa học sinh các khối lớp ở hai trường PTDT Nội Trú Mai Sơn và Trường THCS Tô Hiệu cho kết quả như sau:
Bảng 3.7: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn SSQ-SF của các khối lớp ở 2 trƣờng PTDT Nội Trú Mai Sơn và THCS Tô Hiệu
Tiểu trắc nghiệm Lớp Số học sinh Giá trị TB Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa p<0.05 Hợp tác 6 48 13.92 2.11 0.637 7 70 13.57 2.95 8 31 13.48 3.08 9 46 13.17 2.9 Tự khẳng định 6 48 11.13 3.17 0.472 7 70 10.61 3.45 8 31 9.84 4.26 9 46 10.65 3.39 Đồng cảm 6 48 12.44 3.57 0.737 7 70 13.09 3.27 8 31 13.03 3.67 9 46 13.13 3.64 Kiềm chế 6 48 12.48 3.18 0.238 7 70 13.3 3 8 31 13.06 3.28 9 46 13.72 2.55 Giải quyết vấn đề 6 48 13.08 2.83 0.048 7 70 14.16 2.75 8 31 12.77 2.55 9 46 14.07 3.17 Thang đo tổng hành vi 6 48 63.04 11.13 0.667 7 70 64.73 11.03 8 31 62.19 12.84 9 46 64.74 11.47
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy ngoại trừ học sinh khối lớp 6 có xu hướng hợp tác và tự đánh giá cao hơn thực tế, cịn nhìn chung khối học sinh lớp 9 có điểm SQQ-SF và các tiểu trắc nghiệm đều cao hơn nhóm học sinh khối 7,8.
Trên tiểu trắc nghiệm tự khẳng định có sự khác biệt ý nghĩa giữa khối lớp 9 và khối lớp 6 với điểm trung bình chênh lệch là 0.48.
Sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê ở tiểu trắc nhiệm kỹ năng đồng cảm giữa khối lớp 9 và khối lớp 6, điểm chênh lệch là 0.69.
Ở tiểu trắc nghiệm kiềm chế có sự khác biệt ý nghĩa giữa khối lớp 9 và khối lớp 6, trung bình điểm chênh lệch 1.24.
Kỹ năng giải quyết vấn đề của khối lớp 9 và lớp 6, điểm trung bình chênh lệch 0.99; khối lớp 9 và khối lớp 8, điểm chênh lệch 1.3.
Trên thang đo tổng hành vi thích ứng xã hội sự khác biệt có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với khối lớp 9 với khối lớp 6, điểm trung bình chênh lệch nhau 1.7 điểm; giữa khối lớp 9 và khối lớp 8 điểm chênh lệch 2.55.
Tuy nhiên điểm hành vi thích ứng xã hội của học sinh khối lớp 6 cao hơn khối lớp 7 có sự khác biệt ý nghĩa trên các tiểu trắc nghiệm hợp tác và tự khẳng định. Nhưng điểm chênh lệch không đáng kể từ (0.35 đến 0.52). Chúng tôi cho rằng khoảng cách nhận thức cũng như kỹ năng thích ứng xã hội chưa thể có sự khác biệt rõ rệt giữa hai khối lớp này.
Nhìn chung sự khác biệt điểm trung bình SSQ - SF của học sinh THCS tỉnh Sơn La có xu hướng tỉ lệ thuận với sự tăng lên của khối lớp, càng lên lớp lớn khả năng thích ứng xã hội càng cao.
3.3.Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS
thích ứng xã hội của học sinh THCS, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Những yếu tố này được nhìn nhận ở góc độ khác nhau, kết quả thể hiện trong bảng dưới đây:
3.3.1. Yếu tố khách quan
Qua nghiên cứu bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu với giáo viên, chúng tôi rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La như sau:
Bảng 3.8: Những yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La
STT Yếu tố SL %
1 Sự tác động của giáo viên trong quá trình dạy
học, mối quan hệ giao tiếp thầy trò 11 42.3
2 Hồn cảnh gia đình 2 7.7
3 Hồn cảnh xã hội 4 15.4
4 Quan hệ bạn bè 8 30.8
5 Ý kiến khác 1 3.8
6 Tổng 26 100
Từ bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy đa số ý kiến của giáo viên cho rằng: Sự tác động của giáo viên trong quá trình dạy học, mối quan hệ giao tiếp thầy trị có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng thích thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La (42.3%). Đây là điều cũng dễ hiểu bởi lẽ thầy cô giáo là người dạy, người làm mẫu, luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Thầy cô trang bị cho học sinh kỹ năng thích ứng xã hội, học sinh tiếp thu, lĩnh hội và rèn luyện dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ. Như vậy vai trị của giáo viên trong sự hình thành, rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội là rất lớn.
Thứ hai là quan hệ bạn bè (30.8%) cũng ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của các em. Ở lứa tuổi này mối quan hệ bạn bè giữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống của các em, các em không thể sống thiếu bạn bè được. Chính vì vậy, các em chơi thân với nhau, chịu nhiều ảnh hưởng của nhau trong học tập, trong các hoạt động cũng như trong các quan hệ ứng xử, giao tiếp….Do đó đây cũng là yếu tố quan trọng đối với kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La.
Ngoài ra hoàn cảnh xã hội (15.4%) và hồn cảnh gia đình (7.7%) cũng có tác động đến kỹ năng thích ứng xã hội của các em như một mơi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận, hạnh phúc hay một xã hội lành mạnh làm cho trẻ có những hành vi ứng xử và các mối quan hệ tốt đẹp hơn.Các em tự tin hơn và thể hiện được những nét tính cách riêng của bản thân nhiều hơn.
42.3% 7.7% 15.4% 30.8% 3.8% %
Sự tác động của giáo viên Hồn cảnh gia đình Hồn cảnh xã hội Quan hệ bạn bè Ý kiến khác
Biểu đồ 3.8: Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La
3.3.2. Yếu tố chủ quan
Bảng 3.9: Những yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La
STT Yếu tố SL %
1 Hoạt động cá nhân 14 53.9
2 Sự phát triển của cơ thể đặc biệt của hệ thần kinh
và vận động 5 19.2
3 Sự phát triển về tâm lý đặc biệt sự phát triên về
nhận thức 6 23.1
4 Ý kiến khác 1 3.8
5 Tổng 26 100
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy yếu tố hoạt động cá nhân (53.9%) được giáo viên đánh giá là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS, nó quyết định trực tiếp. Vì chỉ có hoạt động cá nhân mới lĩnh hội được nội dung và phương thức của hành vi thích ứng cũng như các phẩm chất tâm lý cần có để làm chủ được các hành vi này. Sự luyện tập hành vi trong hoạt động là đặc biệt quan trọng vì hành vi thích ứng có tính khái qt, là kết quả luyện tập của cá nhân trong những tình huống giống và khác nhau. Hơn nữa, nếu cá nhân khơng tích cực hoạt động và rèn luyện thì những kỹ năng thầy cô cung cấp sẽ không bao giờ trở thành kỹ năng của các em.
Yếu tố sự phát triển tâm lý (23.1%) đặc biệt sự phát triển nhận thức cũng ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La. Bởi vì những cấu tạo tâm lý đã được hình thành là điều kiện hình thành khả năng thích ứng của mỗi cá nhân. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS (khả năng tư duy, ghi nhớ, sự tập trung chú ý…) có những đặc điểm chung đặc trưng cho lứa tuổi nhưng lại thể hiện khác nhau ở từng em. Vì thế, những em có năng lực nhận thức tốt thì khả năng hình thành những kỹ năng thích ứng xã hội nhanh hơn, bèn vững hơn so với các em có năng lực nhận thức kém, chậm.
Sự phát triển của cơ thể (19.2%) cũng ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La. Đặc biệt là hệ thần kinh và vận động, sự thuần thục của cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh, sự phát triển khả năng vận động là điều kiện vật chất để cá nhân có thể tiếp nhận và thực hiện được những hành vi mới, thích ứng được với những điều kiện sống và hoạt động mới. Những em có thể chất phát triển bình thường và khỏe mạnh thường dễ hình thành cũng như rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội tốt hơn những em có thể chất yếu và chậm phát triển. % 53.9% 19.2% 23.1% 3.8%
Hoạt động cá nhân Sự phát triển của cơ thể Sự phát triển về tâm lý Ý kiến khác
Biểu đồ 3.9: Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS tỉnh Sơn La
3.4. Đánh giá của giáo viên về kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS ở tỉnh Sơn La