Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học

1.4.1. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là yếu tố xuất phát từ phía chính học sinh như: tính tích cực hoạt động, giao tiếp; kiểu thần kinh và khí chất; đặc điểm nhân cách; tình trạng sức khỏe…

Sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh và vận động. Sự thuần thục của cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh, sự phát triển khả năng vận động là điều kiện vật chất để cá nhân có thể tiếp nhận và thực hiện được những hành vi mới, thích ứng được với những hoạt động mới và với điều kiện sống. Những người có kiểu thần kinh linh hoạt dễ thích ứng hơn người có kiểu thần kinh khơng linh hoạt. Người có sức khỏe tốt khả năng thích ứng sẽ nhanh hơn người có sức khỏe yếu.

Đặc điểm nhân cách là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS. Những học sinh có kiểu nhân cách hướng ngoại,

biểu hiện như thích giao du với nhiều người, thích các hoạt động xã hội, thích những nơi vui nhộn, ồn ào… là những em có biểu hiện kỹ năng thích ứng xã hội tốt. Ngược lại những học sinh có kiểu nhân cách hướng nội, thích trầm lặng, yên tĩnh trong quan hệ với người khác, khơng thích quan hệ với nhiều người, khơng thích các hoạt động bề nổi…thì biểu hiện các kỹ năng thích ứng xã hội chậm hơn và kém linh hoạt hơn.

Sự phát triển tâm lý đặc biệt là sự phát triển khả năng nhận thức. Năng lực nhận thức ở mỗi cá nhân là khác nhau tạo ra sự chênh lệch về thành tích học tập giữa các học sinh. Những em có khả năng nhận thức nhanh, tốt thì sẽ có thành tích học tập cao hơn những em có khả năng nhận thức ở mức trung bình. Đồng thời những em có năng lực nhận thức nhanh sẽ dễ hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội tốt hơn.

Tính tích cực hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp sự thích ứng tâm lý. Vì chỉ có hoạt động, cá nhân mới lĩnh hội được nội dung và phương thức của hành vi thích ứng cũng như các phẩm chất tâm lý cần có để làm chủ được các hành vi này. Sự luyện tập hành vi mới trong hoạt động là đặc biệt quan trọng vì hành vi thích ứng có tính khái qt, là kết quả của quá trình luyện tập cá nhân trong những tình huống giống hoặc khác nhau có cùng bản chất. Hoạt động khơng chỉ là phương thức mà cịn là động lực của sự thích ứng tâm lý. Các hoạt động mới đặt ra cho con người yêu cầu phải có những hành vi cấu tạo tâm lý mới mà nhờ chúng, cá nhân có thể thực hiện thành công hoạt động.

Cá nhân càng tích cực hoạt động thì q trình thích ứng sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Chẳng hạn những học sinh tích cực tham gia các các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, giao thiệp rộng rãi với mọi người thì khả năng thích ứng xã hội sẽ tốt hơn những em ít tham gia các hoạt động tập thể, ít giao tiếp với người khác.

Có thể khẳng định, hoạt động và giao tiếp là động lực, là điều kiện phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS.

1.4.2. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS là môi trường sống. Môi trường sống ở đây là mơi trường gia đình, trong nhà trường và ngồi xã hội.

Trong gia đình, những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội của các em chính là, bầu khơng khí gia đình, phong cách sống, cách ứng xử giữa các thành viên… Những gia đình hạnh phúc, cha mẹ biết khuyến khích, động viên con cái, mọi người trong gia đình đồn kết, thương u nhau, biết chia sẻ với nhau thì khả năng thích ứng xã hội của con cái sẽ tốt hơn, các em dễ hình thành các kỹ năng thích ứng xã hội hơn so với những em có gia đình khơng hòa thuận, hạnh phúc.

Ở nhà trường các yếu tố như: quan hệ giữa giáo viên và học sinh,giữa học sinh với học sinh, môi trường học đường, khơng khí lớp học, các hoạt động ngoại khóa… cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến kỹ năng thích ứng xã hội của các em. Nếu nhà trường chú ý đến việc tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động chung cho học sinh thì kỹ năng thích ứng xã hội của các em cũng được nâng cao hơn.

Môi trường xã hội, việc học sinh tham gia các hoạt động mạng tính chất cộng đồng, tham gia vào mối quan hệ với nhiều kiểu người khác nhau… sẽ ảnh hưởng đến q trình hình thành kỹ năng thích ứng xã hội của các em.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các nguồn tài liệu tham khảo, người nghiên cứu nhận thấy:

Vấn đề nghiên cứu kỹ năng thích ứng xã hội là vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều, đặc biệt trong các nhà trường phổ thông, nếu học sinh được trang bị và rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội ngay từ đầu sẽ góp phần giúp các em đáp ứng được những yêu cầu và thách thức trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Đồng thời chúng tơi cũng rút ra quan điểm riêng của mình về kỹ năng thích ứng xã hội như sau: Kỹ năng thích ứng xã hội là một dạng của kỹ năng xã hội, giúp con người thích ứng với mơi trường, với cuộc sống tốt hơn.

Để nghiên cứu kỹ năng thích ứng xã hội cho các lứa tuổi mà cụ thể là đề tài đang tìm hiểu kỹ năng thích ứng xã hội của lứa tuổi học sinh THCS thì cần phải dựa vào nhiều căn cứ và cơ sở khác nhau: Sự phát triển của thể chất, sức khỏe và tâm lý lứa tuổi…từ đó mới có những biện pháp tác động cho phù hợp.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS TỈNH SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)